Vì sao Huệ Vương vẫn vững tin và Tô Đại vẫn chưa chắc đã thắng?

Lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông đã để lại một câu nói bất hủ về chính quyền Cộng sản: “Chính quyền đẻ ra từ nòng súng”.

Trong cuộc đại chiến cung đình trên chính trường Việt Nam hiện nay, ưu thế của kẻ có súng đã đưa Bộ trưởng Bộ Công an lên làm chủ cuộc chơi, và chiếm nhiều ưu thế.

Theo giới quan sát, các phe nhóm trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, đặc biệt là Bộ trưởng Công an Tô Lâm, đang đẩy các đối thủ vào thế “triệt buộc” không lối thoát, phải thúc thủ đầu hàng và giã từ cuộc chơi.

Với lối đánh bí mật, bất ngờ, thần tốc, Bộ Công an và Bộ trưởng Tô Lâm đã khiến cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng – một ngôi sao chính trị đang lên, người có mối quan hệ mật thiết với ông Tổng, phải lập tức “bó tay giương cờ trắng”, kết thúc sự nghiệp chính trị ở tuổi 54.

Thừa thắng xốc tới, Bộ trưởng Tô Lâm chuyển mũi tấn công vào các sân sau và nhân sự thân tín của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ông Tô hy vọng sẽ nhanh chóng buộc Huệ Vương phải làm đơn xin từ chức, “về trách nhiệm chính trị”, tương tự như các tiền lệ trước đây. Đến lúc đó, Tô Đại tướng sẽ một mình một ngựa, ung dung tiến tới, ngồi vào ghế Tổng Bí thư của Đảng, bất kể có hay không có sự tồn tại của Tổng Trọng.

Đó là lý do, sau khi Tô Lâm cho bắt Nguyễn Duy Hưng và Phạm Thái Hà, đã lập tức xuất hiện tin đồn cho rằng, Huệ Vương đã thúc thủ, buông gươm xin thôi chức, để tránh bị truy tố trách nhiệm hình sự.

Không lâu sau, lại rộ lên các tin tức, khẳng định rằng, những thông tin gây bất lợi cho ông Huệ, là do phe Bộ Công an tự tung ra. Tô Lâm đã đánh giá không đúng, cũng như không biết hết về tiềm năng của phe Nghệ Tĩnh và ông trùm Vương Đình Huệ.

Tại sao lại nói như vậy?

Thứ nhất, có thông tin cho biết, trong phiên họp của Bộ Chính trị chiều ngày 19/4, ông Vương Đình Huệ dứt khoát không nhân tội, mà còn thẳng thừng bác bỏ các cáo buộc của Bộ Công an. Ông còn yêu cầu Bộ Chính trị và Tổng Bí thư “làm rõ, có hay không một thế lực đang lộng quyền, tiếm quyền trong Đảng, âm mưu hạ bệ tôi, thao túng chính trường”.

Theo giới phân tích, một tài liệu rò rỉ của Ủy ban Kiểm tra Trung ương loan truyền trên mạng xã hội, liên quan đến việc kiểm tra và làm rõ các báo cáo của Bộ Công an về những sai phạm của ông Huệ. Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu lập đoàn kiểm tra trong vòng 60 ngày, để kết luận, sau đó sẽ báo cáo cụ thể cho Bộ Chính trị. Điều này cho thấy, chưa tới mức Huệ Vương phải chủ động nhận tội, điều này hãy còn quá sớm.

Nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà – Cô Gái Đồ Long – người được cho là chiếc loa của “công chúa” Nguyễn Thanh Phượng, con gái ông Ba Dũng, cũng thừa nhận trong một comment trả lời nhà báo Hoàng Linh, cho biết, chưa có chuyện làm đơn từ chức. Đó là lý do tại sao, theo giới phân tích, các thông tin vừa kể cho thấy, Huệ Vương thật sự chưa thúc thủ.

Chiều 22/4, sau khi Bộ Công an chính thức công bố tin bắt Trợ lý của Chủ tịch Quốc hội, Trung tướng Tô Ân Xô đã nêu đích danh có chủ ý: “Bắt ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội”. Nhưng Huệ Vương vẫn bản lĩnh vững vàng, vẫn điều hành phiên họp của Thường vụ Quốc hội.

Theo nguyên tắc “tập trung dân chủ” và Điều lệ Đảng quy định, nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương phải tuân theo biểu quyết của đa số. Trong khi, chỉ riêng phe Nghệ An đã nắm giữ tới 4 ghế uỷ viên Bộ Chính trị và 14 ghế uỷ viên Trung ương Đảng. Hơn nữa, ông Huệ còn có lá phiếu của Tổng Trọng cùng với nhóm Hà Tĩnh và các phe cánh khác đang ủng hộ Tổng Bí thư. Như vậy, ưu thế của ông Huệ vẫn rất lớn.

Trong trường hợp ông Vương Đình Huệ thực sự bị đưa ra Ban Chấp hành Trung ương để xem xét kỷ luật, thì khả năng Huệ Vương thoát tội vẫn rất cao. Hội nghị Trung ương 6, Khóa 11 là một ví dụ, khi đó, Tổng Trọng đưa Ba Dũng ra Ban Chấp hành Trung ương để kỷ luật, nhưng bất thành, vì số phiếu ủng hộ Ba Dũng trong Đảng là rất cao.

Chưa kể đến, mối quan hệ bền chặt giữa ông Tập Cận Bình và Tổng Trọng, cũng như phe Nghệ An. Trong khi đó, lực lượng của Tô Đại tướng trong Bộ Chính trị khá thấp, và cái tiếng là đệ tử của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng là một điều rất bất lợi cho Tô Lâm.

Đó là lý do, tại sao có nhiều ý kiến cho rằng, Bộ trưởng Tô Lâm chưa chắc đã giành chiến thắng trong việc hạ bệ Vương Đình Huệ!./.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023