Việt Nam cần hành động ngay trước mối đe dọa từ chiến lược “Dung hợp quân – dân” của Trung Quốc

Link Video: https://youtu.be/9Ip4ofRoIYM

Theo wikipedia, thuật ngữ “Dung hợp quân – dân” (MCF) đã xuất hiện vào những năm cuối thập niên 1990, cùng thời điểm kỷ niệm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, dùng để mô tả sự phối hợp giữa các lĩnh vực dân sự và quân sự. Đây là một chiến lược và chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc với mục tiêu là phát triển Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) thành một quân đội đẳng cấp thế giới.

Vào tháng 1/2017, Tập Cận Bình đã thành lập Ủy ban Phát triển Trung ương Hợp nhất Quân sự – Dân sự (CMCFDC), chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện chiến lược này tại Trung Quốc. Năm 2021, Trung Quốc triển khai Kế hoạch 5 năm nhằm thiết lập hướng dẫn tổng thể cho các chính sách và mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2025, trong đó bao gồm chiến lược “Dung hợp quân – dân”.

Thật chất, chiến lược hợp nhất quân sự – dân sự không phải là khái niệm mới và nó đã được một số quốc gia như Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản triển khai từ sớm. Ý thức được tầm quan trọng việc tăng cường sự liên thông, hợp tác giữa hai khối quân – dân sự trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, sản xuất các công nghệ tiên tiến, các nước nêu trên đã đầu tư đúng đắn cho phát triển công nghệ ứng dụng cho cả quân sự và dân sự và đều phát triển hùng mạnh.

Liên Xô trước đây và hiện tại là Liên bang Nga cũng đã triển khai chiến lược này nhưng thất bại, và ngày càng trở nên tụt hậu so với phương Tây. Vì thế mà Trung Quốc chắc chắn đã nghiên cứu rất kỹ bài học này, và không hề muốn đi vào vết xe đổ đó.

Hình: Bài phân tích: “Mỹ tấn công chiến lược “Dung hợp quân – dân” của Trung Quốc trên tuoitre.vn

Trong bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương ở Đại học New South Wales về chiến lược “quân dân dung hợp” và mục tiêu phát triển công nghệ cao của Trung Quốc vào hôm 14/2, đài Á Châu Tự do đã trích câu trả lời của ông Phương: “Mô hình “quân dân dung hợp” (MCF) giúp đẩy nhanh hơn quá trình hiện đại hóa công nghệ quốc phòng, đặc biệt là các loại công nghệ mới, ở Trung Quốc. Nó làm căng thẳng thêm những xung đột hiện có giữa Trung Quốc và các quốc gia khác. Bởi lẽ, nó tạo ra các mặt trận an ninh và quốc phòng mới, phần nào đó thúc đẩy chạy đua vũ trang, đặc biệt trong công nghệ quân sự.”

Ông Phương cho rằng, Việt Nam cần phải nhìn nhận thật nghiêm túc và có những chính sách phù hợp trước nguy cơ này: “Với tiềm lực mạnh về cả tài nguyên, và chính sách, mô hình “quân dân dung hợp” của Trung Quốc khiến cho cán cân quân sự và sức mạnh giữa Trung Quốc và các nước nhỏ ở Đông Nam Á ngày càng tăng. Điều này dẫn tới sức mạnh cưỡng ép của Trung Quốc lớn hơn, và nguy cơ xung đột là lớn hơn trước đây. Do bởi Trung Quốc sẽ có sức mạnh lớn hơn, dẫn đến họ tự tin hơn, và quá tự tin vào sức mạnh bạo lực sẽ tạo ra rủi ro đối đầu nếu tính toán chính sách sai lầm.”

Ông Phương trả lời cho câu hỏi do RFA đặt ra rằng: “Trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, những rủi ro Việt Nam phải đối mặt là gì”, ông Phương nhận định: “Thực tế mà nói, chênh lệch về quân sự quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng, không chỉ là về lượng mà còn về chất. Điều này rõ ràng vì Việt Nam là nước nhỏ hơn Trung Quốc nhiều, mà lại không có nhiều nguồn lực và nhiều thứ phải xuất phát từ đầu về công nghệ.”

Đối với chiến lược quân dân dụng hợp của Trung Quốc và sự phát triển của kỹ thuật quân sự dựa trên công nghệ cao, hiện tại có ba lĩnh vực mà Việt Nam nên quan tâm chú ý: an ninh mạng, các hệ thống không người lái, và chiến tranh trên không gian. Hai lĩnh vực đầu thì Việt Nam có một số bước tiến, còn lĩnh vực cuối cùng thì cần hợp tác quốc tế.” – nhà nghiên cứu này cho biết thêm.

Việc Trung Quốc triển khai chiến lược “Dung hợp quân – dân” cũng có một phần học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ những quốc gia đã thành công và sự thất bại của Nga. Vì vậy, đối mặt với những mối nguy hiểm tiềm tàng từ chính sách ngoại giao chiến lang, Việt Nam cần phải nhanh chóng nghiên cứu và áp dụng bằng việc cho phép tư nhân tham gia sâu hơn và toàn diện hơn vào các lĩnh vực quốc phòng nhằm tận dụng tối đa nguồn lực thị trường.

Hình: Bài báo trên Đài Á Châu Tự do

Minh Vũ – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nghị phóng lao, Chính theo lao. Cả hai “ngỏm cả chùm”?

>>> Em họ cựu Chủ tịch nước dính đến nhiều nhóm lợi ích

>>> Sự vô trách nhiệm dẫn đến những hệ lụy xấu cho cả nền kinh tế

Điều gì sẽ xảy ra khi hệ thống quyền lực mà ông Trọng dựng nên không còn ông Trọng?


Kasse animation 7.8.2023