Đảng phải đi một đường ngoằn nghèo về ngoại giao trong cục diện phân cực mới của thế giới

Link Video: https://youtu.be/wyjIMitu_6w

Mới đây, trang IISS của Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế – một think tank có trụ sở tại Lodon, nước Anh – có bài viết bàn về những biến động trong dàn lãnh đạo Việt Nam. Bài viết nhận định rằng, Việt Nam đặt sự tồn vong của chế độ Cộng sản cao hơn vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Bài viết có tựa đề tạm dịch là “Chuyển biến dàn lãnh đạo Việt Nam có tác động gì tới chính sách ngoại giao”.

Ngày 6/4, tác giả Bùi Thư có bài trên BBC Tiếng Việt bình luận về quan điểm của bài viết trên. Theo tác giả, có 2 nhận định nổi bật trong bài viết gây ra tranh luận. Thứ nhất, các tác giả cho rằng, từ góc nhìn của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, “sự liên kết tư tưởng chính trị của Trung Quốc với Đảng và khả năng của Bắc Kinh trong việc hỗ trợ Đảng tiếp tục cai trị” mang tính quan trọng hơn việc duy trì chủ quyền của Việt Nam đối với các “đá, rạn san hô và tài nguyên ở Biển Đông.”

Thứ hai, Việt Nam không “nghiêm túc về việc tăng cường hợp tác chiến lược với phương Tây” và do đó Việt Nam khó lòng gia nhập “bất kỳ liên minh nào do Hoa Kỳ dẫn dắt có định hướng chống Trung Quốc một cách hiệu quả“.

Tác giả Bùi Thư dẫn quan điểm của Giáo sư Carl Thayer, một nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam từ Úc, cho rằng, yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là đại diện cho thách thức quan trọng nhất đối với trách nhiệm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam của Đảng Cộng sản.

Trong quan hệ đối với phương Tây, Giáo sư Thayer chỉ ra rằng, khi các chính quyền liên tiếp của Mỹ xem Việt Nam là một đối tác an ninh đầy triển vọng, họ hoàn toàn hiểu rằng, với chính sách “Bốn không” của Việt Nam, thì Việt Nam sẽ không tham gia các cuộc tập trận quân sự, nhằm mục đích chiến đấu hoặc bị lôi kéo vào liên minh chống Trung Quốc do Mỹ dẫn dắt.

Quan điểm của IISS cho rằng, ở Việt Nam hai nhóm tồn tại, một bên ưu tiên trung thành với hệ thống Marx Lenin và bên còn lại là ưu tiên một chính phủ hiệu quả. Nhóm đầu, do vị Tổng Bí thư Trọng dẫn dắt, cam kết nguyên tắc duy nhất chỉ có Đảng Cộng sản cai trị. Từ đó, các tác giả bài viết cho rằng, ba quan chức bị miễn chức vụ vào tháng Một – ông Phúc, ông Đam và ông Minh – vì họ nổi tiếng đối với công chúng Việt Nam và đối tác quốc tế của Việt Nam. Họ tập trung vào hiệu quả hơn là lòng trung thành với Đảng, đó có thể “là một yếu tố góp phần vào việc họ bị miễn chức vụ“.

Tuy nhiên, Giáo sư Carl Thayer có nhận định khác, ông cho rằng, chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Trọng có hai khía cạnh – hình sự, đạo đức và trách nhiệm giải trình. Từ đó, ông Thayer lý giải, cả ba quan chức cấp cao bị ép từ chức vì không giám sát tốt cấp dưới trong các vụ bê bối liên quan đến Covid-19.

Quan trọng hơn, cả ba nhân vật trên đều không phải là sứ giả hay kiến trúc sư duy nhất trong chính sách đối ngoại. Họ không có thẩm quyền để ra quyết định một mình mà không được sự chấp thuận trước đó của Bộ Chính trị. Các ông “Minh và Đam chỉ làm việc của mình“, ông Thayer phân tích.

Hình: Bài trên trang IISS

Giáo sư người Úc đặt ra câu hỏi rằng, nếu theo logic của bài viết trên IISS, vì sao Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, người đã được đào tạo tại Đại học Columbia ở Hoa Kỳ, vẫn còn tại vị.

Ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và hiện là Tổng Giám đốc của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN, cũng đồng quan điểm với Giáo sư Thayer, cho rằng, các hình phạt là nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình tốt hơn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và hệ thống chính trị của nó“, tác giả Bùi Thư trích bài viết của ông Osius trên trang The Hill.

Đối với quan điểm của IISS cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam cần sự hỗ trợ từ Bắc Kinh để duy trì quyền lực và xem nhẹ vấn đề chủ quyền biển đảo, lãnh thổ, ông Thayer phân tích, bài viết của IISS không dẫn chi tiết hoặc lời giải thích nào về loại hỗ trợ gì từ Đảng Cộng sản Trung Quốc là cần thiết cho sự thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn nữa, “tất nhiên, Việt Nam phải lèo lái quan hệ với Trung Quốc sao cho ôn hòa. Việt Nam có chiến lược “vừa hợp tác vừa đấu tranh” với các cường quốc, đáp trả hành động cụ thể của từng nước cụ thể, trong đó có Trung Quốc“, ông Carl Thayer nói với BBC.

Bài viết trên IISS dẫn việc Hà Nội có vẻ không mặn mà với việc hợp tác an ninh với Mỹ để cho rằng, Đảng xem những tranh chấp chủ quyền biển đảo có vẻ “ít hệ trọng hơn” việc liên kết với Trung Quốc về mặt chính trị và ý thức hệ. Giáo sư Thayer phản bác, “Sự tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam phụ thuộc vào nhận thức của người dân về chế độ, như một người bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Tâm lý bài Trung đã âm ỉ và đã bùng phát nhiều lần trong những năm gần đây, để đáp trả các hành động của Trung Quốc mà công chúng coi là đe dọa chủ quyền và an ninh quốc gia”.

Giáo sư Thayer dẫn chứng việc người dân biểu tình phản đối Luật Đặc Khu đã khiến dự thảo này bị hoãn lại. Vì vậy “tâm lý bài Trung về bản chất là một trong những yếu tố cản trở mạnh mẽ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam liên kết với Trung Quốc“.

Trên thực tế, theo ông Thayer, để duy trì tính tự chủ chiến lược của mình, Việt Nam phải áp dụng một chính sách ít đụng chạm nhất đối với các bên, và Việt Nam phải đi “một đường ngoằn ngoèo” để cố gắng có một lập trường làm hài lòng Nga, Trung Quốc và liên minh phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Chuyến thăm trao đổi dự kiến trong năm nay giữa Tổng thống Biden và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là minh chứng cho chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam,” Giáo sư nêu quan sát với BBC.

Hình: Bài trên BBC

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Công lý đã thua và không thể phục hồi lại được

>>> Việt Nam bị chỉ trích vì không tôn trọng cam kết trong EVFTA

>>> Cất tiếng hát chống giặc Mỹ, Vy Oanh “gào thét” xin “Giặc” cứu đời khỏi nanh vuốt “Cách mạng”

>>> Đố ai đếm được lá rừng, đố ai đếm được cả rừng quan tham?

Cơ quan giám sát cho thuê hàng không đưa ra cảnh báo về Việt Nam sau tranh chấp máy bay


Kasse animation 7.8.2023