Ông Lê Văn Thành là nhân vật mới nhất đăng xuất để gặp bác Hồ, mà theo thông tin nội bộ cho biết ông bị mắc bệnh lạ tương tự như ông Trần Đại Quang. Có thể nói thời ông Nguyễn Phú Trọng lên ngôi là thời mà trong Đảng Cộng Sản đấu đá nhau mãnh liệt nhất. Nhiều cái chết của quan chức cấp Ủy viên Trung ương Đảng rồi Ủy viên Bộ Chính trị cứ lần lượt. Có tin cho biết, có thể sắp tới đây là ông Nguyễn Chí Vịnh, một người từng giữ chức Tổng Cục 2 Bộ Quốc Phòng.
Năm 2014, ông Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an chết bất thường sau khi Dương Tự Trọng khai ra đường dây hối lộ mà nếu bắt Phạm Quý Ngọ thì có thể lòi ra nhân vật cao hơn. Ông Phạm Quý Ngọ chết rất kịp lúc để đồng chí của ông được sống. Sau ông Phạm Quý Ngọ thì đến trường hợp của ông Nguyễn Bá Thanh. Sau ông Nguyễn Bá Thanh lại đến lượt ông Trần Đại Quang. Sau ông Trần Đại Quang là đến ông Lê Văn Thành và có thể tiếp theo sẽ là Nguyễn Chí Vịnh.
Không phải tất cả những người gặp cái chết bất ngờ kia đều là một tay ông Tổng bí thư ra tay. Những người phải nhắm mắt kia có cả phe ta và phe địch đối với ông Tổng. Vấn đề là từ khi ông Nguyễn Phú Trọng lên nắm chức Tổng bí thư ông quậy cho Đảng Cộng Sản nổi nên những trò thư hùng khốc liệt. Ngay bản thân ông Nguyễn Phú Trọng cũng một lần suýt chết khi ông vào ngay sào huyệt nhà ông Nguyễn Tấn Dũng tại Kiên Giang để soi mói.
Môi trường chính chính trị thiếu minh bạch là điều kiện tốt cho những hoạt động tranh quyền kiểu mafia nảy nở. Những gì dùng được luật pháp thì họ đẩy nhau ra tòa, còn những gì không dùng được luật pháp thì đồng chí ra tay tàn độc với nhau như sự tranh giành vai trò thủ lĩnh trong các băng nhóm tội phạm.
Hiện nay ông Nguyễn Phú Trọng đã là 79 tuổi, đến năm 2026 thì ông đã là 82 tuổi, tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy ông Trọng có thể rút lui vào 2026. Cho tới giờ phút này, sức chiến đấu của ông Trọng vẫn còn rất mạnh không có dấu hiệu gì suy giảm.
Trong quá khứ, ông Trọng đã 2 lần lật kèo. Cứ tưởng rằng, ông ngồi ghế Tổng Bí thư rồi sau đó nhường lại nhưng rồi ông chỉ lừa thuộc hạ, khi ông ngồi được vào chiếc ghế quyền lực, ông chẳng nhường ai cả. Năm 2016, thông tin từ bên trong cho biết, ông Trọng giành suất đặc biệt sẽ ngồi nửa nhiệm kỳ rồi nhường cho Đinh Thế Huynh, tuy nhiên, khi được ngồi vào nhiệm kỳ 2 ông Trọng đã làm cho Đinh Thế Huynh thất vọng và đó là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nhóm “tạo phản” mục đích là loại ông Trọng để dọn đường cho nhiều người tiến thân. Nếu loại ông Trọng, Đinh La Thăng sẽ tiến về Trung ương, Đinh Thế Huynh sẽ thay thế ông Trọng và Trần Đại Quang được an toàn. Tuy nhiên, âm mưu tạo phản thất bại và nhóm này phải tan tác, trong đó có người phải xanh cỏ.
Nếu ông Nguyễn Phú Trọng không chịu nhả ghế vào năm 2026 thì có thể đệ ruột của ông ta hiện nay là Vương Đình Huệ cũng sẽ mất kiên nhẫn. Hiện nay ông Huệ được xem là người được “chọn mặt gửi vàng”, tuy nhiên không ai có thể chắc chắn ông Trọng sẽ chuyển giao quyền lực, bởi trong quá khứ Đinh Thế Huynh đã phải thất vọng và đành phải làm liều và đã thất bại.
Có người cho rằng, ngay khi ông Trọng rơi vào tình trạng thập tử nhất sinh khi mà ông ngã bệnh bất ngờ tại Kiên Giang mà ông vẫn không chịu nhả ghế thì lúc này bảo ông nhả ra là rất khó. Ông Trọng là con người thâm trầm rất khó đoán định. Có lẽ nhóm có tham vọng ngồi vào ghế Tổng bí thư cũng cần chủ động hơn là chờ thời, chờ cho ông Trọng tự nguyện xuống thì đôi khi mất cơ hội vĩnh viễn.
Hiện nay có 2 ứng viên mạnh nhất thay ông Trọng, đó là ông Thủ tướng và ông Chủ tịch Quốc Hội. Ông Thủ Tướng chủ động hơn, ông ta đang chiến đấu để có chiếc ghế cao hơn, trong khi đó ông Chủ tịch Quốc hội thì chờ thời. Nếu không nhanh tay mà cứ chờ thời thì e, có khi lại ngã bệnh đi trước ông Tổng mất.
Thu Phương – (Tổng hợp)