Vụ Đồng Tâm: 3 Công an cháy thui do phóng điện, pháo sáng hay tưới xăng?

8 giờ 45 sáng ngày 14-1-2020, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an đã thông tin với báo chí về diễn tiến sự việc tại Đồng Tâm vào đêm 8, rạng sáng 9-1, dẫn đến cái chết ghê rợn của 3 cán bộ chiến sỹ công an

Thứ Trưởng Lê Tam Quang đã nói tại buổi họp báo:


Va chạm ban đầu xảy ra chốt số 16, đóng ở cổng làng thôn Hoành. Khi lực lượng vào khu vực cách cổng làng 50 m thì các đối tượng đã sử dụng lựu đạn tấn công.
Tổ công tác đã dùng loa kêu gọi các đối tượng bỏ vũ khí, không được tấn công lực lượng làm nhiệm vụ nhưng các đối tượng vẫn ngoan cố, ném 3 quả lực đạn vào tổ công tác và rút về nhà Lê Đình Kình, Lê Đình Chức, Lê Đình Hợi.
Tổ công tác đã truy đuổi, triển khai bắt giữ, các đối tượng tiếp tục sử dụng bom xăng, gạch đá, tuýp sắt dài 2m có gắn lưỡi dao đâm vào tổ công tác khiến 3 cán bộ Công an bị thương, rơi xuống hố giữa nhà Lê Đình Hợi và Lê Đình Chức. Các đối tượng đã ném bom xăng, đổ xăng xuống hố, phóng hỏa, khiến 3 cán bộ, chiến sĩ Công an hy sinh.

Tướng Lương Tam Quang khẳng định : “Khi thấy lực lượng ngã xuống hố thì các đối tượng đổ xăng phóng hỏa” – “không có chuyện đào hố chông, rải mảnh sành như tin đồn”.

Vị trí cái giếng trời nằm giáp ranh nhà Lê Đình Hợi và Lê Đình Chức – Từ trái qua: nhà Lê Đình Hợi, Lê Đình Chức, cách 1 nhà nữa mới đến nhà ông Lê Đình Kình.

Nhà hoạt động trẻ Trịnh Bá Tư ghi trên Facebook rằng:
Hôm 9/1 Cảnh sát cơ động đã phá cửa tầng 1 nhà ông Hợi, rồi trèo lên tầng 2, tiếp đó họ phá cửa sổ nhà ông Hợi để nhảy sang sân thượng nhà ông Chức.
Hiện có nhiều nghi vấn được đặt ra. Rất có thể khi lực lượng Cảnh sát cơ động phá cửa sổ nhà ông Lê Đình Hợi ra để nhảy sang nhà chú Chức thì bị ngã xuống “hố kỹ thuật” – tức là cái giếng trời.
Vì lúc đó hơi cay và khói mịt mù với lại do trời tối nên họ không nhìn thấy rõ cái hố, có thể họ cũng nghĩ đó là mặt phẳng.
Anh Lê Đình Uy vừa ló mặt ra khỏi cửa nhà chú Chức đã bị bắn vào tay. Không ai có thể có mặt ở sân thượng, để có thể đứng cạnh cái hố ‘kỹ thuật’. Không ai dưới làn mưa đạn có thể cầm xăng đổ được xuống hố. Bởi nếu có mặt cũng sẽ bị bắn hạ ngay. Bởi lẽ sân thượng nhà anh Lê Đình Chức quá lộ thiên nên ở ngay tầm súng của Cảnh sát cơ động.

Hiện chiếc ô cửa sổ nhà ông Lê Đình Hợi đã được xây kín lại bằng gạch đỏ, bên trong ô cửa sổ này và bức tường nhà ông Lê Đình Chức có rất nhiều vết đạn do Cảnh sát cơ động bắn từ hướng phía trước

Ý kiến của nhà hoạt động trẻ Trịnh Bá Phương về cái hố tử thần khiến 3 Cảnh sát cơ động chết cháy:
Nhìn kỹ cái hố này, tôi thấy không có dấu hiệu của việc có ngọn lửa đủ thiêu chết 3 người cùng lúc, lượng oxy dưới hố cũng không đủ để thiêu chết liền lúc 3 người, 4 mặt vách của hố không có vết ám khói, tường vách cũng không hề có dấu hiệu bị bong tróc do lửa. Tuy nhiên cần phải dựng lại hiện trường có sự giám sát của quốc tế thì sự thật sẽ được phơi bày. Khi dựng hiện trường thì cũng phải có mặt cả y tế, cứu hoả và cả nghìn người phía sau sẵn sàng hỗ trợ ứng cứu.
Nếu bộ công an không dám dựng lại hiện trường và mời các giám sát viên quốc tế trực tiếp giám sát thì chỉ còn cách tiếp tục nghĩ ra kịch bản khác về cái chết của 3 viên cảnh sát.

Cửa sổ nhà ông Lê Đình Hợi sát cạnh cái giếng trời nơi Bộ Công an nói là 3 chiến sỹ rơi xuống và bị phóng hỏa đốt cháy bằng xăng.

Bộ Công an nói các Chiến sỹ bị thiêu bằng xăng, nhưng hình chụp và quay ngay sau đó cho thấy cái hố không bị đen vết khói xăng, vì khi nhìn cái xác cháy đen, dĩ nhiên xăng phải cháy rất lâu và chắc chắn tường phải bị ám khói.

Facebook Phạm Ngọc Hưng có một giả thiết khá logic:
Tin rò rỉ từ “người trong cuộc” về cái chết của 3 sĩ quan cảnh sát trong cuộc tập kích Đồng Tâm, theo đó, hoàn toàn không có chuyện “tẩm xăng đốt”.
Cách mô tả của tin là đại uý Quân dùng cáp chuyên dụng leo lên nóc nhà hàng xóm cụ Lê Đình Kình để trinh sát, thì do phóng điện qua sương mù từ đường dây 35KV, ngã xuống giếng trời giữa 2 nhà.
Sau khi tai nạn xảy ra, thượng uý PCCC Huy được gọi tới, cùng với thượng tá Thịnh móc cáp leo xuống, do không biết đại uý Quân bị nhiễm điện qua cáp nên cứ xốc lên thì bị điện giật, gây nổ cháy tử vong cả ba.
Tin trên vẫn đang được tìm thêm căn cứ phối kiểm, tuy nhiên có 2 điểm đã xác nhận: đêm đó dân làng quay được cảnh chập điện và dây cháy sáng rực, còn điện 35KV khi chập sẽ phóng hồ quang ở nhiệt độ rất cao, có thể đốt thi thể cháy đen y như sét đánh.
Nếu có đủ căn cứ xác nhận, thì có nghĩa rằng dân làng Đồng Tâm không liên quan gì đến cái chết của ba sĩ quan, và không có căn cứ khép họ vào tội giết người hay khủng bố.

Một giả thiết khác là 3 Cảnh sát cơ động này bị cháy bởi Pháo sáng tự bốc cháy với nhiệt độ từ 1.200 đến 3.000 độ C – là nguyên nhân xém đen xác Cảnh sát cơ động.
Trong số 3 nạn nhân tử vong, 2 nạn nhân là cảnh sát cơ động và 1 nạn nhân là cảnh sát phòng cháy chữa cháy
Cảnh sát cơ động mang theo người những trang bị như: Lựu đạn khói và pháo sáng (báo hiệu hoặc cứu hộ)
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thì chắc chắn phải mang theo người trái sáng cứu hộ.
Như đã mô tả trên, vì trời tối mà không được trang bị thiết bị nhìn đêm và không rành địa hình cho nên có ít nhất một cảnh sát đã bị rơi xuống khe khiến cho:
§ lựu đạn khói phát nổ,
§ hoặc pháo sáng bị kích hoạt.
Nhiệt độ của 2 thứ này còn nóng hơn bom xăng gấp nhiều lần, lên tớii cả nghìn độ C, nhưng khác vơi xăng cháy, nó không bốc khói đen kịt.
Sức nóng hàng nghìn độ đã thiêu cháy đen mọi thứ, và cái hố sâu đã trở thành một lò đốt khiến nhiệt độ giữ nóng làm cả 3 xác cháy đen.

Vị trí cái hố với cửa sổ đã xây bít lại, nhìn từ sân thượng nhà Lê Đình Chức

Trong nhà cụ Lê Đình Kình, Cụ bà Dư Thị Thành đã gom lại các vật chứng của vụ tấn công bao gồm: các vỏ đạn, đầu đạn bằng đồng và bằng chì; các vỏ quả nổ gồm ba màu vàng, đỏ và trắng. Cảnh sát cơ động dùng các loại súng quân dụng bắn và bắn đạn hơi cay, đạn cao su…
Đọc kỹ các chữ ghi trên quả nổ màu vàng ghi chữ “QUẢ NỔ NGHIỆP VỤ” với nơi sản xuất là Bộ Công An, nhà máy E112, năm sản xuất 2017, năm hết hạn 2020.
Nhà máy E112 – nơi sản xuất quả nổ còn vỏ ở nhà cụ Kình – thuộc Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an nằm trong Khu Công Nghiệp An Ninh – tại xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Các ô cửa tại hiện trường đã bị bắn thủng, đếm trên hình chụp thấy khoảng 5 – 6 lỗ thủng.

Công an cũng để lại tại hiện trường gây án một vũng máu trong buồng ngủ nhà cụ Kình, mới hôm qua gia đình phát hiện thêm một cái bao tải đựng quần áo đã dùng để lau máu bây giờ mới bốc mùi hôi thối nồng nặc

Trịnh Bá Tư ghi lại lời Cụ Bà Dư Thị Thành kể lại:
Cụ bà Dư Thị Thành và cụ Kình bị ngạt, trong phòng ngủ tầng 1,
Cụ Thành phải cố gắng lần từng bước tìm cốc nước thấm ướt chiếc khẩu trang để đưa cho cụ Kình mới có thể thở được.
Sau đó phòng bị bắn, phá cửa, cụ bà bị Cảnh sát cơ động bẻ tay lôi ra ngoài, còn lại cụ Kình đang gần kiệt sức vì căn phòng đã ngập khói súng, khói đạn hơi cay,
Sau đó cụ Kình bị tra tấn, rồi bị sát hại dã man tại phòng ngủ.
Thêm một phát hiện nữa về máu cụ Kình:
Vết máu còn sót lại một ít trên nền nhà qua ảnh mọi người đã thấy, sau khi chôn cất cụ Kình thì gia đình phát hiện mùi tanh bốc lên, sau đó phát hiện ở góc nhà còn có 1 cái tải đựng quần áo của hai cụ, nhưng cả cái tải quần áo đó thấm đẫm máu đã đông cục, là do bộ phận Cảnh sát cơ động lau dọn đã lấy quần áo có sẵn trong phòng để lau bớt máu của cụ Kình rồi nhét vào tải đó.

Cuộc tấn công đàn áp đẫm máu người dân Đồng Tâm để giết bằng được vị lão thành cách mạng Lê Đình Kình 58 năm tuổi Đảng, 84 năm tuổi đời là bằng chứng rõ nhất về sự man rợ của Đảng Cộng sản Việt nam mà người đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đại tướng Tô Lâm phải hoàn toàn trách nhiệm về sự đau đớn và kinh hoàng mà người dân Đồng Tâm nói riêng và hàng triệu người người dân trong cả nước nói chung trước nạn độc tài, tham nhũng của Đảng cộng sản Việt nam gây ra.

Kể từ đây, cả 3 nhân vật đứng đầu Đảng, Nhà nước và Bộ Công an Việt nam đã được ghi vào trang sử đen tối nhất của Dân Tộc.

Trung Nam từ Đà nẵng – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023