Thời khắc thay đổi triều đại có khi đến từ những trận đại dịch

“… Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa – dây cương đều nạm vàng, nạm bạc, quần áo là lượt, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau…”.
Đó là nhận định về triều đình thời hậu Lê của nhà bác học Lê Quý Đôn trước khi nó sụp đổ hoàn toàn.

Nguyễn Trãi cũng từng viết trong bài thơ Quan Hải: “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Nghĩa là: Họa hay phúc đến không phải từ một ngày, mà có căn nguyên từ sâu xa.
Những triều đại khi đã mục ruỗng, thối nát từ trong lòng của nó hệt như một căn bệnh nan y mà không thuốc thang nào có thể chữa chạy được.

Thời khắc thay đổi đôi khi có thể đến từ những sự việc tưởng chừng như rất bình thường, đơn giản nhưng lại là mồi lửa.
Những cuộc cách mạng trên thế giới những năm gần đây đều như vậy.
Sự kiện làm nổ ra cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia vào tháng 12 năm 2010, là khi cậu sinh viên Mohamed Bouazizi bị cảnh sát tịch thu hàng hóa của mình, trong nỗi đau bần cùng, trước thì thất nghiệp giờ lại bị cướp trắng trợn trên phố nên đã tự thiêu.
Thảm kịch ấy xảy ra bởi Tunisia sau nhiều năm dài chịu sự cai trị độc tài của tổng thống Zine el-Abidine Ben Ali đã làm cho xã hội có quá nhiều vấn đề bất cập: thất nghiệp, giá cả thực phẩm leo thang, tham nhũng và tự do ngôn luận bị kìm kẹp.

Sau “mồi lửa” ấy là cuộc xuống đường ôn hòa trên khắp cả nước Tunisia, đủ để khiến ông Ben Ali phải bỏ chạy sau 23 năm cầm quyền và đem lại tổng tuyển cử tự do.

Cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền của Việt minh thành công ngày 19/8/1945, khi ấy đói kém khắp nơi, lòng dân căm hận, mất niềm tin vào chính quyền

Cuộc cách mạng tại Tunisia lại trở thành một “mồi lửa” tạo nên làn sóng dân chủ làm sụp đổ hàng loạt các chế độ độc tài khác như tại: Ai Cập, Libya, Yemen… từ đó đã tạo nên một Mùa Xuân Ả Rập.

Năm 2014, tại Ukraine cuộc cách mạng dân chủ Euromaidan nổ ra và đã lật đổ chế độ của ông Victor Yanukovych từ “mồi lửa” là sự kiện tổng thống nước này từ chối tiến trình hội nhập với EU để tham gia Liên minh Á-Âu do Nga đứng đầu.

Nhưng căn nguyên trước đó là tổng thống Yanukovych giữ tư tưởng thân Nga và lệ thuộc quá nhiều vào nước Nga, và có những chính sách đi ngược với lòng dân.
Cùng lúc, Ukraine có tệ nạn tham nhũng tràn lan, làm cho những căng thẳng, bất mãn trong lòng xã hội trở nên gay gắt.
Sau cuộc cách mạng ấy là một loạt các thay đổi trong hệ thống chính quyền Ukraine, cùng với việc khôi phục lại bản hiến pháp dân chủ trước đây và một cuộc bầu cử tự do.

Dưới sự thống trị toàn diện của Đảng Cộng sản, Việt Nam giờ đây đã trở thành một xã hội mà rất đông người chỉ biết chạy theo lợi ích vật chất, sẵn sàng giẫm đạp lên nhau và bất chấp nhân cách.

\Cách mạng Tunisia – Cách mạng Hoa Nhài lật đổ tổng thống Ben Ali năm 2011)

Những dự báo trong lòng xã hội Việt Nam: Bất công xã hội trở nên gay gắt, tham nhũng, lợi ích nhóm tràn lan từ trung ương cho đến địa phương như một quốc nạn mà ĐCS bất lực và không thể nào ngăn chặn được.
Trước viễn cảnh ấy, con số người di cư tìm môi trường sống tốt hơn cứ tăng lên.
Theo thống kê của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) thì mỗi năm Việt Nam có khoảng 100.000 người di cư ra nước ngoài, chưa kể đến số lượng những người di cư bất hợp pháp.
Năm 2019 vừa qua đã từng xảy ra một thảm kịch dẫn đến 39 người Việt chết ngạt trong xe container khi đang tìm đường nhập cư lậu vào nước Anh.
Không ít quan chức cũng đã âm thầm chuyển tiền bạc, tài sản và đưa gia đình ra nước ngoài định cư, bởi bản thân họ cũng không còn tin rằng quyền lực của đảng sẽ chống đỡ được lâu dài, và kiểu cai trị ấy không thể mãi duy trì bằng tuyên truyền và súng.

Để giữ quyền lực, nhà cầm quyền thực hiện chế độ “công an trị” nhằm bóp nghẹt tự do ngôn luận, bỏ tù những người bất đồng chính kiến.

Sự kiện 3000 cảnh sát cơ động nửa đêm xông vào thôn Hoành để giết cụ già Lê Đình Kình một cách trái luật, hòng dập tắt phản kháng của người dân trong vấn đề thu hồi đất đai là một minh chứng, làm nhiều người rất phẫn nộ.

Những nạn nhân người Việt trong số 39 người chết ngạt trong xe container đông lạnh tại Anh, hầu hết từ Nghệ an Hà tĩnh và đều rất trẻ

Lịch sử thế giới hàng nghìn năm từng xuất hiện nhiều trận đại dịch vô cùng đáng sợ, nó như khúc nhạc dạo đầu báo trước sự thay triều đổi đại hoặc cảnh báo sự bại hoại về đạo đức trong xã hội đương thời.
Dịch bệnh do virus Covid-19 vẫn đang diễn ra ngày càng phức tạp ở Trung Quốc và Việt Nam mà chưa có một chuyên gia nào có thể đánh giá được hết những hậu quả về con người và kinh tế nó sẽ để lại.
Bỏ mặc những cảnh báo ngay từ khi xảy ra dịch bệnh, nhà nước này vẫn mở cửa biên giới để những người từ tâm dịch Vũ Hán nhập cảnh ồ ạt vào Việt Nam. Đó là một sự tắc trách lớn.
Thiết nghĩ, nếu Việt Nam trở thành ổ dịch thứ hai sau Trung Quốc, thì khi đó nhà cầm quyền không những phải đối mặt với những sức ép và chỉ trích mạnh mẽ từ phía người dân, mà còn là một thách thức lớn lên cả hệ thống chính trị.

Và một khi Trung Quốc muốn vượt qua những khủng hoảng ấy bằng cách thực hiện cải cách toàn diện, để trở thành một xã hội dân chủ, kinh tế vận hành theo quy luật thị trường, thì liệu điều đó có phải là một “mồi lửa” để Việt Nam thay đổi?

Cũng qua cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, khi Việt Nam với vai trò là nước có nền kinh tế lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc thì khả năng khó tránh khỏi liên lụy nếu nền kinh tế Trung Quốc rơi vào suy thoái.

Chốt chặn ổ dịch Vĩnh Phúc, cách ly 10.000 dân xã Sơn Lôi, nhưng hiện tại có rất nhiều người dân đã trốn khỏi vùng cách ly để đi chơi và nguy cơ lây lan là rất lớn

Lịch sử mấy nghìn năm của Việt Nam đã từng chứng kiến sự hưng thịnh, suy tàn của biết bao triều đại.
Mà điều đó diễn ra nhanh hay chậm đều phụ thuộc rất nhiều vào bản chất nhân nghĩa, chuẩn mực pháp luật hay bạo tàn của mỗi triều đại ấy. Mà Việt Nam hiện nay với một thể chế độc đảng toàn trị thì chắc chắn không thể nào tránh được.
Tất nhiên thật khó có thể giả định trước được sự kiện nào hay thời khắc nào là “mồi lửa” châm ngòi để thay đổi xã hội.
Như ví dụ các nước khác, từng có một sinh viên tự thiêu, hoặc một chính sách nào đó đi ngược lại với lòng dân làm quần chúng trở nên phẫn nộ.
Rất rất nhiều sự kiện và đốm lửa khác nhau khó tiên liệu hết được, nhưng nhìn chung với một xã hội hủ bại như Việt Nam hiện nay thì bất kỳ một tình huống nào cũng dễ thành dấu mốc khép lại một triều đại, mở ra một trang sử mới, mà chính bản thân của rất nhiều người cộng sản còn lương tri vẫn đang ngày đêm trông đợi.
Nếu xảy ra thì đó là một quy luật tất yếu của lịch sử.

Đối với Tập Cận Bình, cuộc khủng hoảng virus corona lần này là thách thức lớn nhất trong sự nghiệp của ông ta.
Mới đây ông Tập Cận Bình đã bị một số thành viên chính trị và kinh doanh Trung Quốc chỉ trích về cách xử lý tình trạng suy thoái kinh tế, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ Hong Kong.
Hôm 3/2/2020 ông Tập đã công khai “cuộc chiến nhân dân” với virus corona từ Vũ Hán.
Nhưng giới quan sát cho rằng ông Tập đang không chỉ phải đương đầu với bệnh dịch mà còn phải đối phó với tình hình chính trị trong nước, họ nói rằng Tập Cận Bình đang đối diện với thách thức lớn nhất trong sự nghiệp.

Khi dịch Cúm trở thành đại dịch, thì các đối thủ lâu nay âm thầm phản đối việc thâu tóm mọi quyền hành của ông Tập, sẽ có hành động chống lại ông ta.
‘Việc kết thúc nhanh chóng cơn bệnh dịch này sẽ hạn chế sự sụp đổ chính trị. Nhưng sự lây lan liên tục của virus corona đang đe dọa kế hoạch cai trị vô thời hạn của ông Tập và có thể khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đối mặt với sự mất mát nghiêm trọng sự ủng hộ của công chúng.”
Xu Zhiyong, cựu giảng viên của Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh, đăng một xã bài luận trực tuyến với nội dung: “Y học sẽ không cứu Trung Quốc: Dân chủ sẽ cứu Trung Quốc“.

Quyền lực Tập Cận Bình đang lung lay đến tận gốc rễ. Và sự sụp đổ của đế chế Cộng sản Trung Hoa chắc chắn sẽ kéo theo sự nghiêng ngả của chế độ Cộng sản Việt nam, vì điểm tựa cuối cùng đã mất.

Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng

Bắc Kinh nay đã ý thức được dịch corona có nguy cơ làm xấu đi hình ảnh của đảng, và rất có thể các quan chức địa phương sẽ trở thành vật tế thần. Tuy nhiên chính sự độc tài của Tập Cận Bình đã đóng vai trò quan trọng trong thảm họa.
Sâu xa hơn, dù có nhiều thành công về kinh tế, Trung Quốc lại bất lực trong việc cải cách chuỗi cung ứng thực phẩm và hệ thống y tế – rõ ràng là thảm hại.
Vô số xì-căng-đan, từ sữa chứa melamine, vaccin rởm cho đến dịch cúm heo làm chết hết một phần tư lượng heo trên toàn cầu, và nguy cơ từ hàng ngàn chợ bán động vật hoang dã.
Đó là những kho trữ vô tận các loại virus nhảy từ con thú này sang con thú khác và rốt cuộc biến thể để gây bệnh cho con người.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn nhấn mạnh chế độ độc đảng là sống còn cho ổn định và phát triển.
Tuy nhiên cuộc khủng hoảng đã cho thấy rõ một đất nước nói rất nhiều về đoàn kết và những điều vĩ đại, nhưng lại dễ dàng bị chia rẽ và nay thì những niềm tin cuối cùng đang tắt lịm.
Đó mới thực sự là căn bệnh gây tử vong và sụp đổ mà chế độ Cộng Sản Trung Quốc chắc chắn không còn thuốc chữa.

Trung Nam từ Đà Nẵng – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023