Đảng viên “giật” lương khô – Thủ tướng đòi trăm tỷ

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=P3iv1wH2xrM

Việc cứu trợ miền Trung đã có dấu hiệu ăn bớt lương khô từ số 22 tấn mà Bộ Quốc phòng cấp cho dân. Sau khi thượng tướng Lê Văn Chiêm công khai thông tin này, dư luận bắt đầu nổi giận và khẳng định rằng đây chính là tham nhũng mặc dù giá trị nhỏ.

Dư luận vẫn xôn xao xung quanh số tiền 100 tỷ mà ca sỹ Thủy Tiên đã quyên góp được trong khi có những gợi ý rằng Thủy Tiên nên chuyển tiền cho MTTQVN đã bị cô từ chối.

Một số Luật sư khẳng định việc làm của Thủy Tiên hoàn toàn phù hợp với Pháp luật và không thể áp dụng nghị định 64/2008 đối với Thủy Tiên.

Tuy nhiên tối 21-10, Thủ tướng vẫn yêu cầu giám sát hoạt động từ thiện và áp dụng theo Nghị định 64/2008.

Thủ tướng yêu cầu Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương tổ chức, giám sát việc vận động quyên góp hỗ trợ, bảo đảm theo đúng quy định tại Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ, theo Báo Giao thông.

Dư luận cho rằng việc giám sát của MTTQVN đối với 100 tỷ từ thiện của Thủy Tiên theo yêu cầu của Thủ tướng sẽ có sự va chạm và gây khó khăn cho Thủy Tiên.

Nhiều ý kiến đồng tình rằng Thủy Tiên không nên giao nộp cho MTTQVN bởi vì uy tín và hành động cụ thể của tổ chức này chưa đủ thuyết phục người dân. Nhiều người đặt câu hỏi về số tiền hơn 800 tỷ đồng ủng hộ chống dịch Covid-19 mà MTTQVN nhận được chưa rõ được chi dùng ra sao, đến nay đã hơn 6 tháng.

Dư luận còn khẳng định rằng nếu số tiền hơn 100 tỷ mà Thủy Tiên giao nộp cho nhà nước sẽ là sự phản bội lại niềm tin của nhân dân dành cho cô.

FB Vũ Đức Tâm đưa ra ý kiến:

Bây giờ mà cô Thủy Tiên sợ hãi hay vì lý do gì đó mà đem nộp hết số tiền trăm tỉ đó cho ai đó thì kỳ quặc quá nhỉ?

Nhưng cô ấy nói rồi, cô ấy không làm thế đâu, “chết còn chẳng sợ thì sợ gì chứ”, cô Thủy Tiên bảo thế.

Cô Thủy Tiên viết thế này trên Fb: “Người ta sống trên đời chết đi không mang theo được gì cả, tiền bạc, danh vọng, địa vị, gia đình v.v… Chết đi chỉ mang theo được cái gì người ta tạo ra  bằng suy nghĩ hay hành động. Nên yêu thương được ai thì yêu thương, giúp được ai thì giúp”.

Làm được đúng như vậy thì thật thánh thiện.”

Trên Facebook của mình, Giáo sư Mạc Văn Trang nêu nhận định: “Thủy Tiên không thể đưa tiền quyên góp cho 1 tổ chức nào, vì sẽ phản bội niềm tin của người tin cậy và họ sẽ đòi tiền lại!”

Ảnh 1: ca sỹ Thủy Tiên trao tiền và quà giúp dân vùng lũ

Facebook CaoSon HD viết:

Việc của cô Thủy Tiên giúp dân vùng lũ lụt đã lộ ra một sự thật không thể chối cãi, làm đau đầu chính quyền, đó là: DÂN KHÔNG CÒN TIN & QUYÊN GÓP CHO CHÍNH QUYỀN.”

FB Hải Nguyên Hồng nêu ý kiến rằng: “Thôi vậy nè. Chính quyền muốn MTTQ làm thì tự đi kêu đảng viên, công nhân viên nhà nước góp. Còn người dân muốn giúp dân miền Trung thì gửi cho các cá nhân, tổ chức mà họ đặt niềm tin. Việc ai nấy làm, đừng có đi cướp công của người khác

FB Lê Thế Thắng lên tiếng:

Mỗi lần đất nước có biến cố hay đau thương, ta lại thấy bộ máy quản trị quốc gia thua dân xa quá. Từ lương tri tới trí tuệ

Mà đó mới chỉ là so với nhân dân, chứ chưa phải đặt lên bàn cân với nhân loại.”

Nhà báo Phạm Ngọc Hưng đưa ra bình luận về chỉ đạo của Thủ tướng rằng:

Nhiều người trong chúng ta đang hy vọng hoặc đang tưởng rằng Nghị định 64-2008 sẽ bị âm thầm bỏ quên như 11 mùa bão lũ đã qua, nhưng tối qua Ngài Thủ tướng đã ra lệnh dựng dậy cái thây ma ấy.

Rốt cuộc họ cũng thấy sự bất tín nhiệm đối với cả hệ thống đang bị phơi bày như thế nào và không thể chịu đựng sự cười nhạo của dân cả nước lâu hơn nữa.”

FB Thanh Hằng bình luận về MTTQVN:

Vừa đọc status của 1 bạn nói là lúc này cần vai trò của MTTQVN  trong việc quyên góp và hỗ trợ đồng bào miền Trung.

Nhưng, trước hết hãy đề nghị MTTQVN công bố số tiền nhân dân ủng hộ hồi dịch Covid được xài như thế nào đã, có được chuyển hết cho các đơn vị chống dịch như mong muốn của người ủng hộ không?

Đặc biệt, lúc này, dịch covid không chỉ đợt 1 mà đợt 2 cũng tạm lắng, nhưng có phải còn hơn 800 tỷ tiền ủng hộ chống dịch vẫn nằm yên ở MTTQVN, có đúng không?

Quyên tiền là 1 việc quan trọng, nhưng dùng tiền ý như thế nào mới vô cùng quan trọng!” FB Thanh Hằng nhận định.

Theo báo VNExpress, hôm 19/10, Chính phủ đã có quyết định cấp 5.000 tấn gạo và 500 tỷ cho 5 tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng nặng của đợt lũ lụt này, gồm: Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh.

Tại buổi làm việc ở  tỉnh Quảng Trị sáng ngày 22/10, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Lê Chiêm cho biết Bộ Quốc phòng đã cấp 22 tấn lương khô cho người dân các tỉnh miền Trung bị lũ lụt.

Ảnh 2: MTTQVN công bố tiếp nhận 22 tỷ đồng tiền ủng hộ bão lụt và trao Giấy chứng nhận cho 55 tổ chức cá nhân đóng góp (trung bình một tổ chức góp 400 triệu đồng hôm 20-10. Cùng lúc đó ca sỹ Thủy Tiên công bố nhận được 105 tỷ đồng trong tài khoản với hàng ngàn người ủng hộ với các khoản tiền ủng hộ chỉ từ vài trăm ngàn đồng

Ông Chiêm đề nghị lãnh đạo địa phương đưa lương khô vào ngay cho dân vùng lũ. “Vừa rồi chúng tôi phát hiện một số lãnh đạo địa phương (cấp cơ sở) chia lương khô cứu trợ cho cán bộ như làm quà, vì thứ này ngon. Như thế là hỏng hết. Lương khô này gửi cho dân. Người dân đang cần“, tướng Chiêm nói.

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình  yêu cầu việc hỗ trợ người dân phải đúng mục đích, đúng người và phải chuyển đến tận nơi cho đồng bào, không để thất thoát. “Không để sau này xảy ra chuyện rồi phải xử lý sẽ không vui“, ông nói và cho rằng, việc một số cán bộ địa phương lấy lương khô làm quà cho nhau là ý thức chưa cao.

Việc này không phải tham nhũng gì, nhưng đây là quà để phát cho dân. Tôi đề nghị không riêng gì Quảng Trị mà các địa phương khác phải lưu ý việc này”, Phó thủ tướng nói.”

Về việc cán bộ chia nhau lương khô của dân vùng lũ, nhà báo Mai Quốc Ấn đưa ra bài viết với tựa đề: “THƯA PHÓ THỦ TƯỚNG: ĐÓ ĐÍCH THỊ LÀ THAM NHŨNG!”, nội dung như sau:

Quân đội có một động thái đầy nghĩa tình quân-dân khi chuyển lương khô cho dân. Mà bản chất, lương khô ấy cũng từ thuế dân mà có.

Nên thưa ông Trương Hoà Bình, hành vi chia chác lương khô của cán bộ Quảng Trị đích thị là tham nhũng. Nếu quân đội không lên tiếng kịp thời thì quà của nhân dân vào nhà quan nhân tiếp tục.

Quà cho dân, lại là dân đang đói khổ cùng cực vì mưa lũ. Có người dân đã bật khóc khi nhận phần ăn sau 3 ngày nhịn đói. Và cũng có loại cán bộ nỡ lòng nào biết dân đói vẫn xén phần dân. Loại người ấy, đê tiện như chuột bọ đục bồ lúa, chén chĩnh gạo ngân sách.

Lần nữa, thưa Phó Thủ tướng, hành vi ấy chính là tham nhũng cần nghiêm trị. Nghiêm trị, chứ không phải “chúng ta sai thì chúng ta xin lỗi nhân dân” là xong.

P/s: Trên đầu ba thước có trời. Loại cán bộ xén phần dân vùng lũ rồi cũng chẳng có kết quả tốt đẹp gì đâu. Nhân dân luôn ghi nhớ rất lâu hai đối tượng: Ai vì dân và ai phản dân.” Nhà báo Mai Quốc Ấn nêu quan điểm.

Ảnh 3: Thượng tướng Lê Chiêm (bên phải) và Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình trong buổi họp báo

Bác sỹ Võ Xuân Sơn viết nhẹ nhàng nhưng thấm thía với tựa đề: ĐÓI CHO SẠCH, RÁCH CHO THƠM, như sau:

Trong những năm chiến tranh, mặc dù vô cùng đói khổ, nhưng dù là con gà, con vịt, trái cây không phải của mình… dứt khoát chúng tôi không được phép đụng đến.

Khi tôi lớn hơn, gia đình bớt khổ. Thỉnh thoảng tôi cũng được mời đi ăn cơm ở đâu đó. Mẹ tôi lại dặn dò, rằng đừng có thấy món ngon mà gắp mãi, rằng phải nhìn trong mâm, gắp làm sao để ai cũng được ăn một phần…

Mẹ tôi vẫn nói, rằng chúng tôi là con nhà có giáo dục, có người dạy dỗ, chứ không phải thứ vô giáo dục, thứ không được ai dạy, để mà tham cái của người khác. Tôi còn nhớ, có lần mẹ tôi bảo, rằng các con không có chết đói mà phải ăn hùng hục, ăn phải trông nồi, ngồi phải trông hướng. Ba tôi sửa lại, rằng dù có chết đói thì cũng không được vì miếng ăn mà làm mất đi danh dự, nhân phẩm, liêm sỉ.

Hôm nay, đọc thấy việc các quan chức ở mấy địa phương lũ lụt chia nhau lương khô dành cho dân bị nạn để ăn, thì tôi thấy tôi may mắn quá, và thật tội nghiệp cho các vị quan chức ấy. Có lẽ hồi nhỏ ông bà họ không dạy cha mẹ họ, cho nên cha mẹ họ không dạy họ, để bây giờ họ học theo cái chủ nghĩa gì mà tham lam quá, chẳng còn chút liêm sỉ nào cả.”

Luật sư Luân Lê thì nói nặng hơn với tựa đề “MỘT LŨ KHỐN KIẾP

Vì sao dân không tin và cũng khinh bỉ trong phẫn nộ những loại người này như rác rưởi là như vậy. Thú vật còn biết chia sẻ và cứu giúp đồng loại, nói chi con người, mà lại còn nhận tiền thuế của chính người dân và quyền lực của dân nhưng lại không phục vụ nhân dân vào lúc gặp thảm kịch mà còn cướp thêm sự sống còn của dân.

Lúc thảm hoạ chúng còn ăn cướp cả miếng ăn nhỏ nhất của dân, thì lúc bình thường chúng ăn tàn phá hoại đến thế nào nữa? Trời ơi! Chúng đã tha hoá đến tột cùng của sự cặn bã và tanh tởm.”

Nhiều người chưa quên cái đêm nước dâng khủng khiếp ở Quảng Bình, qua mô tả nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ:

Những tiếng kêu cứu khẩn thiết rợn người van xin trong đêm tối “nước đã lên tới nóc nhà , cứu chúng tôi những tiếng kêu bi ai vô vọng , những tiếng kêu mất hút trong trùng trùng sông nước, những tiếng kêu bơ vơ thoi thóp trong gió hú mịt mùng.

Không có ai, không một chiếc Cano cứu hộ cứu nạn nào, không một chiếc xuồng cứu sinh nào, chỉ có sóng dữ ầm ầm gào rú, không một chiếc trực thăng nào, chỉ có trời cao mênh mông xám xịt, cô đơn khủng khiếp, cô độc kinh hoàng, mưa như xối xả, nước vẫn dâng lên từng phút từng giờ.

Ảnh 4: nước ngập đến mái nhà ở Lệ Thủy Quảng Bình

Dân chỉ biết ngửa mặt than trời, cúi gầm mặt mà đau mà thương chính mình, họ không thể cầu mong gì ngoài tình đồng loại nghĩa đồng bào, không mong gì ở bọn khốn phá rừng đắp đập chặn sông ngăn suối làm thủy điện, không mong gì ở những con cá mập tham lam hung ác bạo tàn đó sẽ cứu người…”

Về câu nói “ơn đảng ơn chính phủ” trong chuyện đi làm từ thiện, FB Lý Quang Sơn đưa ra bình luận rằng:

Tôi xin cam kết với tất cả những nhà hảo tâm rằng, bất cứ khi nào người dân nhận được đồ hỗ trợ mà mở mồm ra nói câu “Ơn đảng, Ơn Chính phủ” thì tôi sẽ ngay lập tức “chỉnh” họ.

Lần trước trao hỗ trợ, có một bà cụ gọi cho người con: “con ơi, mẹ được nhà nước quan tâm cho 10 kí gạo với phong bì 100 nghìn” , thế là mình quay lại và nói: “bà ơi, chúng con chỉ là những người dân, dân với dân giúp đỡ nhau thôi, chứ tụi con không phải là nhà nước đâu, bà hiểu thế làm tụi con buồn đấy…”.

Bà cụ cười “bà biết rồi, cảm ơn con, cảm ơn những nhà hảo tâm đã giúp đỡ bà”.

Sau đó quay ra ngoài điểm tập kết, tôi nói với một nhóm những người dân khác rằng:

“Các bác đừng nói câu cửa miệng ơn đảng ơn chính phủ nữa. Toàn bộ số quà và tiền này đều là do những nhà hảo tâm trong và ngoài nước góp vào để hỗ trợ các bác, dù họ không hề quen biết các bác.”

“Công việc giúp đỡ dân bị thiên tai đúng ra là việc của nhà nước, thế nhưng các bác có thấy mặt thằng nào đến giúp các bác không?”

“Còn nguyên nhân gây nên lụt lội thì các bác thừa biết thằng nào phá rừng xả lũ gây ra rồi đấy.”

Ảnh 5: ảnh chụp bản đồ Google Maps tại ngã ba Đông Dương chia 3 nước VN Lào Campuchia, cho thấy phía Việt nam rừng đã bị tàn phá xơ xác nhạt màu, trong khi phía Lào và Campuchia vẫn xanh ngắt rừng nguyên sinh

Nói xong mình còn bồi thêm câu “Các bác mà còn nói những câu đó nữa thì sau này chả đoàn từ thiện nào muốn đến nữa đâu“. Mọi người đều cười đồng tình.

Trách nhiệm của chúng ta, ngoài việc cứu trợ họ thì còn phải nói rõ cho họ hiểu rằng ai mới là những người đang quan tâm đến họ, ai mới là những người đang giúp đỡ họ. Và quan trọng hơn là phải làm cho họ biết, kẻ nào đang gây ra thảm họa cho họ.” FB Lý Quang Sơn nêu nhận định.

Tiếp tục Bình luận về số tiền quyên góp 100 tỷ của ca sỹ Thủy Tiên, từ TpHCM, luật sư Lê Ngọc Luân viết:

1) Nếu Tiên mà giao số tiền đó cho UBMTTQ hay Hội chữ Thập đỏ là Tiên vi phạm pháp luật bởi, những người gửi tiền là họ nhờ Tiên đưa đến bà con, họ không yêu cầu hay uỷ quyền cho Tiên đưa đến các hội, hè. Đương nhiên, Tiên thừa hiểu và không bao giờ thực hiện việc chuyển tiền cho UBMTTQ hay Hội chữ Thập đỏ;

2) Tôi có thấy một số người chụp hình bảo Tiên có thể đi tù vì kêu gọi quyên góp là vi phạm Nghị định 64/2008. Nếu ai có nhận định như thế là không hiểu gì pháp luật và nói tầm bậy tầm bạ. Một lần nữa tôi khẳng định Tiên KHÔNG vi phạm pháp luật.

Đương nhiên, chả có cơ quan nào dại dột đến mức yêu cầu Tiên giải trình trong giai đoạn này. Nhưng chia sẻ thêm để lỡ có mà biết cách trả lời.

3) Tiên chỉ bị pháp luật xử lý nếu Tiên tư lợi tiền của người gửi. Tất nhiên, cô Tiên không bao giờ, chỉ có điên mới làm việc đó.

4) Hành động của Tiên là hoan nghênh và chúng ta ủng hộ nhưng bản thân Tiên cần “tĩnh” để xử lý đúng số tiền các cá nhân, tổ chức gửi nhờ Tiên trao cho bà con miền Trung. Tại thời điểm này, Tiên có thể thông báo tạm dừng tiếp tục nhận thêm tiền với lý do “Sắp xếp, lên kế hoạch chương trình chuyên nghiệp để trao tiền, vật chất thiết thực giúp bà con vực dậy sau lũ”. Nếu mà đi mua mì tôm phát, thì 100 người như Tiên cũng không làm nổi bởi số tiền quá lớn. Tiên tạm dừng nhận không phải vì sợ gì mà để hiệu quả công việc.

5) Hành động của Tiên là tuyệt vời, tấm lòng của Tiên là bao la. Nhưng Tiên hãy bình tĩnh xử lý mọi thứ sẽ tốt và hữu ích.

Sài Gòn, 22/10/2020

LS Lê Ngọc Luân

Ảnh 6: Ở Quảng Bình khắp nơi nước ngập nhưng chỉ tượng đài trăm tỷ thì vẫn khô ráo

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nhận trên 100 Tỷ – Thủy Tiên làm Đảng “sáng mắt sáng lòng”

>>> Xếp tướng Man trên cùng – Quốc hội „bỏ rơi“ Nhân dân

>>> Nghị định 64/2008 – ‘Rào cản’ lòng tốt

Nhận trên 100 Tỷ – Thủy Tiên làm Đảng “sáng mắt sáng lòng”

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023