Công khai tin bắt Phạm Thái Hà, Tô quyết “kết liễu” sự nghiệp chính trị của họ Vương!

Ngày 22/4, báo chí đồng loạt đưa tin “Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà bị bắt”. Đây là thông tin chính thức từ báo chí nhà nước. Trước đó, tin đồn ông Phạm Thái Hà bị bắt đã xuất hiện ngay sau khi ông Vương Đình Huệ trở về, từ chuyến thăm Trung Quốc dài ngày.

Ông Phạm Thái Hà – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, được xem là tay hòm chìa khóa cho ông Vương Đình Huệ suốt 20 năm qua, từ khi ông Huệ còn làm Tổng Kiểm toán Nhà nước. Thông tin nội bộ cho biết, ông Hà vừa là người kết nối giữa các lãnh đạo địa phương với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, vừa là người lấy dự án trao vào tay Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Tập đoàn Thuận An. Ngoài ra, thông tin nội bộ cũng cho biết, Phạm Thái Hà nhận hối lộ lên đến 2.000 tỷ đồng, từ các dự án cao tốc và các công trình ven biển.

Ông Hà bị bắt với cáo buộc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, theo Khoản 4, Điều 358, Bộ luật Hình sự. Chức vụ của ông Hà không đủ quyền lực, để các nhà thầu trao đến 2.000 tỷ đồng. Như vậy, việc ông Hà “lợi dụng chức vụ, quyền hạn”, có thể được hiểu là lợi dụng chức vụ và quyền hạn của sếp ông.

Một khi đã công khai thông tin bắt Trợ lý của Chủ tịch Quốc hội lên báo chí, thì xem như, Tô Lâm đã quyết “kết liễu” sự nghiệp chính trị của Vương Đình Huệ cho bằng được. Nguồn tin cho biết, lá đơn từ chức của ông Huệ vẫn còn nằm ở Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chưa đưa ra Bộ Chính trị và Trung ương Đảng. Ông Huệ đã làm mọi cách để lá đơn này không nằm trong chương trình nghị sự của Bộ Chính trị, mục đích là câu giờ, để cầu cứu Bắc Triều và ông Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng Tô Lâm cũng phải tay không vừa, để vô hiệu hoá chiêu trò câu giờ của Vương Đình Huệ, ông Lâm cho công khai thông báo thông tin bắt Phạm Thái Hà. Nếu thông tin này chưa công bố, có thể, sẽ có một thế lực nào đó nhảy vào can thiệp, buộc Tô Lâm phải thả Phạm Thái Hà. Tuy nhiên, một khi thông tin đã công khai trước công chúng, thì như “ly nước đã đổ ra đất”, không thể hốt lại được.

Một nhà phân tích giấu tên đánh giá, tình trạng của ông Huệ là không thể đảo ngược, bởi Tô Lâm đã chuẩn bị rất kỹ mọi tình huống, trong đó có cả phương án B, phương án C… Nếu ông Huệ vẫn cứng đầu, Tô Lâm sẽ cho bắt tiếp những sân sau khác, khiến cho Huệ Vương phải thua cuộc một cách đau đớn, nhục nhã. Một số cái tên đã được tung ra, đó là Bùi Tố Minh – tức đại gia Minh “Nhựa”, là chủ doanh nghiệp trong ngành sản xuất nhựa, có trụ sở tại Long Biên – Hà Nội.

Sân sau của Vương Đình Huệ không chỉ có Thuận An, cho nên, ông Huệ càng “cứng đầu”, thì chỉ càng tạo điều kiện cho Tô Lâm thể hiện sức mạnh. Lúc đó, Tô Lâm có cơ hội để “răn đe” tất cả những ai muốn đối đầu với thế lực họ Tô.

Hiện nay, Tô Lâm đang ở thế thắng như chẻ tre. Với công cụ là các hồ sơ đen, được Tô Lâm sử dụng để đánh bật các sân sau của đối thủ, rồi lôi kẻ chủ mưu xuống ghế, đang thể hiện tính hiệu quả của nó. Đã có Võ Văn Thưởng “ngã ngựa”, và sắp tới, sẽ là Vương Đình Huệ. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, Tô Lâm đánh gãy 2 trụ trong Tứ trụ triều đình. Chưa có ai làm được như thế và cũng chưa có ai làm nhanh như thế, trong lịch sử Đảng, ngay cả ông Trọng ở thời “hoàng kim”.

Ngày 20/4, ông Bùi Văn Cường – Tổng Thư ký Quốc hội, đã gửi thông báo về việc triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, tới các tới các đại biểu Quốc hội. Theo thông báo, kỳ họp này sẽ khai mạc ngày vào 20/5, dự kiến bế mạc vào ngày 28/6. Theo thông lệ, nếu có thay đổi về nhân sự, thì trước khi họp Quốc hội, Trung ương 9 phải họp để “chốt hạ” các vị trí quyền lực, kể cả vị trí đang bỏ trống và vị trí sẽ bị trống. Như vậy, ông Huệ chỉ còn thời gian 3 tuần để cố vùng vẫy, rồi mọi việc phải rõ trắng đen với Tô Lâm.

Hoàng Anh – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023