Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=7EDz2vyHdoU
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào ngày 15/01 tới đây. Tại hội nghị cuối cùng của nhiệm kỳ khoá XII trước khi Đại hội Đảng 13 khai mạc ngày 25/01 này, Bộ Chính trị sẽ “báo cáo các trường hợp đặc biệt để Trung ương quyết định, giới thiệu ra Đại hội 13 của Đảng”.
Theo Quy định chặt chẽ của Đảng, nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư lần đầu không quá 60 tuổi; Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII tái cử không quá 65 tuổi.
Bao nhiêu người trên 65 tuổi được giới thiệu ở lại và ai sẽ được ở lại vẫn là nội dụng mấu chốt để giải mã ứng viên cho bốn chức danh Tứ Trụ gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
Theo nguồn tin từ BBC, Bộ Chính trị đã có một cuộc họp trong tuần cuối cùng của năm 2020.
Tại đây, các vị lãnh đạo chóp bu đã bàn về các phương án bao nhiêu “trường hợp đặc biệt” được giới thiệu ở lại.
Dường như đa số, với tỉ lệ sát nút, trong Bộ Chính trị ở cuộc họp này ủng hộ phương án chỉ một người trên 65 được ở lại khóa 13.
Nhưng phương án 2 người trên 65 vẫn chưa bị bác bỏ vì vẫn có một số trong Bộ Chính trị ủng hộ.
Vì thế một cuộc họp tiếp theo của Bộ Chính trị, có thể đã diễn ra trong ngày 09/01/2021, để tiếp tục bàn và cố gắng chốt trước khi Hội nghị Trung ương 15 diễn ra.
Sau đó có thông tin cho rằng có phương án đề xuất ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc ở lại tiếp tục trong nhóm Tứ Trụ sau Đại hội 13.
BBC tiết lộ có thể Hội nghị 15 sẽ xem xét và bỏ phiếu cho phương án Một:
Tổng Bí thư: Nguyễn Phú Trọng
Chủ tịch nước: Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng: Vương Đình Huệ
Chủ tịch Quốc hội: Phạm Minh Chính
Phương án Hai, để Hội nghị 15 xem xét, có chút khác biệt là đảo ngược lại hai chức danh:
Thủ tướng: Phạm Minh Chính
Chủ tịch Quốc hội: Vương Đình Huệ
Bình luận về dự đoán này, nhà báo Đỗ Ngà nhận định: “Khi BBC thông báo như vậy thì có thể nói là hết 90% là chính xác.”
Ông viết:
“Trường hợp ông Phúc thì không bàn làm gì, còn trường hợp ông Trọng mới đáng chú ý. Hiện nay ông Trọng đã là 77 tuổi và sức khỏe của ông đang xuống cấp nghiêm trọng vì 2 nguyên nhân sau: Thứ nhất là tuổi già; thứ nhì là di căn của căn bệnh đột quỵ hồi giữa tháng tư năm 2019 ở Kiên Giang. Hiện nay ông Trọng bước đi những bước chân nặng nề như những đứa con nít mới tập đi vậy, kế bên ông luôn có người áp theo sẵn sàng đỡ ông nếu chẳng may ông khụy chân, điều đó cho thấy sức khỏe của ông còn quá kém để đảm đương chức năng điều hành cả một quốc gia. Điều này có nghĩa là nếu ông Trọng bám ghế thì ông sẽ đánh đổi tuổi thọ của ông để giữ lấy quyền lực, liệu có đáng không?
Về mặt đảng luật, ông Trọng vượt không phải 2 tiêu chuẩn mà vượt đến 3 tiêu chuẩn: tiêu chuẩn thứ nhất là ông đã vượt quá 2 nhiệm kỳ tổng bí thư; tiêu chuẩn thứ nhì là ông đã quá tuổi quy định; và tiêu chuẩn thứ ba là không đảm bảo sức khỏe. Trong đó, tiêu chuẩn sức khỏe đe dọa trực tiếp đến tính mạng của ông liệu từng này tuổi, ông có cần tham quyền đến mức quên đi tính mạng không? Cũng có thể ông vì tham quyền cố vị, tuy nhiên ở đây tôi cũng xin đưa ra một góc nhìn khác để có cái nhìn đa chiều hơn.
Tuy ông Nguyễn Phú Trọng giữ ghế tổng bí thư từ năm 2011, nhưng quyền lực trong tay ông thực sự mạnh là sau đại hội 12 năm 2016, khi mà ông loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi Bộ Chính trị thành công. Khi có quyền lực mạnh rồi thì ngay năm 2017 ông tiếp xúc với Tập Cận Bình 2 lần: Lần thứ nhất vào ngày 12/01/2017 ông chủ động sang Tàu kí 15 văn kiện bí mật; Lần thứ nhì là ông mời Tập sang Việt Nam vào ngày 12/11/2017 và ký với Tập 12 văn kiện bí mật khác. Thực sự dân không được biết nội dung từng văn kiện đó là gì nhưng là người Việt Nam chúng ta có quyền nghi ngờ nội dung bất minh của nó. Trong quá khứ, công hàm Phạm Văn Đồng từng ký ngày 14/09/1959 gởi Chu Ân lai bán hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu. Đấy là một cú lừa đau đớn của ĐCS đối với dân tộc Việt Nam. Rồi sau đó là Hội Nghị Thành Đô năm 1990 dân cũng không biết nội dung kí kết là gì, chỉ biết đất nước này nó ngày một phụ thuộc vào Tàu Cộng như là một sự sắp đặt. Cho nên nay Nguyễn Phú Trọng thay mặt ĐCS ký đến 27 văn kiện bí mật với Tàu Cộng thì người dân có quyền nghi ngờ nội dung bất minh của nó.
Hãy xâu chuỗi lại thì dường như càng thân thiết với Tàu, quyền lực của Nguyễn Phú Trọng càng mạnh lên. Việc ông lật được Nguyễn Tấn Dũng trong thế yếu làm người ta nghĩ, ông được bàn tay giúp đỡ từ phương Bắc. Sau khi lật Nguyễn Tấn Dũng ông lại ký 27 văn kiện bí mật với Tàu. Sau khi ký văn kiện Tàu xong ông thuốc chết Trần Đại Quang dễ như lật bàn tay và lấy luôn ghế Chủ tịch nước. Sau khi ông bị đột quỵ (có thể bị thuốc) dẫn đến sức khỏe giảm sút nghiêm trọng nhưng ông vẫn bất chấp tính mạng bám ghế. Có thể nói trong tình hình sức khỏe tồi tệ như vậy mà làm nguyên thủ quốc gia cực hình với ông chứ có sướng ích gì?! Thế nhưng tại sao ông vẫn không chịu nghỉ ngơi mà vẫn cố bám?! Cũng có thể ông “tham quyền cố vị” thật và cũng rất có thể ông phải làm tiếp để thực hiện cho trót những cam kết bí mật mà ông đã kí kia chăng? Khả năng này cũng có thể lắm chứ, tại sao không?!”
Theo Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 03/11/2020 về Danh mục bí mật nhà nước của Đảng mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành thì báo cáo, tờ trình, thông báo, quyết định, kết luận, công văn của Trung ương Đảng về quá trình chuẩn bị, đề án, phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là ở mức độ Tuyệt mật nên ít ai có thể khẳng định 100% trong bối cảnh thông tin chính trị hạn chế ở Việt Nam.
Dư luận đang mong ngóng vào Hội nghị 15 sẽ hé lộ đôi chút về nhóm Tứ Trụ khóa mới.
Trên trang The Diplomat (07/01) nhà phân tích Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại ĐH Victoria ở Wellington, New Zealand có đặt vấn đề là Đảng CSVN trong kỳ Đại hội tới sẽ chọn “ổn định” hay “dân chủ trong Đảng”.
Nhà nghiên cứu nhận định chọn cách nào về nhân sự đều có rủi ro, thậm chí là rủi ro “tự hoại” như Liên Xô chọn các uỷ viên Bộ Chính trị có tuổi trung bình quá 70 thời Leonid Brezhnev trước kia.
Trả lời phỏng vấn BBC về phương án ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm Tổng Bí thư, ông Giang bình luận:
“Nếu ông Trọng tiếp tục giữ chức vụ Tổng bí thư, thì đó là một điều bất thường, bởi từ sau khi kết thúc chiến tranh, điều lệ Đảng quy định cá nhân không được giữ chức vụ này quá 2 lần.
Lần gần nhất Đại hội có hiện tượng “bất thường” như thế là vào Đại hội 7 (1996), khi BCHTW không thể thống nhất vị trí lãnh đạo, và phải hơn 1 năm sau mới bầu ông Lê Khả Phiêu giữ chức Tổng bí thư ở một kỳ hội nghị trung ương. Nếu ông Trọng tiếp tục nắm quyền, điều đó có nghĩa Bộ Chính trị nói riêng và BCHTW nói chung chưa thống nhất – hay chưa tin tưởng – đội ngũ lãnh đạo kế cận để chuyển giao như đã xảy ra ở ĐH7.
Ông Trọng, với uy tín chính trị của mình, dễ dàng ổn định tình hình để tìm kiếm người thay thế phù hợp, vừa tránh xáo trộn trong bộ máy, lại vừa đảm bảo di sản của mình không bị gạt sang một bên.
Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất của phương án này là tính ổn định của thể chế – dù có thể ông Trọng có tâm ý tốt, không ai có thể đảm bảo các lãnh đạo về sau không cố gắng dẹp bỏ nguyên tắc lãnh đạo tập thể của Đảng, sửa điều lệ, hay vin vào “trường hợp đặc biệt” để tham quyền cố vị.
Đây là vấn đề “hoàng đế tồi” mà bất kỳ thể chế chuyên quyền nào cũng gặp phải. Phá bỏ thể chế thì dễ, nhưng xây lại thì rất khó.”
Luật sư, tiến sĩ triết học Nguyễn Hữu Liêm từ San Jose, California thì nhận định trong bài viết được đăng ngày 13/01 vừa qua rằng: Căn cứ theo thông tin rò rỉ trong những ngày qua, thì rất nhiều khả năng GS Nguyễn Phú Trọng sẽ chấp nhận chính mình là trường hợp đặc biệt và ở lại ít ra thêm nửa nhiệm kỳ trong cương vị Tổng bí thư.
Nhà nghiên cứu Mỹ gốc Việt viết:
“Đại hội lần trước, ông Trọng cũng nói là sẽ ở lại nửa nhiệm kỳ nhằm chấn chỉnh Đảng, nhưng cuối cùng ông không những đã ở suốt nhiệm kỳ cho đến hôm nay, mà còn tiếp nhận thêm chức vụ Chủ tịch nước.
Kỳ này, tôi nhận thấy ông Nguyễn Phú Trọng lại càng nóng ruột và cương quyết tiếp tục cương vị TBT, dù việc đó có thể gây ra tai tiếng về tham vọng quyền lực bất chấp vấn đề sức khỏe.
Sự nôn nóng và cương quyết ở lại của ông tuy thế phát xuất từ một nhận định và đánh giá tình trạng rất bấp bênh và nguy khốn mà con tàu Đảng Cộng sản đang trải qua.”
Ông Liêm gọi ông Trọng là “người Cộng sản Việt Nam cuối cùng trong niềm tin thành thật, với những ảo tưởng xã hội chủ nghĩa Mác-Lê cứng nhắc”.
Ông Trọng tự cho mình là “người cứu thế cho Giáo hội Đảng khi cả gia sản lịch sử của Đảng và cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đang bị không ít đảng viên bỏ rơi và về mặt lịch sử thì đã trên đường tan hủy” và luôn “thất vọng và trăn trở bức xúc về ván bài nhân sự cho Đại Hội XIII” khi không tìm thấy một “người Cộng sản chân chính, với tài năng, nhân cách và vóc dáng xứng đáng lãnh đạo Đảng” – “nhất là niềm tin vững chắc vào Đảng và chủ nghĩa Mác-Lê” trong dàn nhân sự của ông hiện nay.
Là người lãnh đạo trung kiên duy nhất còn lại từ nhân cách thành tâm với chủ nghĩa Mác – Lê giáo điều cũng như vai trò của Đảng cho tương lai Việt Nam, cho đến đầu tóc trắng bạc phau, cái vóc dáng nhân hậu nhưng cương quyết với cặp kính trắng trên khuôn mặt thông thái của một vị giáo sư triết học, giọng Bắc Hà Nội chuẩn, ông Trọng có một niềm tin vững chắc rằng “Đảng ta mãi trường tồn cùng dân tộc”.
Tuy nhiên, học giả Liêm cảnh báo “Hồng thủy chính trị cho Đảng sẽ chắc chắn đến”.
Ông viết:
“Ông Trọng đang biết điều này. Tinh thần Cách mạng trên làn sóng yêu nước nguyên sơ và trong sáng từ Hồ Chí Minh đến Lê Duẩn nay không còn. Chí khí Đảng viên, và với họ, cái văn hóa kỷ luật, hy sinh bản thân, niềm tin sùng tín vào lý tưởng Độc lập, Tự do, Hạnh phúc nay đang không còn, hoặc đã khác. Cho dù ông Trọng có bắt đảng viên phải tôn vinh hương linh ông Hồ Chí Minh bao nhiêu, ông cũng không có khả năng khai sáng lửa thiêng của nền chính trị hoàn toàn mới. Nhất là khi ai cũng thấy ý thức quốc dân Việt đang dần sáng tỏ ra như ánh Mặt Trời.
Sẽ không còn ai là đảng viên Cộng sản chân chính kiểu xưa nữa – vì con người là sản phẩm của thời đại, đây là điều mà ông Trọng nên nhận thức ra. Người mà ông đang đi tìm hôm nay là chính ông. Chỉ có một mình Nguyễn Phú Trọng đang đi tìm một Nguyễn Phú Trọng và càng loay hoay tìm người kế vị, ông chỉ nhìn thấy chiếc bóng của mình.
Chúng ta hãy cầu mong ông Trọng nhận ra Nguy cơ này để chính ông sẽ can đảm và sáng suốt đi tìm một con lộ khác – hợp thời, hợp nhân tâm và mong mỏi của nhân dân – cho cơ đồ tổ quốc Việt Nam. Được như thế thì thì cảnh báo Hồng thuỷ sẽ không tới. Nhưng nếu ông vẫn khư khư, còn cứ nghĩ rằng chỉ có ông là duy nhất mới cứu được quốc gia thì hãy nhớ đến điều mà nhân gian hay nói, “Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên.”
Tôi nghĩ cái “ước mơ trường tồn cùng dân tộc” cho Đảng không phải là điều mà nhân dân ta mong mỏi. Xin ông Trọng hãy đừng suy nghĩ “Chính ta là quốc gia” – mà trái lại, không ai là là Quốc gia cả. Quốc gia và vận nước sẽ đi theo lòng dân với những quy luật khắt khe của chúng.
Đại hội 13 sắp tới sẽ là một cơ hội lớn cho Đảng và cá nhân ông Trọng dám tiến hành một cách mạng thể chế, đem vận hội nước nhà vào bước ngoặc mới nhằm sang trang lịch sử cho dân tộc Việt Nam. Được như thế, nó sẽ là gia sản lớn cho lý tưởng và cuộc đời ông Trọng và của Đảng Cộng sản Việt Nam oai hùng.”
Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Việt Nam ‘không có án oan sai’ như lời ông Nguyễn Hoà Bình?
>>> Nhật Cường buôn lậu đến 3.000 tỷ, Nguyễn Đức Chung ăn bao nhiêu?
>>> Việt Nam: Xây tượng đài cũng “đội vốn”
Nguyễn Phú Trọng đơn độc – hình ảnh ‘người cộng sản cuối cùng’
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT