Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=ZXdkHyYVTAg
Với ông Nguyễn Tấn Dũng thì quyền lực lần tiền bạc đều quan trọng, tuy nhiên khi ngồi được vào chiếc ghế thủ tướng thì sự khát khao quyền lực không mạnh bằng khát khao tiền bạc. Và đó là lí do mà ông làm nên những cú đấm thép đấm nát nền kinh tế mà cho đến nay, ông Nguyễn Xuân Phúc giải quyết không xong.
Còn ông Nguyễn Phú Trọng thì khác, ông Trọng có sự khao khát quyền lực rất mãnh liệt. Ông nhìn sang Tập Cận Bình làm điều gì ông làm điều nấy, đến nay có những điều ông đã làm đạt nhưng có những thứ ông làm chưa đạt.
Thâu tóm quyền lực bằng chiêu bài chống tham nhũng là cách làm mà ông Nguyễn Phú Trọng rất tâm đắc. Thủ đoạn chính trị là ra tay hại đối thủ nhưng người dân vẫn nghĩ tốt về mình thì đôi đường có lợi. Với con người có tham vọng quyền lực rất lớn thì ông ta không bao giờ bỏ qua một chiêu trò lợi hại như thế. Vì vậy mà ông Trọng đã mang chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” về Việt Nam và đổi tên thành “chiến dịch đốt lò”.
Bên Trung Quốc ông Tập Cận Bình đã diệt gần như sạch sành sanh cả hổ lẫn ruồi thì tại Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng chụp được củi nhỏ, củi vừa nhưng củi to thì ông vẫn chưa làm được. Vì học việc nên khó mà làm tốt bằng thầy được, đó là điều dễ hiểu.
Nhờ chiến được du nhập từ Trung Quốc, ông Nguyễn Phú Trọng cũng lột chức ông Dũng nhưng không tống được ông Dũng vào tù. Nghĩa là đốn củi được nhưng củi tươi và quá to so với cái lò nên ông Trọng không đốt nổi. Thậm chí thanh củi Lê Thanh Hải nhỏ hơn mà bao năm nay ông Trọng vẫn loay hoay không chụm được. Thật sự cái lò của ông Trọng cũng khá hạn chế.
Đoạt được cái này để rơi cái kia
Một con người tham quyền cố vị như ông Nguyễn Phú Trọng thì khó mà ông tự động nhường ghế nếu không có áp lực. Ghế chủ tịch nước là một cái ghế không mấy quyền lực, ấy vậy mà ông mất đến 3 năm đấu đá mới hạ được Trần Đại Quang thâu tóm ghế này về tay mình.
Ông Nguyễn Phú Trọng học Tập Cận Bình 3 chiến lược lớn; thứ nhất là đả hổ diệt ruồi; thứ nhì là kiêm nhiệm ghế chủ tịch nước; và thứ ba là cầm quyền suốt đời. Thực tế cho thấy ông Trọng đang thực hiện cả 3 kế sách ấy. Và cho đến tháng 10 năm 2018, sau khi Trần Đại Quang chết, xem như ông đã thực hiện được 2 chiến lược. Đó là đả hổ diệt ruổi và thâu tóm ghế chủ tịch nước. Đến cuối năm 2020 ông hoàn thành chiến lược thứ ba là tự bịa ra sấut đặc biệt thưởng cho mình được quyền ngồi lại ghế tổng bí thư để tiến tới tham vọng cầm quyền suốt đời. Tuy nhiên ông đạt được chiến lược thứ 3 thì ông lại để hỏng chiến lược thứ hai, đó là rơi mất chiếc ghế chủ tịch nước mà ông đã nhiều năm ròng rã đấu đá mới có được.
Chuyện đấu đá cung đình trong ĐCS Việt Nam rất phức tạp. Tuy nhiên có thể hiểu rằng, cách mà ông Nguyễn Phú Trọng giành lấy chiếc ghế thứ hai về phần mình sẽ làm cho nhiều người không tâm phục khẩu phục, và thậm chí những người mà đáng ngắm chiếc ghế chủ tịch nước ấy sẽ rất ức vì ông Trọng đã loại bỏ cơ hội của họ.
Tuy chức chủ tịch nước không giá trị bằng ghế tổng bí thư và ghế thủ tướng, nhưng đối với những ủy viên bộ chính trị khác thì đó là chiếc ghế ao ước. Được biết, ngoài quyền lực thì ghế chủ tịch nước như là một nơi bất khả xâm phạm đối với cơ quan điều tra. Ai đã vào tứ trụ mà nếu sai phạm thì chỉ có thể được cho về hưu chứ không bao giờ bị cách chức và trung tố. Đối với ủy viên bộ chính trị cũng đã có nhiều đặc quyền đặc lợi gì chứ nói gì đến tứ trụ?
Như vậy 3 chiến lược mà ông Trọng học ông Tập xem ra khó vẹn toàn. Đến bây giờ thì khả năng của ông Trọng là làm tốt 2 chiến lược còn lại cho thật tốt.
Khiến ông Trọng nhả ghế là rất khó, theo một số ý kiến chuyên gia phân tích thì ông có khả năng, áp lực ông Trọng đến từ một trong hai hướng sau: Hướng trong nước và hướng ngoài nước.
Ai là lực lượng trong nước có thể áp lực được ông Trọng?
Trước địa hội 13, giới phân tích chính trị đánh giá thế lực ông Nguyễn Phú Trọng là mạnh nhất. Bởi trong các hội nghị trung ương khóa 12 diễn ra trong năm 2020 cho thấy, ông Nguyễn Phú Trọng là người đặt ra luật chơi và mọi người phải noi theo. Chính ông đặt ra “suất đặt biệt” cho bản thân ông mà cả Bộ Chính Trị không ai cãi. Tuy nhiên, lại có ý kiến buộc phải thêm suất đặt biệt thứ nhì ngoài suất dành riêng cho ông Trọng và ông Trọng đã phải thỏa hiệp với ý kiến này thì cho thấy thế lực này khá mạnh. Vậy đó là ai?
Và điều đáng nói là chính suất đặt biệt thứ nhì đó đã cướp mất chiếc ghế chủ tịch nước mà phải nhiều năm và vất vả lao lực ông Trọng mới có thể giành lấy.
Câu hỏi đặt ra ai là người có khả năng nhất làm được chuyện đó? Ông Nguyễn Tấn Dũng thì không thể, vì ông Nguyễn Phú Trọng đã về hưu và hết quyền lực. Như vậy thì chỉ có một nhân vật có thể làm điều đó. Đó chính là Phạm Minh Chính. Vì ông Chính là thế lực chính trị đang lên.
Tuy nhiên, có người cho rằng, tuy ông Chính là thế lực đang lên, hiện là thế lực mạnh nhất ngoài ông Nguyễn Phú Trọng thật, nhưng ông chính mạnh đến mức ép ông Trọng vừa chấp nhận suất đặc biệt thứ nhì vừa phải nhả ghế chủ tịch nước thì tầm ông Phạm Chinh Chính chưa đạt tới. Người ta đánh giá thế và lực của ông Chính có mạnh thật nhưng không mạnh đến mức điều khiển được ông Nguyễn Phú Trọng. Cần phải nhớ là lúc đi kinh lý Kiên Giang, ông Trọng đột quỵ và sau đó gần một năm ông nghỉ dưỡng bệnh mà ông không chịu nhường ghế, và lúc đó sức khỏe ông rất yếu cũng không dám cướp ghế hay có thể ép ông nhả ghế được thì khi ông khỏe mạnh mà ép ông được thì đó là câu hỏi to tướng chưa có lời giải đáp thỏa đáng được.
Người ta vẫn nghiêng về khả năng, ông Phạm Minh Chính tham gia vào việc ép ông Trọng nhấp nhận suất đặc biệt thứ hai và nhả ghế thì ông Phạm Minh Chính cần phải liên minh hay nhờ trợ giúp chứ ông Chính không thể làm một mình được. Làm một mình chưa đủ sức.
Có hay không thế lực ngoài nước gây áp lực?
Chính trị Việt Nam là nền chính trị phụ thuộc Trung Quốc. Việt Nam có vai tro quan trọng bậc nhất trong chiến lược làm bàn đạp gây ảnh hưởng thế giới của Tạp Cận Bình. Trung Quốc đang muốn Việt Nam thừa nhận chủ quyền của họ ở Biển Đông. Tuy nhiên Hà Nội luôn đứng ở thế kẹt, nếu đồng ý nhượng bộ rõ ràng thì họ không yên với dân, nếu họ cứng rắn thì sự nghiệp chính trị sẽ bị cho kết thúc bởi Trung Quốc. Trung Quốc đang cần một ngườu làm sao thân Bắc Kinh và biết nhường nhịn Bắc Kinh và khéo léo với dân.
Đã 10 năm nay, ông Nguyễn Phú Trọng đã kết thân với Tập Cận Bình và làm được nhiều điều có lợi chpo phía Trung Quốc như im lặng hoặc chỉ phản ứng chiếu lệ khi Trung Quốc lấn tới, năm 2017 ông Trọng đã kí 27 văn kiện bí mật với phía Trung Quốc. Nói chung, ông Nguyễn Phú Trọng là người mà ông Tập Cận Bình khá hài lòng và ông Trọng loại Nguyễn Tấn Dũng và ngồi được ghế tổng bí thư là phần thưởng cho ông Trọng.
Tuy nhiên hiện nay ông Nguyễn Phú Trọng đã quá già. Ông đã 77 tuổi cần phải tìm thế hệ kế cận để tiếp tục thực hiện những cam kết chiến lược giữa hai đảng một cách lâu dài. Nếu đặt ở vị trí ông Tập thì ông sẽ chọn người chuẩn bị thay ông Trọng. Và cao lắm là để ông Trọng ngồi ghế tổng bí thư một nhiệm kỳ nữa thì dù muốn dù không cũng kết thúc.
Hiện nay ngoài ông Trọng thì ai thân Trung Quốc nhất? Đó chính là Phạm Minh chính. Theo phân tích của một số người am hiểu thì Bắc Kinh đang không muốn để một mình ông Nguyễn Phú Trọng nắm 2 chức vụ nữa, vì với ông 2 chức vụ làm cho ông quyền lực quá lớn Phạm Minh Chính khó ngoi lên và vượt ông. Phải phân tán quyền lực ông Trọng và dọn đường cho Phạm Minh Chính tiến lên nắm quyền lực từ từ.
Đó là một ý kiến có lý, vì hiện nay xét về thực lực, ông Phạm Minh Chính chỉ có thể là ngang ngửa ông Trọng chứ không thể vượt trội so với ông Trọng. Tuy nhiên, nếu ông Phạm Minh Chính mà nhận sự yểm trợ của Bắc Kinh để lột chức chủ tịch nước của ông Trọng thì ông Chính hoàn toàn có khả năng làm được. Và khi buộc ông Nguyễn Phú Trọng chấp nhận suất đặc biệt cho ông Phúc và nhả ghế cho ông Phúc thì ai có lợi Nhất? Đó chính là Phạm Minh Chính. Cái thủ tướng sẽ trống và Phạm Minh Chính ngồi vào đó.
Bao giờ lột chức chủ tịch nước ông Trọng?
Theo báo chí nhà nước CS thì vào ngày 1 và ngày 2/4 sẽ chính thức lột bỏ chức chủ tịch nước của ông Nguyễn Phú Trọng. Công sức đấu đá suốt nhiều năm để ông ngồi một lần 2 ghế hơn 2 năm rồi nhả. Kể như ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã đi vào lịch sử là người kiêm nhiệm 2 chức cao nhất của ĐCS.
Kỳ họp 11 quốc hội khóa 14 sẽ khai mạc ngày 24/3 và bế mạc ngày 8/4, kéo dài trong 12 ngày. Trong đó, phần lớn thời gian kỳ họp để làm công tác nhân sự. Dự kiến, công tác nhân sự sẽ được tiến hành từ ngày 30/3.
Kỳ họp quốc hội này cũng chỉ là vở kịch. Quyết định lột chức đã được ban ra từ cách đây hơn 2 tháng khi mà đại hội 13 kết thúc. Kẻ thắng người thua lúc đó đã ngã ngủ. Có người thì thành công mĩ mãn, có người thất bại ê chề, có người thất vọng vv…
Sau khi lột chức, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ giảm quyền lực hơn. Khi đó ông chỉ 1 chức, Phạm Minh Chính có 1 chức thì cơ hội Phạm Minh Chính vượt ông cũng cao hơn. Đấy là thuận lợi cho ông Chính, liệu trong 5 năm nhiệm kỳ sắp tới, ông Phạm Minh Chính sẽ tận dụng cơ hội này hay không?
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Thái tử đảng: So găng giữa Nguyễn Thanh Nghị và Trần Tuấn Anh
>>> Lê Thanh Hải lập liên minh chống đỡ nhóm Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn Văn Nên?
>>> Gạc Ma: Trung Quốc xâm lược và thảm sát không phải chỉ là một ngày 14/3/1988
Cha “thất sủng”, nhưng vì sao Phạm Bình Minh lại thăng tiến?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT