Lên mây bằng đôi cánh ảo, Thủ tướng đã “lộn cổ xuống đất”?

Con số tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam năm 2022 với 8,02% là con số ảo. Thoibao.de đã có nhiều bài bình luận về đề tài này, bởi việc khảo sát đời sống dân sinh tại Việt Nam là điều dễ dàng. Con số 8,02% chỉ có thể quan mặt được dân ít hiểu biết, chứ không thể qua mặt được những ai có hiểu biết về  tình hình kinh tế chính trị đất nước.

Năm ngoái Thủ Chính lên mây bằng đôi cánh ảo

Dân gian có câu nói, “cây kim trong bọc lâu ngày rồi cũng lòi ra”, quả thật con số 8,02% không thể che đậy được thực trạng sờ sờ trước mắt, mà ai cũng trải nghiệm nó. Thông thường, khủng hoảng kinh tế bao giờ cũng tác động đến dân nghèo trước, rồi sau đó mới đến người giàu. Năm 2022 là năm mà những đại gia như Đỗ Anh Dũng của Tân Hoàng Minh, Trịnh Văn Quyết của FLC và Trương Mỹ Lan của Vạn Thịnh phát ngã ngựa. Trong năm này, các đại gia bất động sản hàng đầu Việt Nam cũng khốn đốn, như VinGroup và Novaland. Hai doanh nghiệp này vẫn còn đang tiếp tục khó khăn khi bước qua năm 2023.

Ngoài giới bất động sản thì thị trường chứng khoán cũng cho thấy tình hình kinh tế ảm đạm. Chỉ số VN Index rơi thấp nhất trong vòng 20 năm chỉ là bề nổi, còn phần bên trong của thị trường này thì có thể mô tả bằng từ “nát như tương”. Nó có quá nhiều lỗ hổng, để hàng loạt đại gia tham gia vào đây dễ dàng lùa gà chiếm dụng vốn của nhà đầu tư.

Đấy là bức tranh kinh tế suốt năm 2022, năm mà Tổng cục Thống kê báo cáo tăng trưởng đến 8,02%. Thoibao.de đã từng phân tích, nếu cứ dùng số giả để ra chính sách thì thế nào chính sách cũng sai. Bởi số giả chính là cách bắt không đúng bệnh của nền kinh tế, mà bắt không đúng bệnh thì làm sao kê toa thuốc trị hết bệnh được? Đó là nguyên nhân, và kết quả.

Quý I năm nay, Thủ Chính đã rơi xuống đất

Mới đây báo chí cho biết, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước. Con số này chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020. Trong khi đó, năm 2020 là năm dịch Covid, kinh tế đình trệ trên toàn thế giới. Đây là con số mà theo một số nhà đánh giá là đáng tin cậy, bởi nó phù hợp với những gì họ quan sát được.

Thực ra, giới phân tích cho rằng, cái đà trì trệ này nó kéo từ năm 2022 sang năm 2023 mà thôi. Con số đẹp 8,02% năm 2022 nó là con số ảo, năm ngoái, Chính phủ ông Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Cục thống kê chế ra đôi cánh ảo để làm công tác tuyên truyền. Tuy nhiên, đến quý I/2023 thì họ lại báo cáo con số thật, nên làm cho Chính phủ từ trên mây nhào đầu xuống đất và nhìn nhận thực trạng ê chề của nền kinh tế.

Ở các nước dân chủ, người ta dùng những con số thật để báo cáo tổng kết năm cũ và ra chính sách năm mới, nên họ thường ra chính sách hiệu quả. Còn chính quyền Cộng sản Việt Nam thì khác, họ sợ con số xấu nên họ nặn ra số đẹp. Đó là sự tai hại rất lớn, vì chính sách sai thì người dân phải gánh đủ.

Ngay trong đêm 27/3, ông Phạm Minh Chính đã gấp gáp ký văn bản số 178, yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cùng vào cuộc để thúc đẩy và tháo gỡ thị trường bất động sản. Trong đó, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh, yêu cầu NHNN khẩn trương triển khai thực hiện chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Năm 2022, tình trạng vốn đầu tư công bị nghẽn rất nhiều, điều đó đóng góp không nhỏ cho tình hình tồi tệ của nền kinh tế Việt Nam năm qua. Và năm nay, khi mà mới quý I đã cho con số u ám làm ông Phạm Minh Chính phải vội vã thúc đẩy giải ngân nguồn vốn này. Tuy nhiên, thúc thì thúc, nhưng nó có thông được hay không là chuyện khác. Bộ máy chính quyền Cộng sản có quá nhiều nút nghẽn, nên Chính phủ cũng chẳng biết khai thông chỗ nào.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://24hmoney.vn/news/gdp-viet-nam-quy-1-2023-tang-truong-thap-ky-luc-c30a1853958.html

https://vietnamfinance.vn/thu-tuong-lenh-nhnn-khan-truong-thuc-hien-goi-tin-dung-120000-ty-dong-20180504224282394.htm

 

Kasse animation 7.8.2023