Tử huyệt của Tổng Trọng là gì, và vì sao Tô Đại chưa cần đụng tới?

Trên mạng xã hội rộ đồn đoán rằng, trước Hội Nghị Trung ương 10, khóa 13, Chủ tịch nước Tô Lâm đang thúc đẩy 2 nhiệm vụ trọng tâm. Đó là, đưa tân Bộ trưởng Bộ Công an tham gia Bộ Chính trị, đồng thời “thay máu” toàn bộ cơ quan quyền lực bậc nhất này.

Theo nguồn thạo tin của thoibao.de khẳng định, Chủ tịch Tô Lâm đang là người làm chủ và điều hành cuộc chơi trên thượng tầng quyền lực hiện nay.

Tuy nhiên theo giới quan sát, cho đến lúc này, Thượng tướng Lương Tam Quang là Bộ trưởng Bộ Công an trên danh nghĩa, quyền lực thực sự vẫn hoàn toàn thuộc về ông Tô Lâm. Điều đó cho thấy, khả năng ông Tô Lâm vẫn chưa tìm ra giải pháp để thuyết phục Bộ Chính trị, Ban Bí thư… và cả Tổng Trọng, để đạt đồng thuận đưa Lương Tam Quang vào Bộ Chính trị.

Mà rào cản lớn nhất, đó là nguyên tắc lãnh đạo tập thể của Đảng, theo đó, việc quyết định các nghị quyết thuộc về số đông. Cho nên, việc ông Tô Lâm muốn sử dụng nghị quyết từ một cuộc họp của “cán bộ chủ chốt” – tức họp Bộ Chính trị thu hẹp, hay “Tứ trụ” mở rộng, theo công thức: Tứ trụ + Thường trực Ban Bí thư + Chánh Văn phòng Trung ương, là bất khả kháng, vì ông Nguyễn Duy Ngọc chưa phải là Ủy viên Bộ Chính trị.

Trong khi, phản ứng của phe tướng lĩnh quân đội được cho là không rõ ràng, và có dấu hiệu án binh bất động, ngoại trừ Đại tướng Lương Cường vẫn tỏ ra năng nổ.

Ngày 26/6, theo quyết định của Bộ Chính trị và Ban Bí thư, đã điều động, chỉ định Trung tướng Nguyễn Văn Gấu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trung tướng Gấu từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, là một đàn em thân cận của Tướng Lương Cường.

Trước đó, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái đã bị Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam, về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, liên quan đến vụ án Tập đoàn Thuận An – một sân sau của Chủ tịch Quốc hội Vương đình Huệ.

Điều vừa kể cho thấy, giữa lãnh đạo của phe Quân đội và phe Công an đang có cuộc chạy đua, trong việc cài cắm các nhân sự lãnh đạo ở cấp tỉnh, thành phố, theo thế “cài răng lược”. Đây là một kế sách “tiên hạ thủ vi cường” của phe Quân đội, ra tay trước để giành được phần thắng, và đó cũng sẽ là một khó khăn cho ông Tô Lâm kể từ đây.

Mỗi khi ông Tô Lâm cho trảm một vị trí lãnh đạo cấp cao, nếu không nhanh tay, sẽ bị phe Quân đội đưa người của mình trám vào ngay lập tức. Phải chăng, đó là những chỉ dấu cho thấy, Đại tướng Lương Cường có dấu hiệu nghiêng về ủng hộ cho phe Nghệ Tĩnh, giải vây cho Tổng Trọng và phe cánh.

Sự lấn lướt của ông Tô Lâm và Bộ Công an trong thời gian qua, là nhờ vào kho tàng thư “big data”. Đó là các hồ sơ đen “nhúng chàm” của hầu hết các quan chức lãnh đạo, từ Trung ương tới địa phương. Vấn đề là, hồ sơ đen đó được ông Tô Lâm chọn lựa như thế nào, và quyết định trừng trị ai mà thôi. Các nhân vật như Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, Trương Thị Mai và nhiều quan chức khác nữa, buộc phải “tâm phục” trước các bằng chứng của Bộ Công an.

Kể cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng có những vết nhúng chàm tày đình. Đó là hồ sơ mật về những vi phạm của Tổng Trọng khi còn làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội, có liên quan đến Dự án khu đô thị Ciputra Nam Thăng Long, ở khu vực Hồ Tây, Hà Nội. Trong hồ sơ điều tra của Bộ Công an dưới thời cựu Thủ tướng 2 nhiệm kỳ Nguyễn Tấn Dũng, do đích thân Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng – cựu thủ trưởng trục tiếp của ông Tô Lâm, điều tra còn dở dang, vì nhiều lý do khác nhau, đã thể hiện rất rõ.

Theo đó, cựu Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Phú Trọng và cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội Hoàng Văn Nghiên, từng bị cáo buộc làm thất thoát của nhà nước hơn 3.000 tỷ đồng, thời điểm đầu những năm 2000. Đổi lại, ông Trọng và ông Nghiên, mỗi ông đã nhận “quà” lại quả từ Tập Đoàn Ciputra của Indonesia là “2 căn biệt thự và 1 triệu USD”.

Theo giới thạo tin, ông Trọng đã bán đi một căn, còn một căn hiện do ông Nguyễn Phú Trường – Vụ trưởng Vụ Tổ chức của Ban Tuyên giáo Trung ương – con trai Tổng Trọng đang ở (theo lý lịch trích ngang của ông Nguyễn Phú Trường).

Đây là một trong những lý do, khiến cho Tổng Trọng buộc phải nhân nhượng, và lùi bước đối với ông Tô Lâm quá nhiều. Và cũng là lý do vì sao ông Tô Lâm có thể đảo ngược thế cờ một các ngoạn mục, sau Hội nghị Trung ương 9, để chuyển bại thành thắng.

Tất nhiên, khả năng Chủ tịch Tô Lâm nhận được sự đồng thuận từ Bắc Kinh là điều khá chắc chắn./.

 

Trà My – Thoibao.de