Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=XweEuds-ecY
Ông Nguyễn Phú Trọng là người tham quyền cố vị, đó là thực tế không thể chối cãi. Khi ông Trọng được bầu ở lại Bộ Chính trị và đại hội 12 năm 2016 để tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư, khi đó ông đã 72 tuổi, mặc dù điều lệ đảng quy định rằng: “Lãnh đạo Văn phòng Trung ương cho hay các Ủy viên Trung ương khoá XI được giới thiệu tái cử phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn là không quá 60 tuổi; Ủy viên Bộ chính trị, Ban bí thư khóa XI tái cử không quá 65 tuổi.”. Như vậy cách đây 5 năm ông Trọng đã vượt xa tuổi được giới thiệu đến 7 tuổi nhưng ông vẫn quyết phá lệ bám ghế.
Trong một cuộc gặp gỡ “cử tri” vào khoảng Tháng Năm năm 2017, ông Nguyễn Phú Trọng từng trả lời rằng: “Bí thư mà kiêm luôn luôn chức chủ tịch thì to quá. Ai kiểm soát ông?”. Tuy nhiên chỉ 6 tháng sau ông Trọng lấy luôn chiếc ghế chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang chết. Nguyên nhân cái chết của ông Trần Đại Quang được dân mạng đồn đoán rằng, cũng bởi bàn tay của ông Nguyễn Phú Trọng.
Được biết năm 2018 ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ xém chết khi đi kinh lý tại Kiên Giang nơi mà cha con Nguyễn Tấn Dũng làm chủ. Bệnh tình này kéo dài đến hơn 1 năm ông mới từ từ khỏe lại, thế nhưng cuối cùng ông vẫn cố bám ghế không trao cho ai cả. Lúc đối diện với bệnh tật hiểm nghèo thì ông còn không buông ghế thì cũng có thể vào đại hội 13 sắp tới, ông cũng sẽ tìm mọi cách để bám ghế, đó cũng là một khả năng có thể nói không thể không xảy ra. Trước ông Nguyễn Phú trọng có ông Hồ Chí Minh và ông Lê Duẩn cũng đã giữ ghế cho đến chết.
Lý do nào để ông Trọng tiếp tục bám ghế?
Tại đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ khai mạc vào ngày 25 tháng 1 năm 2021, tức chưa đầy 1 tháng nữa. Khi đó ông Trọng đã 77 tuổi, quá quy định để ở lại Bộ Chính Trị, thế nhưng ở năm 2016 thì sao? Lúc đó ông Trọng cũng đã xé rào quy định và ở lại. Cho đến hôm nay thông tin về ai thay thế ông Trọng cũng không được rõ ràng như cách đây 5 năm, cuối năm 2015 Trung ương đảng đã chốt danh sách tứ trụ nhưng nay thì không. Theo các nhà quan sát, khả năng ông Trọng ở lại thêm một thời gian nữa sau đại hội là là hoàn toàn có thể. Các diễn biến kể trên đặt ra hai câu hỏi quan trọng: Tại sao ông Trọng có thể muốn tiếp tục ở lại? Và điều gì sẽ cản trở hoặc tạo điều kiện cho một kịch bản như vậy?
Hai ứng viên hàng đầu thay thế ông Trọng làm tổng bí thư được xác định là ông Trần Quốc Vượng, 67 tuổi, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, và ông Nguyễn Xuân Phúc, 66 tuổi, thủ tướng đương nhiệm. Cả hai người đều đã vượt quá giới hạn 65 tuổi để được tái cử vào Bộ Chính trị khóa tới, điều kiện cần để họ có thể giành được vị trí cao nhất. Theo truyền thống, một ứng cử viên sẽ được miễn giới hạn độ tuổi. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra hai “trường hợp đặc biệt” nếu cả hai ứng cử viên đều giành đủ sự ủng hộ từ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ông Trọng được nhiều người cho là ủng hộ ông Vượng làm người kế nhiệm vì lý lịch của ông Vượng phù hợp hơn: Ông Vượng là một quan chức đảng kỳ cựu gốc miền Bắc, có kinh nghiệm làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, và đặc biệt là lý lịch của ông được coi là “sạch” hơn do mạng lưới quan hệ lợi ích của ông được cho là hạn chế hơn. Như vậy, ông Vượng có thể là ứng cử viên phù hợp để duy trì di sản quan trọng nhất của ông Trọng: tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng. Tuy nhiên, những người am hiểu tình hình nội bội cho rằng, ông Vượng chưa xây dựng được đủ thẩm quyền cá nhân và sự ủng hộ trong Ban Chấp hành Trung ương để đảm bảo giành được vị trí này như ông Trọng dự liệu.
Đối thủ cạnh tranh chính của ông Vượng là ông Nguyễn Xuân Phúc đương kiêm thủ tướng, ông Phúc có cơ sở ủng hộ mạnh mẽ hơn nhờ kinh nghiệm dày dặn trong ngành hành pháp, điều đã giúp ông xây dựng được một mạng lưới quan hệ rộng lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, chính mạng lưới lợi ích rộng lớn hơn này có thể đã khiến ông Trọng lo lắng, vì nó có thể cản trở ông Phúc theo đuổi một cách hiệu quả cuộc chiến chống tham nhũng và nhiệm vụ xây dựng đảng, điều mà ông Trọng coi là hệ trọng đối với sự tồn vong của ĐCSVN. Hơn nữa, nguồn gốc miền Trung của ông Phúc cũng có thể gây bất lợi cho ông. Trong ba thập niên qua, chức tổng bí thư ĐCSVN luôn được dành cho các chính trị gia miền Bắc.
Tuy nhiên phàn dễ thấy là cả 2 ông này đều không đủ bản lĩnh để thực hiện công cuộc đốt lò. Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến đại hội thì khó mà bắt được Lê Thanh Hải. Nếu Lê Thanh Hải còn nhởn nhơ thì đó là lý do để ông Trọng ở lại ghế quyền lực để tiếp tục điểu khiển công cuộc đốt lò.
Tham vọng của ông Trọng giống Tập Cận Bình
Chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng là bản sao của chiến dịch đả hổ diệt ruồi Tập Cận Bình. Để đi đến vị thế quyền lực to lớn như hôm nay, Nguyễn Phú Trọng vừa dựa vào Tập Cận Bình vừa học hỏi kế sách của Tập. Tuy so với Tập Cận Bình thì mức độ thành công của Nguyễn Phú Trọng còn khá khiêm tốn, nhưng so với những tổng bí thư tiền nhiệm thì ông Trọng đã rất thành công. Tập Cận Bình là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước thì Nguyễn Phú trọng cũng đạt được. Tại Trung Cộng, hiện nay Tập Cận Bình đã sửa hiến pháp để cầm quyền suốt đời. Đây có thể là một ước mơ của con người tham quyền cố vị như Nguyễn Phú Trọng, tuy nhiên hiến pháp đã được sửa năm 2013 nên bây giờ khó mà sửa lại được nữa. Để cầm quyền suốt đời thì Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn có thể. Ông chỉ cần giữ ghế sau đại hội 13 thì ông hoàn toàn có thể cầm quyền suốt đời, vì ông đã quá già có thể sẽ chết lúc tại vị như ông Lê Duẩn, hoặc ông chuyển giao quyền lực giữa nhiệm kỳ nếu cảm thấy sức khỏe quá yếu.
Nếu ông Trọng không thể đảm bảo cho ứng viên mà ông chọn được đắc cử, ông có thể muốn tiếp tục ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa. Bản thân là một “trường hợp đặc biệt”, nếu ông ở lại thành công, ông có thể yêu cầu cả ông Vượng và ông Phúc về hưu để xếp lại bàn cờ, hoặc ông có thể yêu cầu ứng viên mà ông không ủng hộ phải từ chức trong khi giữ lại và chuẩn bị cho người còn lại tiếp quản vị trí của mình, có thể là vào khoảng giữa nhiệm kỳ mới. Như vậy, ông sẽ đạt được hai mục tiêu quan trọng là đưa suôn sẻ ứng cử viên mà ông lựa chọn vào ghế tổng bí thư, đồng thời duy trì sự đoàn kết và ổn định chính trị trong hàng ngũ lãnh đạo cao nhất của đảng.
Tuy nhiên, hai trở ngại chính sẽ chống lại kịch bản này. Thứ nhất, Điều 17 của Điều lệ Đảng quy định rằng “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”. Thứ hai, mặc dù vấn đề tuổi tác có thể không quan trọng nếu ông lại được coi là “trường hợp đặc biệt”, nhưng sức khỏe của ông là một vấn đề lớn. Ông Trọng bị đột quỵ vào tháng 5 năm 2019 và từ đó không thể thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả. Ông đã vắng mặt trong nhiều sự kiện của đảng và nhà nước, gần đây nhất là lễ kỷ niệm 75 năm ngày Quốc khánh. Giữa hai yếu tố này, giới hạn nhiệm kỳ là trở ngại lớn hơn, vì ông Trọng hầu như không thể sửa đổi điều lệ đảng kịp thời để tạo điều kiện cho việc ông tái đắc cử. Tuy nhiên ông Trọng hoàn toàn có thể tự đặt mình vào trường hợp đặc biệt mà phá lệ như cách đây 5 năm ông làm. Tham quyền mạnh liệt thì ắt Nguyễn Phú trọng tìm mọi cách đoạt lấy quyền lực về cho bản thân ông thôi.
Có khi nào ông Trọng nhường một ghế còn giữ lại một ghế không?
Nếu đã tham quyền cố vị thì rất khó để người ta chia sẻ quyền lực. Ông Trọng đã tốn rất nhiều công sức để chiến đấu thâu tóm thêm ghế chủ tịch nước thì khó có lí do ông nhường. Tuy nhiên, khó có khả năng không có nghĩa là không thể. Mà như đã nói, việc ông Trọng giữ chức tổng bí thư cho đại hội 13 thì ông đã vượt quá 2 nhiệm kỳ do điều lệ đảng quy định. Nếu ông ngang nhiên chà đạp lên điều lệ đảng thì ông sẽ giữ chức tổng bí thư, còn nếu ông còn có chút tôn trọng điều lệ đảng, thì rất có thể ông sẽ nhường lại một ghế.
Mặc dù ông Trọng đang giữ chức tổng bí thư ĐCSVN nhiệm kỳ hai, ông cũng đồng thời là chủ tịch nước, chức vụ mà ông đang nắm giữ lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm 2018, tức chưa được một nhiệm kỳ. Điều đó có nghĩa là ông Trọng có thể rời ghế tổng bí thư nhưng vẫn giữ lại chức chủ tịch nước. Khi đó, ông vẫn có thể đưa ứng cử viên mà ông chọn vào vị trí tổng bí thư và loại bỏ ứng cử viên còn lại bằng cách cho rằng chỉ cho phép tối đa hai “trường hợp đặc biệt”.
Đây là kịch bản cũng có khả năng, đặc biệt nếu ông Trọng hứa sẽ bàn giao vị trí chủ tịch nước sớm để dập tắt những chỉ trích rằng sức khoẻ yếu sẽ khiến ông không thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Sau khi ở lại thành công, ông có thể giúp tổng bí thư mới củng cố quyền lực trong khi chuẩn bị một người khác có thể hợp tác suôn sẻ với tổng bí thư mới để tiếp quản chức chủ tịch nước của mình.
Việc tính người kế nhiệm đến nay vẫn còn đang trong bí mật. Liệu các tính toán của ông Trọng như thế nào cũng cần phải chờ xem.
Năm 2016, trước sự cạnh tranh quyết liệt từ nhóm do ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn dắt, ông Trọng được nhiều người cho là sẽ nghỉ hưu và buông xuôi cho đối thủ. Tuy nhiên, cuối cùng ông đã quyền biến vượt qua được thử thách để tái đắc cử và thậm chí củng cố được quyền lực lớn hơn. Ông làm được như vậy là nhờ giúp sức từ Bắc Kinh rất lớn, lần này ông Trọng đã có quyền lực quá mạnh trong tay, liệu ông ta sẽ làm gì? Kịch bản bám ghế cũng có khả năng xảy ra chứ không phải không có. Hãy chờ xem, một tháng sau sẽ ngã ngũ.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nguyễn Văn Nên gửi thông điệp cảnh cáo Lê Thanh Hải
>>> “Gõ kẻng” trước Đại hội – N.P Trọng “đe dọa” cánh Miền nam
>>> Chọn được người „truyền ngôi“ – N.P Trọng chốt ngày Đại hội
Quan chức cấp cao tham nhũng: người được an ủi, kẻ bị truy nã!
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT