Vì sao Nguyễn Phú Trọng xử Đinh La Thăng ngay sát ngày đại hội?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=d9O-4XLhmUM

Tưởng lần thứ 3 ông Đinh La Thăng bị đưa ra tòa vào giữa tháng 12 năm ngoái thì đó là kết thúc tội, nhưng không, nay ông Thăng tiếp tục bị lôi ra tòa lần nữa. Lần này có liên quan đến dự án Ethanol Phú Thọ, gây thiệt hại hơn 540 tỷ đồng.

Có thể nói ông Đinh La Thăng chiếm rất nhiều cái nhất trong số những quan chức cấp cao trong ĐCS, những cái nhất này chẳng vẻ vang gì. Thứ nhất, cho đến nay ông là Ủy viên Bộ Chính Trị duy nhất có mà bị truy tố và tống giam vào tù. Trước ông, chức ủy viên bộ chính trị xem như là được miễn tố. Thứ nhì, ông là người bị truy tố nhiều tội nhất, cho đến nay chưa có quan chức nào có đến 4 lần phải ra hầu tòa ở 4 vụ án khác nhau. Trong khi đó người cấp trên ông là Nguyễn Tấn Dũng vẫn không hề bị truy tố vì bất kì tội gì, hay người đồng cấp với ông khi đó là Hoàng Trung Hải cũng chỉ bị khiển trách nhẹ chứ không bị “đuổi cùng giết tận” như cách mà ông Nguyễn Phú Trọng đã đối xử với ông.

Việc ông Nguyễn Phú trọng quyết triệt Đinh La Thăng đến tận cùng cũng vì một nguyên nhân, ấy là khi ông Trọng đang yếu thế trước Nguyễn Tấn Dũng , Đinh La Thăng đã tỏ ra xem thường Trọng. Điều này làm cho trọng để bụng và nay ông ta lại giành cách đối xử rất “đặc biệt” cho Thăng như vậy.

Theo báo chí nhà nước CS thì vào ngày 22/1, ông Thăng cùng 11 đồng phạm bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm. Phiên toà dự kiến diễn ra trong 10 ngày. Có hơn 20 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho các bị cáo. Đây là vụ án thứ 4, ông Thăng bị xét xử, từ khi bị bắt vào tháng 12/2017.

Đinh La Thăng, người sẽ ra tòa lần thứ tư vào ngày 22/1 sắp tới

Ông Đinh La Thăng năm nay 61 tuổi cùng Vũ Thanh Hà – cựu tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoá dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí – PVB, Nguyễn Xuân Thủy – cựu phó Phòng đầu tư dự án PVB, Khương Anh Tuấn – cựu Phó Phòng thương mại PVB, Lê Thanh Thái – cựu Trưởng Phòng kinh doanh PVB, Hoàng Đình Tâm – cựu Kế toán trưởng PVB, Phạm Xuân Diệu -cựu Tổng giám đốc PVC, Nguyễn Ngọc Dũng – cựu phó tổng giám đốc PVC, Đỗ Văn Quang – cựu Trưởng Ban kinh tế kế hoạch PVC, Trần Thị Bình – cựu phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) bị xét xử về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3 điều 224 Bộ luật Hình sự 2015.

Có một điều rất dễ nhận ra, đó là những ai liên quan đến Đinh La Thăng ông Trọng đều bắt hết, bắt càng nhiều mới khui ra nhiều tội. Và cứ thế tội Định La Thăng sẽ chất chồng.

Trịnh Xuân Thanh, nhân tố quyết định để buộc tội Đinh La Thăng

Ngay khi ông Nguyễn Phú Trọng bất chấp tai tiếng chà đạp luật pháp quốc tế, chà đạp lên luật pháp Đức sang tận Berlin để bắt cóc cho bằng được Trịnh Xuân Thanh thì đủ hiểu sự quyết tâm hạ Đinh La Thăng trong lòng ông Trọng lớn như thế nào rồi. Ra tòa cùng với Đinh la Thăng và những những đồng phạm kể trên thì còn có một nhân vật rất quan trọng, đó là Trịnh Xuân Thanh.

Với vai trò từng là cựu tổng giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị PVC, ông Trịnh Xuân Thanh bị truy tố tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3 điều 224 Bộ luật Hình sự 2015 và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, theo khoản 3 điều 356.

Theo cáo trạng, năm 2007 ông Thăng với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN đã ký nghị quyết chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy sản xuất Ethanol khu vực phía Bắc. Cuối năm 2007, Công ty Cổ phần hoá dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí – PVB được thành lập để làm chủ đầu tư dự án, vốn điều lệ ban đầu hơn 405 tỷ đồng. Từ chỗ chấp thuận chủ trương ấy đã khéo theo hàng loạt thuộc cấp cũng vạ lây. Nay tất cả đều bị ông Trọng tóm không sót một người và chuẩn bị ra tòa trước thềm đại hội 13.

Hội đồng xét xử vụ án này dự kiến gồm 5 người: 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân. Ba kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao được biệt phái về Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và một kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố tại phiên tòa.

Trịnh Xuân Thanh, một nhân vật quan trọng liên quan đến sai phạm Đinh La Thăng

Trịnh Xuân Thanh bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về 2 tội: “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 224, khoản 3 – Bộ luật Hình sự năm 2015 và tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 356, khoản 3 – Bộ luật Hình sự năm 2015. Bị cáo Đỗ Văn Hồng bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 356, khoản 3 – Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đinh La Thăng bị truy tố khung hình phạt như thế nào?

Theo cáo buộc, hành vi làm trái các quy định của ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh và các bị can dẫn đến thiệt hại cho PVB hơn 540 tỷ đồng. Trong quá trình điều tra, tuy báo chí đánh giá ông Thăng thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác. Thực chất thì tất cả nhân chứng đều bị bắt, Đinh La Thăng không còn đường chối mà thôi

Ngoài sai phạm tại dự án Ethanol Phú Thọ, Trịnh Xuân Thanh còn bị cáo buộc thành lập Công ty PVC Kinh Bắc cùng bị can Đỗ Văn Hồng từ năm 2009. Ông Thanh sau đó bàn với Hồng về việc mua 3.400 m2 đất tại huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc của Công ty Metrimex bằng tiền tạm ứng cho thực hiện dự án của PVC.

Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo cán bộ dưới quyền tại PVC cho PVC Kinh Bắc tạm ứng trái quy định 25 tỷ đồng. Tuy nhiên để hợp thức việc cho vay tạm ứng và sử dụng tiền tạm ứng trái quy định, ông Thanh và ông Hồng đã làm các thủ tục chuyển 21 tỷ đồng thành tiền góp vốn điều lệ của PVC tại PVC Kinh Bắc. Điều này trái quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, gây thiệt hại cho PVC hơn 13 tỷ đồng.

Năm 2018, ông Đinh La Thăng bị phạt 30 năm tù trong hai vụ án xảy ra tại PVC, PVN và OceanBank. Tháng 12/2020, ông Thăng lĩnh thêm 10 năm tù trong vụ án bán quyền thu phí cao tốc Trung Lương cho Đinh Ngọc Hệ ( tức Út “Trọc“) gây thiệt hại 725 tỷ đồng.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, ngày 17/7/2007, Hội đồng quản trị PVN ra Nghị quyết giao cho Tổng Giám đốc PVN xây dựng đề án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu ở khu vực phía Bắc. Ba tháng sau, bị cáo Đinh La Thăng khi đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN đã ký ban hành Nghị quyết “chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy sản xuất Ethanol khu vực phía Bắc“. Thực hiện nghị quyết này, Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiêu liệu sinh học Dầu khí – PVB được thành lập để làm chủ đầu tư dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu khu vực phía Bắc tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ – gọi tắt là Dự án Ethanol Phú Thọ.

Cơ quan điều tra và viện kiểm sát vẫn chưa đưa ra mức án cụ thể cho Đinh La Thăng, có lẽ từ nay cho đến ngày xử ông Trọng còn chưa muốn chốt mức án chăng? Dù mức án nào thì cũng có thể đoán là án cho Đinh La Thăng khó có thể nghẹ hơn Trịnh Xuân Thanh vì ông Thăng là người ra chủ trương.

Báo chí vẫn chưa được thông báo về mức án dự kiến cho Đinh La Thăng

Ông Thăng có khai ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phúc nhưng tòa lơ đi.

Năm 2017, ông Trọng lần đầu tiên tóm một ủy viên Bộ Chính Trị làm nhiều người nghĩ ngay đến bước tiếp theo là ông sẽ dẫn quân đến nhà Nguyễn Tấn Dũng. Lúc đó người ta nghĩ đến một kịch bản là Đinh La Thăng sẽ “khai sạch”, nhưng mãi đến bây giờ ông Dũng cũng bình chân như vại thì có thể nói đó là một cay đắng cho ông Nguyễn Phú Trọng.

Còn nhớ ngày 9/1/2018 tại phiên tòa xét xử vụ án tham ô, cố ý làm trái gây thiệt hại 119 tỉ đồng cho Tập đoàn dầu khí PVN. Khi ấy Hội đồng xét xử xét hỏi bị cáo Đinh La Thăng về việc chỉ định thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 cho PVC, khi năng lực của doanh nghiệp này rất yếu kém, ông Đinh La Thăng khẳng định việc chỉ định thầu đối với các đơn vị thành viên của PVN là “do chủ trương của Bộ Chính trị”!

Ông Thăng còn khẳng định rằng trong kết luận của Bộ Chính trị về tiến độ phát triển của PVN có nội dung mong muốn phát triển PVN thành tập đoàn kinh tế mạnh. Bởi vậy, việc triển khai nghị quyết của Bộ Chính trị là để phát triển kinh tế, Chính phủ cho phép PVN chỉ định thầu đối với các đơn vị thành viên. Từ chủ trương này, tập đoàn phát triển xuống các công ty con trong đó có PVC để xây dựng thành 1 đơn vị xây lắp dầu khí mạnh. Sau đó có sự đồng ý của Chính phủ thì PVN cho PVC làm tổng thầu.

Đinh La Thăng ám chỉ cả Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phúc cũng có dính đến sai phạm

Chi tiết đáng chú ý là Đinh La Thăng đã “đá” trách nhiệm về phía “chính phủ”. Một tường thuật từ tòa còn cho biết ông Thăng nói “đã xin phép thủ tướng”. “Chính phủ” vào thời ông Đinh La Thăng còn là chủ tịch hội đồng thành viên PVN lại nằm dưới quyền điều hành của ủy viên bộ chính trị là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, kết quả thì ông Phúc và ông Dũng không ai dám đụng đến.

Không khai thác được gì về Nguyễn Tấn Dũng à Nguyễn Xuân Phúc

Không biết ông đinh La Thăng không dám khai ông Dũng hay khai nhưng có quan điều tra không làm gì được. Với cách nói bóng nói gió của ông Nguyễn Xuân Phúc tại phiên tòa ngày 9/1/2018 cho thấy ông Thăng không dám nói thẳng và tòa cũng không muốn hỏi sâu về những quyết định từ ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phúc. Tòa án Việt Nam là vậy, họ xem những người nào mà còn thế lực mạnh thì không bao giờ họ dám khai thác. Tòa án là công cụ chế độ nên không thể đi xa hơn nếu chưa có lệnh.

Theo truyền thống của ĐCS, cá nhân sai phạm nhưng tập thể chịu trách nhiệm. Cách làm việc như vậy nên không còn là một cơ quan nào phải chịu trách nhiệm chung chung, mà trước tòa, trách nhiệm chỉ đạo của cá nhân mới là chi tiết mang tính bằng chứng.

Với tất cả những gì đã thể hiện trong mối quan hệ “chỉ đạo dọc” từ trước tới nay của Chính phủ đối với PVN, cùng quá nhiều dư luận về “Thăng là dây của Dũng”, có thể loại nói vai trò của Nguyễn Xuân Phúc nhẹ hơn Nguyễn Tấn Dũng trong trường hợp này. Tuy nhiên chẳng ai trong 2 người đó chịu trách nhiệm cả.

Ông Nguyễn Phú Trọng không thể khai thác gì thêm ở Đinh La Thăng nên cho đưa ra xét xử

Với Nguyễn Tấn Dũng thì thế còn khá mạnh ông Nguyễn Phú Trọng bất lực, còn Nguyễn Xuân Phúc thì lại là thế lực cũng rất mạnh vì ông ta đang là thủ tướng. Cả 2 ông này là bất khả xâm phạm. Đối với ông Trọng, Đinh La Thăng giờ hết giá trị khai thác nên ông Trọng cho sử cho xong trước đại hội 13. Trận chiến Trọng Dũng vì thế cũng sẽ kết thúc sau phiên tòa vào ngày 22/1 này.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Dấu hiệu cho thấy Nguyễn Phú Trọng lo sợ đảo chính

>>> Đảng Cộng sản Việt Nam dán nhãn “khủng bố” cho đối kháng chính trị

>>> Thẩm phán suốt đời có phù hợp với thể chế chính trị độc đảng tại Việt Nam?

Đại hội 13: Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc ‘có thể là trường hợp đặc biệt’


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT