Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=mJ50G_dVNlI
Hầu hết những người ngồi ghế thủ tướng thì nếu hoặc ở lại ghế này hoặc lên ghế tổng bí thư chứ không phải lên ghế chủ tịch nước. Giữa ghế thủ tướng và ghế chủ tịch nước không ai lại chọn ghế chủ tịch nước cả. Nguyễn Xuân Phúc nhảy ngang qua ghế chủ tịch nước được xem như là kẻ thua cuộc. Như vậy câu hỏi là, kẻ thua cuộc Nguyễn Xuân Phúc đã thua ai?
Tệ hại nhất trong cuộc chiến cung đình là không xác định được đâu là đối thủ chính. Điều đó dễ dẫn tới thua cuộc bởi người ta nói “biết người biết ta trăm trận trăm thắng, biết người khômg biết ta 5 thắng 5 thua, không biết người không biết ta trăm trận trăm bại”. Ông Nguyễn Xuân Phúc rơi vào tình huống không biết người không biết ta trăm trận trăm bại.
So với ông Nguyễn Tấn Dũng thì ông Nguyễn Xuân Phúc mới ngồi ghế thủ tướng có một nhiệm kỳ đã rút, trong khi đó Nguyễn Xuân Phúc không bị tai tiếng về tham nhũng như Nguyễn Tấn Dũng. So ra ông Nguyễn Tấn Dũng đấu đá nội bộ giỏi hơn ông Phúc. Ít ra ông Dũng còn xác định được đối thủ chính của ông là ai, còn ông Nguyễn Xuân Phúc thì suốt 5 năm không biết đối thủ chính của mình là ai cả. Nên bại thì phải.
Nếu ông Nguyễn Xuân Phúc đặt mục tiêu ôm chiếc ghế thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa có lẽ ông đã thành công. Tuy nhiên ông lại hăng hái muốn nhỏm dậy khỏi ghế thủ tướng để tranh ghế tổng bí thư nên chiếc ghế đầy quyền lực của ông bị người ta đoạt mất. Đây có lẽ là bài học mà ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ không có cơ hội sửa chữa được nữa.
Vì tham nên thâm
Ở trong tứ trụ, tuy ghế thủ tướng được xếp thứ 3 sau ghế tổng bí thư và ghế chủ tịch nước, nhưng thực quyền thì ghế thủ tướng có quyền lực đứng vào hàng thứ 2 chỉ sau ghế tổng bí thư thôi. Quyền lực của ghế thủ tướng đôi khi còn lấn lướt cả quyền lực của ghế tổng bí thư, mà cụ thể nhất là dưới thời Nguyễn Tấn Dũng.
Phán đoán khả năng để tự lượng sức mình là rất quan trọng, bởi trong chính trường của ĐCS Việt Nam luôn có kẻ thù rình mò để hạ bệ để đoạt ghế. Kẻ thù công khai thì dễ thấy, kẻ thù ẩn mình thì làm sao mà đỡ? Vậy nên phải sáng suốt.
Trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc cứ cố nhắm vào chiếc ghế tổng bí thư mà giành giật với Trần Quốc Vượng, cuối cùng không đề phòng Phạm Minh Chính nên cho dù đánh bật được Trần Quốc Vượng thì chiếc ghế tổng bí thư vẫn không giành được mà ngược lại, lại mất chiếc ghế thủ tướng đầy quyền lực đang ở trong tay. Tham lắm thì thâm. Không lượng được sức mình, không lượng được kẻ thù nên đành chấp nhận thất thế.
Thực ra Trần Quốc Vượng chưa bao giờ là đối thủ xứng tầm của Nguyễn Xuân Phúc. Tuy ông Vượng được cất nhắc lên vị trí thường trực ban bí thư nhưng ông Vượng chưa bao giờ là người đứng đầu một nhóm lợi ích nào cả, trong khi đó ông Phúc nắm chính phủ với quyền lực có thể điều khiển nền kinh tế cả nước. Đối thủ ông Phúc thực sự chỉ có thể là Nguyễn Phú Trọng chứ không phải là Trần Quốc Vượng.
Đánh Trần Quốc Vượng liệu có cần thiết không?
Trong ban bí thư, Trần Quốc Vượng đứng ở vị trí cao hơn Phạm Minh Chính. Tuy nhiên về thực lực thì ông Phạm Minh Chính mới là kẻ đáng gờm khi mà ông ta xây dựng mối quan hệ tốt với Trung Quốc ngay từ khi còn là bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh. Rồi trên cương vị trưởng ban tổ chức Trung ương ông Phạm Minh Chính vẫn giữ tốt mối quan hệ đó và đã có chuyến viếng thăm Trung Quốc ở cương vị này. So với người tiền nhiệm Tô Huy Rứa, ông Phạm Minh Chính có mối quan hệ vượt rất xa. Nếu dựa vào vị trí trong ban bí thư mà xác định đối thủ thì ông Nguyễn Xuân Phúc đã sai lầm. Ông Vượng tuy là sếp của Phạm Minh Chính ở ban bí thu nhưng ông Vượng không mạnh bằng ông Chính.
Thực ra trong quá trình tiến thân trước đó, ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng đi theo hai nhánh khác nhau không ai xâm phạm quyền lợi của ai cả. Ông Trần Quốc Vượng thì đi lên theo con đường ban bí thư, còn ông Nguyễn Xuân Phúc thì đi lên bằng con đường chính phủ. Nói chung nước sông không phạm nước giếng nên hai ông này chẳng có mâu thuẫn gì. Tuy nhiên đến trước thềm đại hội 13 khi mà ông Trần Quốc Vượng và ông Nguyễn Xuân Phúc đều nhắm vào chiếc ghế tổng bí thư thì hai ông này xuất hiện mâu thuẫn. Tuy tuy là mâu thuẫn, là đối thủ của nhau nhưng thực tế ông Trần Quốc Vượng không phải là đối thủ ngang tầm với ông Nguyễn Xuân Phúc.
Nếu ông Nguyễn Phú Trọng tự rút lui sau hai nhiệm kỳ tổng bí thư như điều lệ đảng mà để chiếc ghế trống cho ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng đấu nhau thì cửa chắc là ông Phúc thắng, nhưng ông Phúc đã tính sai. Ông Nguyễn Phú Trọng dù yếu nhưng vẫn tham quyền cố vị quyết không nhường ghế cho ai cả. Như vậy việc ông Nguyễn Xuân Phúc ứng cử vào ghế tổng bí thư thì điều đó có nghĩa là ghế thủ tướng bị trống. Và đó là cơ hội hiếm có để Phạm Minh Chính nhảy ngang từ trưởng ban tổ chức trung ương để giành lấy chiếc ghế quyền lực thứ hai trong đảng này.
Phạm Minh Chính tận dụng sai lầm của Nguyễn Xuân Phúc
Khi ông Nguyễn Xuân Phúc đấu với ông Vượng để giành ghế ông Trọng thì giải pháp tốt nhất là ông Trọng ngồi lại ghế và loại ông Vượng và cũng làm phá sản tham vọng của ông Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên ông Trọng mà giữ 2 ghế thì cũng không yên với Phạm Minh Chính. Phạm Minh Chính cần ông Trọng phải nhả ghế để chuyển ông Nguyễn Xuân Phúc qua đó làm trống ghế cho Chính ngồi. Đấy là thỏa hiệp hoàn hảo. Ông Trọng mất chiếc ghế không mấy quyền lực nhưng xoa dịu được nỗi đau thất bại của ông Nguyễn Xuân Phúc và cũng làm hài lòng thế lực đang lên Phạm Minh Chính.
Nếu ông Trọng không nhả ghế chủ tịch nước thì có thể nói ông Nguyễn Xuân Phúc đã phải trắng tay rồi. Như vậy ông Phạm Minh Chính đóng vai trò kẻ cướp vừa đóng vai trò ân nhân. Ông ta cướp lấy chiếc ghế thủ tướng của ông Phúc nhưng chính ông ta làm cho ông Phúc được an ủi ngồi vào ghế chủ tịch nước chứ không phải trắng tay về nhà đuổi gà như Trần Quốc Vượng. Lấy ghế quyền lực của Nguyễn Xuân Phúc mà lại là ân nhân của Nguyễn Xuân Phúc thì có thể nói ông Phạm Minh Chính rất cao tay trong ván bài này.
Đây là sai lầm quá lớn của Nguyễn Xuân Phúc, nếu từ đầu ông Phúc không tham ghế tổng bí thư thì đâu có bị đẩy vào tình huống như thế này. Giờ đây, khi đã rời ghế thủ tướng thì thết lực của ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ không mạnh như trước đây nữa. Và trong cuộc đấu đá này tuy ông Phúc thắng Trần Quốc Vượng nhưng thua đau Phạm Minh Chính.
Đấu đá cung đình của ĐCS Việt Nam rất phức tạp. Kẻ cơ hội đầy rẫy, kẻ nịnh bợ cũng nhiều nên rất khó phân biệt thật giả. Đặc biệt những kẻ thâm trầm ít ồn ào nhưng có những bước đi vững chắc là đáng lo ngại nhất.
Từ thời ông Võ Văn Kiệt đết bây giờ, hễ ai làm thủ tướng thì cố gắng làm sang nhiệm kỳ thứ hai đều là trong tầm tay. Có lẽ những con người như ông Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng đã không phải xác định nhầm đối thủ như Nguyễn Xuân Phúc. Đặc biệt ông Nguyễn Tấn Dũng, nhiệm kỳ đầu ông xem Nông Đức Mạnh là đối thủ, ở nhiệm kỳ hai ông xem Nguyễn Phú Trọng là đối thủ. Chính vì vậy mà dù tai tiếng về tham nhũng ông cũng ngội được ghế thủ tướng đến hết nhiệm kỳ hai chứ không như ông Nguyễn Xuân Phúc.
Thời của Phạm Minh Chính
Từ ngày 4 Tháng Giêng, hãng tin nước ngoài cho rằng cuộc đấu đá tranh cái ghế chóp bu, tổng bí thư đảng CSVN, nhiều phần là giữa ông thủ tướng gốc Quảng Nam Nguyễn Xuân Phúc với ông người bắc bảo thủ Trần Quốc Vượng. Cũng có thể ông Nguyễn Phú Trọng tuy sức khỏe yếu kém vẫn cố ở lỳ thêm một thời gian ngắn.
Cả ông Nguyễn Xuân Phúc, 66 tuổi, và ông Trần Quốc Vượng, 67 tuổi, đều quá tuổi nghỉ hưu theo quy định chung về hạn tuổi ở các cấp lãnh đạo trong hệ thống đảng và nhà nước. Để có thể được ở lại, cả hai đều phải được du di hạn tuổi theo cái kiểu “đặc biệt” như Nguyễn Phú Trọng mấy năm trước.
Tuy nhiên lúc đó các hãng tin nước ngoài dự đoán chiếc ghế thủ tướng có thể rơi vào tay ông Vương Đình Huệ, 63 tuổi, đương kim bí thư Thành Ủy Hà Nội. Ông này đã từng là phó thủ tướng, bộ trưởng Tài Chính nên có hiểu biết về kinh tế tài chính, tương đối dễ được lựa chọn. Còn bà Trương Thị Mai, bí thư Trung Ương Đảng, trưởng Ban Dân Vận Trung Ương, rất có thể được đôn lên làm chủ tịch Quốc Hội thay cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân về hưu.
Đấy là những gì thế giới người ta nhìn nhận. Họ cũng đã nhận xét khá chính xác chính trường Việt Nam nhưng họ không lường nhân tố Phạm Minh Chính nổi lên soán ngôi của Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên thế giới họ nhì từ bên ngoài nên họ không nhận ra nhưng chính ông Nguyễn Xuân Phúc là người trong cuộc mà không nhận ra cũng là một thiếu sót rất lớn. Nếu nhận định đúng thời cuộc thì giờ đây thì ông Trọng vẫn giữ hai ghế chủ tịch nước và tổng bí thư ông Phúc vẫn giữ ghế thủ tướng còn ghế chủ tịch quốc hội để phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ đấu nhau.
Hoạc có thể xảy ra kịch bản thứ hai vẹn toàn hơn, đó là là ghế tổng bí thư ông Trọng giữ, ghế chủ tịch nước là ông Trần Quốc Vượng, ông Nguyễn Xuân Phúc giữ ghế thủ tướng và ghế chủ tịch quốc hội để ông Vương Đình Huệ và Phạm Minh Chính tranh nhau. Hai kịch bản đó đều tốt hơn thực tế hiện nay, ông Nguyễn Xuân Phúc phải ôm cái ghế hữu danh vô thực. Chính sai lầm đó mà ông Nguyễn Xuân Phúc đã tự kết thúc thời cực thịnh của mình và chuyển thời đó vào tay Phạm Minh Chính.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Biển Đông: Có nên tin vào lời hứa của Trung Quốc?
>>> Cuộc đấu Vương Đình Huệ và Hoàng Trung Hải, cú lật kèo ngoạn mục
>>> Nguyễn Thị Kim Ngân, hành trình từ thành công tột đỉnh đến thất bại ê chề
Nguyễn Phú Trọng và chiến thuật “dùng người miền nam đánh người miền nam”
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT