Vì sao Nguyễn Hòa Bình “phản” Nguyễn Phú Trọng?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=CJ-5do4ZVck

Nguyễn Hòa Bình làm chánh án tòa án nhân dân tối cao là đứng đầu một cơ quan trực thuộc ban bí thư do ông Nguyễn Phú Trọng làm đầu. Với việc tự đưa ra “suất đặc biệt” để ngồi lại nhiệm kỳ 3 thì có thể nói, ngoài Lê Duẩn và Hồ Chí Minh cầm quyền suốt đời thì chưa ai làm tổng bí thư mà lâu như ông Nguyễn Phú Trọng. Chính vì làm chủ quá lâu ban bí thư nên hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng dùng người toàn là những người ông đề bạt và cất nhắc.

Hiện nay trong ban bí thư có 11 cơ quan trực thuộc gồm: Ban tổ chức, ban tuyên giáo, ban dân vận, ban kinh tế, quân ủy trung ương, văn phòng trung ương đảng, tòa án nhân dân tối cao, ban nội chính, hội đồng lí luận trung ương, ủy ban mặt trận tổ quốc và ủy ban kiểm tra trung ương.

Trong 10 năm là người đứng đầu ban bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng đưa rất nhiều người từ những cơ quan nhỏ trong ban bí thư lên dần và thay ông thực hiện những ý đồ. So với các bộ trong chính phủ thì những người đứng đầu trong ban bí thư gần gũi nhau hơn, cùng một mục đích chung là phục vụ người có quyền lực nhất Việt Nam hiện nay.

Điều dễ thấy nhất là, ai đã tiến thân trong ban bí thư thì rất dễ được cơ cấu vào Bộ Chính Trị. Ở đợt đại hội 13 này thì ông Nguyễn Văn Nên, ông Trần Cẩm Tú, ông Phan Đình Trạc, ông Nguyễn Hòa Bình, ông Nguyễn Xuân Thắng, ông Lương Cường. Cả 7 người đều là thành viên của ban bí thư. Trong khi đó ở chính phủ, chỉ có 2 người là Đinh Tiến Dũng và Trần Tuấn Anh được vào Bộ Chính Trị.

Nói thế không có nghĩa là mọi ghế trong ban bí thư đều cao hơn ghế bộ trưởng. Có những vị trí trong ban bí thư quyền lực không lớn bằng một số ghế bộ trưởng. Được biết ghế phó thủ tướng dành cho ủy viên bộ chính trị là chiếc ghế rất triển vọng, khả năng lên làm thủ tướng rất cao, cao hơn cả trưởng ban tổ chức trung ương. Việc ông Phạm Minh Chính từ trưởng ban tổ chức mà tạt ngang làm thủ tướng chỉ là ngoại lệ rất hiếm.

Nguyễn Hòa Bình là thành viên của ban bí thư

Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Hòa Bình lợi dụng lẫn nhau

Chính trị là thủ đoạn, mà lợi cũng là một loại thủ đoạn. Ông Nguyễn Phú Trọng có lợi thế là làm chủ ban bí thư quá lâu, nên ông tuyển rất kỹ từng người một cho các vị trí trong ban. Tuy nhiên, lòng người khó đoán, có nhiều ngươif ban đầu thì thuần phục, nhưng sau khi có lông có cánh thì tách ra làm chủ một tự để tự thiết lập cho minh thế lực mới, ông Phạm Minh Chính là một ví dụ. Ông rất khéo léo chắc chiu cơ hội, ông kết thân với Nguyễn Tấn Dũng và gần gũi với cả Nguyễn Phú Trọng, và như thế nên ông vừa được giao dự án kinh tế Vân Đồn làm bàn đạp chính trị và ông lại được giao cho chức trưởng ban tổ chức trung ương đầy quyền lực. Cuối cùng, đến đại hội 13, ông Phạm Minh Chính đã vương mình đứng dậy trở thành một thế lực đang lên.

Đó là PHạm Minh Chính lợi dụng Nguyễn Phú Trọng, nhỏ lợi dụng lớn. Tuy nhiên trong trường hợp Nguyễn Hòa Bình thì ông ta có lợi dụng Nguyễn Phú Trọng để tiến thân nhưng  ông Nguyễn Phú Trọng cũng lợi dụng Nguyễn Hòa Bình để đe dọa bà con dân oan trên toàn quốc. Tiếng thơm thì ông Trọng lấy hết, vết nhơ thì Nguyễn Hòa Bình gánh hết.

Tuy là vết nhơ không thể gột rửa nhưng Nguyễn Hòa Bình bất chấp, ông ta làm cho bằng được miễn sao đạt được mực dích tiến thân. Ông Nguyễn Hòa Bình là người thực dụng, ông ta sẵn sàng làm cách xấu xa nhất miễn sao đạt được mục đích.

Nhìn thấy Nguyễn Phú Trọng cần những bản án phi nhân nhất để đè bẹp ý chí dân oan bảo vệ quyền lợi cho thành viên ĐCS, Nguyễn Hòa Bình đã ra mặt xử vụ án gai góc nhất, đó là vụ án Hồ Duy Hải để tìm kiếm cơ hội chính trị.

Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Hòa Bình rất biết lợi dụng lẫn nhau

Vụ án Hồ Duy Hải và cơ hội để Nguyễn Phú Trọng nâng đỡ.

Nguyên tắc suy đoán vô tội là kiến thức căn bản nhất của người làm trong ngành luật. Trong vụ án Hồ Duy Hải tất cả từ cơ quan điều tra, cơ qua công tố và tòa án đều chà đạp nguyên tắc này. Nó sai cơ bản và sai có hệ thống, và vấn đề nó cứ trượt dài cho đến 12 năm sau.

Không phải ông Nguyễn Hòa Bình không biết,chứng cứ nguỵ tạo là sai quy trì tố tụng. Tuy nhiên nếu xử án mà đứng về phía dân thì nó sinh ra tiền lệ là ông Nguyễn Phú Trọng khó mà đè bẹp được bà con dân oan trên khắp đất nước Việt Nam. Và đó là lí do tại sao ông Nguyễn Hòa Bình bằng mọi giá phải xử án tử cho Hồ Duy Hải.

Nguyễn Hoà Bình ngồi ở ghế cánh án tòa án nhân dân tối cao thì không thổ tham vọng quyền lực. Ông ta cần một vị trí trong bộ chính trị thì lúc đó cơ hội leo cao mới có thể. Trong nền tư pháp này, Hồ Duy Hải chỉ như cỏ dại, nhưng cái tên Hồ Duy Hải đã trở thành vết nhơ không thêt gột rửa của Nguyễn Hòa Bình và với ông Bình vết nhơ đó đổi lấy ủy viên Bộ Chính Trị là “hoàn toàn xứng đáng”. Người ta nói cuọc đời là một chuỗi dài những chọn lựa và Nguyễn Hòa Bình đã chọn con đường phản dân. Mà đã chọn con đường phản dân thì ông ta đã trót đi vào con đường phản mà không thể quay lại. Phản để tiến thân.

Nếu con người chính trực thì họ luôn trung thành, tuy trung thành mà không phải ngu trung. Những con người như vậy thì trong thể chế chính trị này hầu như không thấy. Bởi vì lòng trung thành ấy nó đòi hỏi con người phải biết sống có tình có nghĩa, điều này với giới chính trị gia của chế độ này như là thứ xa xỉ. Hầu hết là họ bị ràng buộc bởi quyền lợi cho bản thân. Nếu đứng cơ hội tiến thân tốt hơn, họ sẵn sàng phản. Bài học Mao Trạch Đông đã xách động Hồng Vệ Binh hại Lưu Thiếu Kỳ để Mao độc chiếm quyền lực còn đó. Đây là tấm gương xấu nhưng với những quan chức CS nó là bài học hữu ích cho họ.

Công lý không phải để đạp, mà công lý phải là phơi bày sự thật. Điều căn bản đó ông Nguyễn Hòa Bình biết chứ? Nếu trung thành với điều đó thì được dân hoan hô ông ta biết chứ? Nhưng làm thì dân sẽ quật được cả một bộ máy đã vận hành sao, làm sao ông Nguyễn Phú Trọng chấp nhận? Vậy nên ông Nguyễn Hòa Bình đã phản. Ông phản lại công lý, ông phản lại sự thật và tất nhiên không lí do gì sau này ông Nguyễn Hòa Bình lại không phản ông Nguyễn Phú Trọng.

Đi theo con đường phản và thành công đến với Nguyễn Hòa Bình rất nhanh

Sau phiên tòa ô nhục xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, VTV liền hùa theo rằng, tuy quá trình điều tra sai sót nhưng bản chất vụ án vẫn đúng, tức điều tra sai nhưng kết quả điều tra vẫn đúng!?

Như thế có nghĩa, cái gọi là bản chất vụ án chính là niềm tin có trước của VTV rằng ai là thủ phạm, bất cần chứng cứ khách quan. Họ đã công khai ủng hộ thì điều đó có nghĩa là canh bạc phản dân của Nguyễn Hòa Bình đã thành công. Bộ máy tuyên truyền do ban tuyên giáo chỉ đạo đã đứng về phía Nguyễn Hòa Mình. Đây là thông điệp cho thấy, ông Nguyễn Phú Trọng đã hoan hô cách xử án đổi trắng thay đen đó. Và kết quả có liền,ngay đại hội 13, ông Trương Hòa Bình được vào Bộ Chính Trị.

Với con người như vậy, ông Trọng rất cần cho ban nội chính để ông Nguyễn Hòa Bình đi khắp nơi lục lạo hồ sơ để tìm sai phạm đối thủ là đốt lò. Với bản lĩnh chính trị như Nguyễn Hòa Bình thì việc ngụy tạo một bộ hồ sơ rồi chụp mũ cho ông Trọng kỷ luật là rất hay. Từ sau đại hội 13, một số nguồn tin khả tín nói rằng, ông Nguyễn Phú Trọng tính dọn sẵn vị trí trưởng ban nội chính cho Nguyễn Hòa Bình. Ông Trọng tính chuyển Phan Đình Trạc đi nơi khác, theo thông tin là ông Trọng dự định cho Phan Đình Trạc về ban tổ chức.

Được biết, sáng 15/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, ông Nguyễn Hòa Bình đã phát biểu nhiều vấn đề liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải trước đại biểu quốc hội đã phát biểu “không có oan sai”. Một con người phát biểu đổi trắng thay đen không chớp mắt, không một chút áy náy, không một thái độ lúng túng. Hoàn toàn rất tự nhiên. Kết quả được đưa lên mặt báo và nhờ đó mà ông ta quảng bá được hình ảnh của ông đến những con người cần sử dụng phẩm chất đó của ông.

Rất có thể vụ án xử oan Hồ Duy Hải đã giúp Nguyễn Hòa Bình thành 1 trong 8 người mới trúng cử vào Bộ Chính Trị

Thấy đầu quân cho Phạm Minh Chính có triển vọng hơn thì quay lưng với Nguyễn Phú Trọng

Không có lòng trung thành nào cả, quyền lợi bản thân là trên hết. Nếu so sánh giữa vị trí trưởng ban nội chính trung ương và vị trí phó thủ tướng thì có thể nói, trưởng ban nội chính trung ương thua khá xa. Nên nhớ chức thủ tướng rất xa với những phó thủ tướng ủy viên trung ương nhưng rất gần với ủy viên Bộ Chính Trị. Hiện nay, với tư cách là uỷ viên Bộ Chính Trị mà làm phó thủ tướng, Nguyễn Hòa Bình cách ghế thủ tướng gần hơn bao giờ hết., trong khi đó chức trưởng ban nội chính còn cách rất xa vị trí của tứ trụ.

Công nâng đỡ bao nhiêu năm, giờ thấy chức trưởng ban nội chính nhẹ hơn chức phó thủ tướng thì không do dự, Nguyễn Hòa Bình chọn quy lưng với thầy cũ già nua Nguyễn Phú Trọng sang chính phủ làm phó cho Phạm Minh Chính đang lên.

Nguyễn Hòa Bình đã đi lên bằng cách nặn ra bản án phản dân thì việc ông Nguyễn Hòa Bình phản lại thế lực sắp hết thời Nguyễn Phú Trọng sang thế lực đang lên, âu cũng là điều dễ hiểu.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Tướng Lương Cường, “con át chủ bài” làm N.P Trọng mạnh hơn Phạm Minh Chính?

>>> Kết thúc hội nghị TW2 cán cân quyền lực nghiêng về Nguyễn Phú Trọng hay Phạm Minh Chính?

>>> Hé lộ thông tin: Trịnh Xuân Thanh sẽ trở lại Đức

Đồng Tâm: Ác mấy cũng không thắng được dân!


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT