Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=rW0fTPqTKpg
Có thể nói, bất ngờ nhất là Trương Hòa Bình, người đã bị đánh bật ra khỏi Ủy Viên Bộ Chính Trị nhưng lại vẫn trụ ở ghế phó thủ tướng thường trực. Một trường hợp có thể nói là bất ngờ nhất từ trước đến nay. Nó phá vỡ nguyên tắc lâu nay của đảng cộng sản.
Phó thủ tướng thường trực là một chức vụ do ủy viên bộ chính trị nắm. Nhân vật thứ hai trong chính phủ sau phó thủ tướng là người sẽ thay mặt thủ tướng điều hành chính phủ khi thủ tướng đi vắng hoặc bị bệnh.
Được biết chính phủ là nơi triển khai chủ trương của bộ chính trị. Vì vậy khi họp Bộ Chính Trị nhận chủ trương thì cả thủ tướng và phó thủ tướng thường trực đều phải họp cùng. Đó là nguyên tắc từ xưa đến giờ. Tuy nhiên khi mà ông Trương Hòa Bình rớt ủy viên Bộ Chính Trị mà vẫn còn giữ chức phó thủ tướng thường trực trong nhiệm kỳ mới thì việc này dẫn đến rủi ro cho chính phủ. Phó thủ tướng thường trực lại không họp Bộ Chính Trị để nhận chủ trương và từ đó có thể liên quan đến vấn đề trách nhiệm và đồng thời quyền lực của phó thủ tướng thường trực cũng bị hạn chế.
Được biết ông Trương Hòa Bình và ông Phạm Minh Chính là đối thủ của nhau cạnh tranh chức thủ tướng trước đại hội 12, bây giờ hai đối thủ mà người làm trưởng và người làm phó thì công việc sẽ trở nên cản chân của nhau. Đây là điều ngoài sự tiên liệu của ông Phạm Minh Chính. Trước mắt, ông Phạm Minh Chính là người tưởng như thành công mỹ mãn khi giành được ghế thủ tướng nhưng ông đang bị vấp phải viên đá tảng Trương Hòa Bình cản đường trong các công việc chính phủ. Điều này cho thấy quanh ông Phạm Minh Chính vẫn còn kẻ thù rất nhiều chứ không phải là ông đã loại bỏ sạch những vật cản trên đường sự nghiệp đâu.
Thực ra chức phó thủ tướng thường trực không nhỏ hơn chức thủ tướng là bao nên có thể thấy cản lực đối với ông Phạm Minh Chính không hề nhỏ.
Trường hợp Trương Hòa Bình chưa có tiền lệ
Trước đây là có trường hợp không trúng cử ủy viên trung ương đảng nhưng giữ chức bộ trưởng, đó là bà cựu bộ trưởng bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến rớt ủy viên trung ương đảng khóa XII nhưng lại giữ chức bộ trưởng đến ngày 22/11/2019. Vì đến ngày đó bà mới hết tuổi nghỉ hưu.
Đó là trường hợp ủy viên trung ương đảng, còn ủy viên bộ chính trị như Trương Hòa Bình thì chưa có tiền lệ bao giờ. Thực chất của việc vin vào cớ “chưa đến tuổi” nghỉ hưu là cái cách để mà phe bà Nguyễn Thị Kim Tiến trước đây hay phe của Trương Hòa Bình bây giờ muốn người của mình ngồi lì tại chỗ bất chấp bị phe kia truất phế. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến là người thuộc phe Nguyễn Phú Trọng, vậy Trương Hòa Bình là người thuộc phe nào?
Như thoibao.de là người ủng hộ ông Trương Hòa Bình đó là Trương Tấn Sang. Tưởng rằng, Trương Tấn Sang đã hết thời và sự ảnh hưởng không còn vươn xa được nữa. Tuy nhiên, qua việc giữ được ghế phó thủ tướng thường trực cho ông Trương Hòa Bình ngay cả khi ông này đã mất ghế Ủy Viên Bộ Chính Trị thì cho thấy, phe Trương Tấn Sang không hề yếu chút nào.
Nếu nói ông Nguyễn Phú Trọng phá lệ cho mình để tạo suất đặc biệt thì cách làm này của phe Trương Tấn Sang cũng chẳng khác nào tạo suất đặc biệt cho ông Trương Hòa Bình. Trong trường hợp này, cần phải đánh giá lại năng lực của cả Trương Tấn Sang cũng như Trương Hòa Bình. Cả hai đều không đơn giản như nhiều người nghĩ.
Việc liên minh giữa Trương Tấn Sang và Trương Hòa Bình đã rõ nhưng liệu họ có còn liên minh với nai nữa? Và nhân vật nào liên minh với họ? Và liên minh với họ vì mục đích gì? Đó là những bí ẩn mà Thoibao.de thấy rằng, mình cần phải phân tích rõ ràng để phục vụ khán giả đã ủng hộ kênh.
Nguyễn Phú Trọng lo ngại thế lực Phạm Minh Chính đang lên.
Như đã nói nhiều bản tin trước, việc lấy gọn chiếc ghế thủ tướng của Nguyễn Xuân Phúc cho thấy thế lực Phạm Minh Chính đang lên. Trong khi đó chính ông Trọng đã để mất ghế chủ tịch nước mà ông đã dày công ủ mưu lập kế cướp lấy thì điều đó cho thấy, ông Trọng đang mất dần quyền lực. Với lại tuổi tác ngày một cao thì điều đó cũng sẽ dẫn tới việc sút giảm quyền lực là điều không thể tránh hỏi. Mà như mọi người biết, bản chất ông Nguyễn Phú Trọng là tham quyền cố vị. Vì vậy việc xuất hiện nỗi lo Phạm Minh Chính vượt mặt trong suy nghĩ của ông Nguyễn Phú Trọng là điều dễ hiểu.
Để không cho Phạm Minh Chính vượt mặt thì ông Nguyễn Phú Trọng có thể chọn một trong hai cách làm. Cách thứ nhất là thâu tóm thêm quyền lực để ông Trọng có thực quyền lớn hơn ông Phạm Minh Chính rất nhiều như 5 năm qua ông Trọng đã làm. Hoặc cách thứ hai là làm thế nào hạn chế quyền lực của Phạm Minh Chính.
Cách làm thứ nhất là ngoài khả năng của ông Nguyễn Phú Trọng, vì ở đại hội XIII này, ông Trọng đã để vuột chức chủ tịch nước thì làm sao ông tập trung quyền lực được? Vì vậy chỉ còn cách làm gì đó để cản đường Phạm Minh Chính. Cách này là khả thi hơn hết.
Việc đấu đá cung đình của ĐCS rất phức tạp, phe cánh biến đổi đến chóng mặt. Nay là bạn, mai là thù rồi mốt thành bạn là chuyện bình thường. Ông Trương Tấn Sang từng liên minh với ông Nguyễn Phú Trọng nhưng năm 2016 ông Trọng lại chỉ tạo suất đặt biệt cho mình ông và bỏ rơi Trương Tấn Sang. Bởi vì lúc đó, khi mà loại được Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi vũ đài chính trị, ông Nguyễn Phú Trọng đã quá thực dụng nên bỏ rơi người đồng đội cũ một cách lạnh lùng.
Trò chơi chính trị là thế, tranh chấp vương quyền là thế. Từ ngàn xưa trò chơi vương quyền nó luôn khốc liệt và tàn nhẫn. Quyền lực nó khiến lòng tham con người trở nên mãnh liệt hơn là tiền bạc.
Trong trò chơi vương quyền trong nội bộ ĐCS, không ít người đã phải bỏ mạng, hay nhiễm bệnh lạ không thể tham gia chính trường được nữa thì đó cũng là chuyện bình thường. Từ năm 2014 đến nay, đã có nhiều mạng người đã ra đi vì trò chơi khốc liệt này. Những người có thể được kể ra như Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh và Trần Đại Quang, còn Đinh Thế Huynh là người bổng nhiên trở nên mất trí nhớ và sau đó phải rời chính trường trong im lặng.
Ông Nguyễn Phú Trọng là người đa mưu túc kế thì ông Phạm Minh Chính cũng vậy. Tuy nhiên, về kinh nghiệm chính trường thì có thể thấy ông Chính chưa thể bằng với ông Trọng được và việc ông Trọng bất ngờ đi được nước cờ hiểm để cản chân ông Chính là trong tầm tay.
Tái hiện lại liên minh Sang – Trọng
Như đã nói, liên minh Sang – Trọng đã rã đám từ năm 2016. Chính vì lẽ đó mà việc ông Nguyễn Hòa Bình phải rời ghế phó thủ tướng thường trực là điều dễ thấy.
Được biết sau Đại hội Đảng XIII, khối Chính phủ có 9 thành viên không tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
Trong đó, 8 người hết tuổi tái cử gồm: Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình; Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch; Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân; Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.
Trong 8 người quá tuổi nhưng có một người được giữ chức vụ cũ thì có khác nào “trường hợp đặc biệt” của ông Trọng? Tuy nhiên ông Trương Hòa Bình không được thông báo suất đặc biệt công khai nhưng đến phút 90 lại được suất đặc biết thì điều đó cho thấy, đấu đá cung đình gay cấn cho đến phút chót. Không điều gì là không có thể.
Theo nguồn tin nội bộ cho biết, lo sợ ông Phạm Minh Chính vượt quyền, ông Nguyễn Phú Trọng đã vội kết nối với Trương Tấn Sang để làm sông dậy mối liên minh cũ. Mục đích là nhờ bàn tay của Trương Hòa Bình kìm kẹp Phạm Chính. Như vậy phe liên minh bây giờ không phải hai mà là người gồm Trọng – Sang – Bình cùng nhau chiến với Phặm minh Chính. Và kết quả là Trương Hòa Bình được giữ lại ghế thủ tướng thường trực ngay ở phút thứ 90 của trận đấu. Việc làm này của Trọng – Sang – Bình mang lại cái lợi cho cả ba, tuy nhiên chính liên minh vào phút chót như thế này nên đã đẩy Trương Hòa Bình ở vào thế đối đầu với cả Phạm Minh Chính và Phạm Bình Minh. Với Phạm Minh Chính, Trương Hòa Bình là kẻ lì lợm cản đường, với Phạm Bình Minh thì Trương Hòa Bình đã cướp lại chiếc ghế phó thủ tướng thường trực tưởng như đã nằm trong tay Phạm Bình Minh. Xem ra việc làm chí phèo ăn vạ không chịu giao ghế, Trương Hòa Bình gây thù chuốc oán khá nhiều người.
Phương Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Giải mã sức mạnh bất khả xâm của “bà trùm xã hội đen và xã hội đỏ” Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà!
>>> Tân Thủ tướng nhận lời “che chở” Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Tấn Dũng “thở phào nhẹ nhõm”
>>> “Đày” bà Võ Thị Ánh Xuân vào ghế phó chủ tịch nước có liên quan gì Phạm Minh Chính?
Nhờ bảo kê Đường Nhuệ, Nguyễn Hồng Diên được Phạm Minh Chính trọng dụng?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT