Link Video: https://youtu.be/2PRpqOOadaw
Lãnh đạo không cần phải ăn cơm muối vừng, nhưng xa hoa không kiểm soát sẽ dẫn đến tai họa.
Sau vụ việc một lãnh đạo công an Việt Nam ghé thăm nhà hàng xa xỉ lừng danh tại London với giá trị mỗi bữa ăn có thể lên đến hàng tỉ đồng (tương ứng 40.000 đến 50.000 USD), nhiều ý kiến trái chiều xuất hiện.
Một số đương nhiên lên án. Họ chỉ ra rằng thu nhập trung bình của người Việt Nam chỉ ở mức vài trăm Mỹ kim một tháng, cùng với đó là sự khốn cùng về an sinh của hàng triệu người lao động Việt Nam sau dịch COVID-19 và hàng loạt các vấn đề khác.
Điều này cho thấy sự xa xỉ của bữa tiệc, nhẹ thì là thiếu nhạy cảm chính trị, nặng thì là ăn trên ngồi trốc trên đời sống của người dân.
Tuy nhiên, cũng có một nhóm không nhỏ khác cho rằng “lãnh đạo đất nước thì phải ăn cơm muối vừng à?”, “lần sau đi công tác nước ngoài phải mang hũ mắm theo ăn cho bọn bây vừa lòng à?”, v.v.
Theo họ, đã là lãnh đạo quốc gia thì ăn uống sang trọng, chi tiêu trăm triệu là chuyện thường.
Vậy các lãnh đạo đất nước ăn những bữa sang trọng trị giá hàng nghìn USD có phải là chuyện bình thường? Và Luật pháp ở đâu trong những bữa tiệc xa xỉ này?
Thực tế, ở Mỹ chỉ có 13 trên tổng số 783 nghị viên của Nghị viện Hoa Kỳ từ năm 1999 đến 2008 có xuất thân từ gia đình “cổ cồn xanh” ý chỉ người lao động.
Cho đến nay, có hơn một nửa nghị viên là triệu phú Mỹ kim, 200 nghị viên khác đã lên đến tầng lớp “chục triệu phú”.
Mức lương 174.000 Mỹ kim một năm thật ra cũng đã bảo đảm cho họ nằm trong nhóm 6% thu nhập cao nhất Hoa Kỳ.
Một số dân biểu, như ông Darrell Issa, có tổng giá trị tài sản đến hơn 350 triệu Mỹ kim.
Tại Việt Nam, tìm hiểu tổng thu nhập và mức thu nhập trung bình của các chính trị gia (dù chỉ ở cấp huyện, tỉnh) không dễ dàng như ở Mỹ. Thậm chí, có người còn xem nó là thông tin nhạy cảm, mật.
Song nhìn vào sở hữu đất đai, phong cách sống, chi phí du học cho con cái của các quan chức (vốn chỉ riêng nó đã có thể lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm), có thể thấy sự chênh lệch giàu nghèo thật ra không khác mấy so với Hoa Kỳ.
Nhắc đến vận động hành lang không có ý nói đó là chuyện đương nhiên xấu xa. Tuy nhiên, không hẳn vận động hành lang lúc nào cũng… thuần khiết và trong sạch.
Jimmy Williams một nhà vận động hành lang kỳ cựu ở Mỹ kể rằng cuộc sống của một nhà vận động hành lang cứ sướng như một ông hoàng – “Những tài khoản chi không giới hạn, những đêm thả ga ở những khu trung tâm, những chai rượu đắt tiền, những bữa ăn thịnh soạn với các dân biểu hay nghị sĩ – đó là cuộc sống mà tôi từng có”, Williams kể.
Ông kể rằng mình có thể dùng bữa sáng với một số nghị viên và thảo luận một chủ đề có lợi cho khách hàng của ông, với món trứng chiên và thịt xông khói.
Số tiền mà ủy ban hành động chính trị của mình trả cho một buổi gặp mặt như vậy là 2.500 Mỹ kim.
Hay trong các buổi vận động gây quỹ, ông cũng thay mặt khách hàng của mình chi 2.500 Mỹ kim mỗi lần, dưới hình thức là khoản đóng góp vận động chính trị, để có thể được nói chuyện riêng với các nhân vật quyền lực về vấn đề lập pháp mà họ quan tâm.
Điều này được CNN cảnh báo trong một bài viết từ năm 2014.
Theo đó, họ cho rằng dù đã có quy định pháp luật cấm giới vận động hành lang chu cấp cho các kỳ du lịch, nghỉ dưỡng, ăn uống của các chính trị gia, nhưng vẫn có hiện tượng né tránh quy định này.
Cụ thể, thay vì nhận đài thọ trực tiếp từ giới vận động, thì các chính trị gia sẽ tổ chức các buổi tiệc, kỳ nghỉ dưỡng tại nhiều địa điểm sang trọng với các lý do như “để giới thiệu về địa phương” hay “tổ chức vận động tranh cử”.
Những nhóm lợi ích muốn tham gia và nói chuyện trực tiếp với các chính trị gia này đương nhiên sẽ phải trả một khoản phí khoảng vài ngàn USD với danh nghĩa là đóng góp chính trị.
Các chi phí về ăn uống, đi lại, nghỉ ngơi hiển nhiên họ cũng tự chịu. Họ thừa nhận rằng, nói chuyện với các nghị viên tại một resort đắt tiền vào chiều cuối tuần bao giờ cũng thoải mái hơn là bàn công việc với họ ngay tại Washington D.C.
Còn ở Việt Nam, nhiều cách vận động hành lang (mà chưa nói đến hối lộ hay tham nhũng thật sự) đã trở nên phổ biến ngay từ những năm 2000.
Tiền bạc đổ vào quá trình vận động chính sách kiểu Việt Nam khó mà thống kê, nhưng chắc chắn là mức độ xa xỉ của nó cũng đủ khiến chúng ta choáng váng.
Vấn đề minh bạch và giám sát
Đưa ra những thông tin trên để thấy sự nguy hiểm của thói xa hoa trong đời sống chính trị Hoa Kỳ và gợi mở về tình hình Việt Nam.
Tuy nhiên Hoa Kỳ đã có sẵn một hệ thống pháp luật về vận động, tranh cử, và giới hạn chi tiết ngặt nghèo.
Người Mỹ hiểu rõ nền kinh tế của họ lớn đến thế nào, và họ có nhiều tiền ra sao. Chính vì vậy mà các quy định về đạo đức và chi tiêu của từng cá nhân chính trị gia là vô cùng chi tiết.
Thực ra các khoản chi vận động ở Mỹ cũng chỉ là vài nghìn USD và các chính trị gia dù có thể ăn ngon mặc đẹp nhưng luôn né tránh các địa điểm quá hoang phí, phô trương. Bởi vì hệ thống pháp luật quốc gia lẫn công chúng luôn theo sát họ.
Các khoản tiền “lót tay”, những buổi ăn uống thịnh soạn kể trên là khoản chi không nhỏ. Vài ngàn Mỹ kim đôi khi là một tháng làm việc của một bộ phận người lao động tại quốc gia này.
Tuy nhiên, chúng vẫn là các khoản thu được công nhận và được các chính trị gia kê khai đầy đủ cho những cơ quan tiểu bang và liên bang quản lý về đạo đức chính trị và tài chính tranh cử.
Ví dụ, chỉ cần lên trang web của Ủy ban Bầu cử Liên bang Hoa Kỳ, chúng ta biết rằng mỗi cá nhân chỉ có thể đóng góp tài chính cho từng chính trị gia cho hoạt động tranh cử cấp liên bang với giới hạn là 2.900 USD/1 kỳ bầu cử.
Họ có thể đóng góp nhiều hơn cho các Ủy ban Hành động Chính trị bằng 5.000 USD/năm, hoặc cho các cơ quan đảng quốc gia và các quỹ hành động độc lập có thể lên đến hàng chục ngàn Mỹ kim mỗi năm.
Tuy nhiên, những khoản tiền này cũng không được tiếp nhận và sử dụng cho mục tiêu cá nhân. Thay vào đó, chúng được chi để tổ chức đại hội, xây dựng trụ sở đảng hay các vấn đề khác đáng tiêu tốn hơn nhưng chính đáng hơn.
Trong khi đó, từng tiểu bang cũng có quy định riêng cho các chính trị gia địa phương của mình với thông tin được công bố rộng rãi.
Ví dụ, bang Alabama cho các chính trị gia địa phương vận động không giới hạn từ cá nhân ủng hộ, nhưng cũng có bang chỉ cho phép đóng góp 200 Mỹ kim một năm cho một nghị viên như Colorado.
Sự minh bạch thông tin này giúp cho công chúng Mỹ luôn biết được chính trị gia nào đang có bao nhiêu tiền, ai đóng góp và ủng hộ chính trị cho ai.
Người Mỹ biết rõ dân biểu Darrell Issa có tổng giá trị tài sản đến hơn 350 triệu Mỹ kim, nhưng họ cũng biết ông có được số tiền này vì công ty sản xuất hệ thống báo động xe hơi của ông ăn nên làm ra.
Điều này, dù ít hay nhiều, tạo cảm giác chủ động và đưa ra các công cụ cần thiết giúp công chúng có thể giám sát những người mà mình bầu chọn.
Nói về Việt Nam, chúng ta không thể cho rằng việc các chính trị gia tham gia vào những cuộc vui trăm triệu là bình thường khi hệ thống pháp luật nội địa vẫn chưa có quy định đầy đủ.
Cần mở rộng vai trò giám sát của báo chí và công chúng về các khoản tiền đóng góp và chi tiêu của lãnh đạo địa phương lẫn trung ương.
Đúng, các lãnh đạo chính trị không nhất thiết phải ăn uống kham khổ, hay nói như nhiều bạn là ăn mắm, ăn cơm muối vừng thì mới là yêu nước thương dân.
Nhưng ngược lại, ủng hộ và tạo điều kiện cho các quan chức tham gia các buổi tiệc tùng xa xỉ bao giờ cũng là công thức dẫn đến tai họa.
Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Lao động Việt mắc kẹt tại Algeria: “Kêu cứu trong vô vọng”!
>>> Bí thư huyện Cô tô bị điều tra vì hãm hiếp nữ nhân viên sau tiệc rượu
Công an chĩa súng thẳng vào nhân viên y tế: “Tôi chỉ dọa!”
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT