Bị triệt hạ nặng tay, Trịnh Văn Quyết có thể đối diện mức án nào?

 

Năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết bán chui 54 triệu cổ phiếu, tuy nhiên lúc đó chính quyền CS Việt Nam chỉ phạt ông Quyết 65 triệu đồng. Hành động này chẳng khác nào như gãi ngứa vị đại gia này. Phạt như thế thì ngựa quen đường cũ là đúng. Kiếm lợi hàng trăm tỷ mà đóng phạt vài chục triệu thì không thể không kích thích lòng tham đối tượng được. Và tất nhiên, ông Trịnh Văn Quyết không thể nào không đi vào con đường cũ như thế.

Ngày 10/1/2022 ông Quyết lại thực hiện một lần bán chui cổ phiếu. Đấy là điều tất yếu mà ai cũng có thể nhìn thấy. Và lần này chính quyền phạt 1,5 tỷ, tuy nhiên, điều bất ngờ là chính quyền lại truy tố và bắt giam ông Quyết. Đã phạt tiền giờ lại phạt tù, đây là cách hành xử rất khó hiểu của chính quyền CS Việt Nam.

Vậy câu hỏi đặt ra là, khung hình phạt sẽ giành cho ông Trịnh Văn Quyết là bao nhiêu?

Ngày 29/3/2022, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC để điều tra để điều tra về những vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Theo điều luật thì tộili ên quan đến các tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán hiện nay có 4 tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Cụ thể các quy định là: Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (mức cao nhất là 5 năm tù giam nếu thu lợi bất chính trên 1 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư trên 3 tỷ). Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (mức cao nhất là 7 năm tù giam nếu thu lợi bất chính trên 1 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư trên 1,5 tỷ). Tội thao túng thị trường chứng khoán (mức cao nhất là 7 năm tù giam nếu thu lợi bất chính trên 1,5 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư trên 3 tỷ). Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (mức cao nhất là 7 năm tù giam nếu thu lợi bất chính trên 2 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư trên 3 tỷ) được quy định lần lượt tại các Điều 209, Điều 210, Điều 211 và Điều 212 Bộ luật hình sự. Như vậy, ông Trịnh Văn Quyết có thể đối mặt với hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù.

Một trong những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 so với Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đó là, chủ thể của các tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm cả cá nhân và pháp nhân thương mại. Theo đó, pháp nhân thương mại cũng phải chịu trách nhiệm hình sự (hình phạt phạt tiền, cấm hoạt động kinh doanh, cấm huy động vốn) về các tội danh nêu trên nếu hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh và vì lợi ích của pháp nhân; có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân.

Đối với tội che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán quy định tại Điều 209 BLHS được xác định là hành vi không công bố hoặc công bố không đầy đủ các thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.

Về hành vi trong mặt khách quan của tội thao túng thị trường chứng khoán quy định tại Điều 211 BLHS được xác định là hành vi sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo.

Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau  mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo.

Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường.

Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó.

Phía ông Quyết sẽ lằm gì để ông có mức án thấp nhất?

Việc ông Quyết sẽ có đội ngũ luật sự vừa đông đỏa vừa giỏi để bào chữa là điều không thể phủ nhận. Bởi vì ông Quyết vốn là chủ tịch hội đồng quản trị một công ty lớn, và quan trọng hơn là ông rất giàu có. Ông Trịnh Văn Quyết cũng là nhân vật được nhà nước CS Việt Nam chọn mặt để theo đoàn công du của chính phủ, của Trung ương Đảng sang các quốc gia khác để tìm đối tác làm ăn. Mối quan hệ rộng như thế mà ông Quyết vẫn bị bắt chứng tỏ sự uẩn khúc trong vụ án này. Nó không hẳn chỉ là tội phạm hình sự thông thường mà có thể là vấn đề triệt hạ doanh nghiệp như chính quyền Trung Quốc đã làm với tỷ phú Jack Ma và các đại công ty khác bên Trung Quốc.

Lẽ ra, với sai phạm từ năm 2017, chính quyền đã truy tố ông Trịnh Văn Quyết rồi nhưng họ đã không làm. Cho nên, việc truy tố lần này không thể nói là luật pháp Việt Nam có tính nghiêm minh được, mà tùy tiện thì đúng hơn. Vả lại, với một tội danh mà trong vòng 3 tháng kết tội 2 lần ông Quyết là một cách hành xử tùy tiện. Một tội danh mà cách xử phạt không giống nhau thì đấy là loại luật pháp lỏng lẻo. Rất có thể, với tiền nhiều và đội ngũ luật sư tốt. Ông Trịnh Văn Quyết chỉ bị tù với khung tối thiểu, có thể là 2 năm? Tuy nhiên đây không xét yếu tố chính trị. Nếu có thế lúc chính trị nhúng tay vào thì có thể là 7 năm, kịch khung cho tội này./.

Nguyễn Hùng – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023