Đại gia Ninh Bình, Phật giáo quốc doanh và chính quyền kết chân vạc làm ăn lớn

Thế lực Ninh Bình trên bề nổi là nhóm chính trị do ông Trần Đại Quang đứng đầu và xây dựng nên. Tuy nhiên, ông Quang không đứng một mình mà đằng sau ông có nhiều chân rết, từ nhóm lợi ích kinh tế đến lợi ích chính trị Ninh Bình đều chứa nhiều bí ẩn khó hiểu.

Tại Ninh Bình, đại gia Xuân Trường, người chuyên xây dựng nhiều siêu dự án tâm linh khắp miền Bắc, là một thế lực đáng ngờ nhất. Mức ảnh hưởng của vị đại gia này đến giới Phật giáo Quốc doanh và bộ máy chính trị Trung ương khá cao.

Đại gia Xuân Trường

Chùa Bái Đính là một chùa được dựng lên với mục đích kinh doanh. Nó không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tuy nhiên, các lễ hội tại chùa Bái Đính đã được các ông Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hòa Bình đánh trống khai ấn. Nói cho dễ hiểu là lãnh đạo Trung ương đã làm nhiệm vụ quảng cáo cho ngôi chùa để kinh doanh du lịch.

Đến chùa Tam Chúc thì Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam lại xuất tiền ngân sách xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho chùa này, mà cụ thể là làm đường dẫn du khách vào khu du lịch Tam Chúc. Khu du lịch Tam Chúc là quần thể du lịch và chùa là một phần trong đó. Chủ đầu tư của khu này là liên doanh giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đại gia Xuân Trường.

Như vậy, nếu nói chùa Bái Đính là sự bắt tay giữa đại gia Xuân Trường và chính quyền, thì đến chùa Tam Chúc đã có 3 thành phần tham gia. Đó là chính quyền tỉnh Hà Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đại gia Xuân Trường. Tuy là hai dự án khác nhau nhưng chúng đều phục vụ một mục đích, đó là đưa du khách đến với chùa Tam Chúc.

Câu hỏi đặt ra là, đại gia Xuân Trường kêu gọi được chính quyền và Phật giáo Quốc doanh cùng hợp tác, hay Xuân Trường chỉ là bình phong? Liệu đằng sau nó có phải là các thế lực chính trị có cổ phần? Nếu không có quyền lực chính trị ẩn đằng sau đại gia Xuân Trường, thì Xuân Trường không thể huy động thế quyền và thần quyền về tay mình như thế.

Đại gia Xuân Trường tác động đến thế lực chính trị Trung ương và thế lực chính trị địa phương ở nhiều tỉnh phía Bắc, trong khi đó, thế lực chính trị Ninh Bình cũng đi lên từ sự ủng hộ của nhiều địa phương miền Bắc, từ Trung ương Đảng. Nếu nói ông Nguyễn Phú Trọng tìm kiếm sức mạnh cho mình bằng các chuyến đi Trung Quốc, thì ông Trần Đại Quang tìm kiếm sự ủng hộ hoàn toàn trong nước và chủ yếu là thế lực địa phương. Vậy đằng sau nhóm lợi ích chính trị Ninh Bình có sợi dây nào với nhóm lợi ích kinh tế Ninh Bình hay không? Có thể là có.

Vụ Trung ương thanh tra dự án hạ tầng kỹ thuật khu du lịch chùa Tam Chúc cho thấy, có thế lực Trung ương đang muốn “sờ gáy” thế chân vạc tại chùa Tam Chúc. Ngoài ra, tại Bộ Công an, ông Tô Lâm đang muốn ở lại để giữ cho Bộ này nằm trong tầm kiểm soát của ông Nguyễn Phú Trọng. Như Thoibao.de đã phân tích ở bản tin trước, ông Tô Lâm không muốn cho thế lực Ninh Bình tại Bộ Công an chộp lấy cơ hội nắm được Bộ này.

Thế lực chính trị Ninh Bình đã một lần tổn thất lớn, đó là lần ông Trần Đại Quang bị nhiễm virus lạ mà chết. Tuy nhiên, thế lực kinh tế sân sau tại Ninh Bình vẫn chưa hề hấn gì. Có người cho rằng, doanh nghiệp Xuân Trường có mối quan hệ chính trị phức tạp, có khi còn rộng hơn cả mối quan hệ của gia đình ông Trần Đại Quang.

Cần tìm ra thế lực chính trị nào đứng sau các siêu dự án chùa

Lối làm ăn của Xuân Trường sẽ hốt bạc, bởi nó dụ được người mê tín, mà thị trường kinh doanh mang tính tín ngưỡng đã được Nhà nước Cộng sản xây dựng từ lâu. Các chùa như chùa Ba Vàng, chùa Phúc Khánh vv… đã thực hiện và xây dựng thị trường mê tín cách đây nhiều năm. Giờ đây, quần thể chùa của đại gia Xuân Trường nhảy vào khai thác thì sẽ rất giàu. Có vẻ như thế lực khác cũng đang muốn. Và rất có thể, sắp tới có những trận đánh nhắm vào các khu du lịch tâm linh đầy béo bở này.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)de

 

Kasse animation 7.8.2023