Vinpearl của Phạm Nhật Vượng bắt tay Techcombank của Hồ Hùng Anh, lùa gà “vặt lông”!

Mới đây, chúng tôi nhận được một lá đơn của một số nạn nhân thuộc các dự án Vinpearl tại Nha Trang và Đà Nẵng, phản ánh về trường hợp họ bị liên minh Techcombank và các chủ đầu tư dự án Vinpearl, như Vinpearl Empire Condotel (VEC) và Vinpearl Beach Front Condotel (VBC) tại Nha Trang, và Vinpearl riverside complex (VRC) tại Đà Nẵng. Những nạn nhân này phản ánh như sau:

Gần 3.000 chủ sở hữu của Vinpearl khắp Bắc – Trung – Nam đang đấu tranh đòi Vinpearl phải trả lại nhà và căn hộ của họ, vì nhiều năm nay, Vinpearl lấy nhà của họ cho thuê với giá 0 đồng (theo như Vinpearl thông báo với nạn nhân) trong gần 2 năm qua. Nghĩa là, khách hàng mua nhà thanh toán tiền cho Vinpearl, nhưng không sở hữu nhà, mà căn nhà đấy bị Vinpearl dùng để cho thuê, nhưng giá thuê lại là 0 đồng. Đấy không phải chiếm dụng nhà của khách hàng là gì?

Khi dự án Vinpearl hình thành, Ngân hàng Techcombank đứng ra cho khách hàng vay tiền để mua nhà. Tuy nhiên, khách hàng mua nhà đến nay đã 6 năm, nhưng họ vẫn không được cấp sổ đỏ, mà Vin thì không trả lại tiền cho họ như cam kết. Thực ra, tiền Techcombank cho dân vay mua nhà không hề rót vào tay người dân, mà chuyển thẳng cho Vinpearl. Như vậy là, trên danh nghĩa, người dân đã mua nhà, nhưng không giữ nhà, không giữ sổ, trong khi ngân hàng thì cứ dí sát gáy.

Với cách làm này của Vin, khi người dân không chịu nổi áp lực trả lãi vay ngân hàng, thì người dân sẽ bán lại cho Vin và Vin tiếp tục thương vụ tương tự. Có như vậy, hết lớp người này đến lớp người khác dính bẫy, và phải nai lưng ra làm việc, để đóng tiền lời cho Techcombank. Trong mối liên kết này, Hồ Hùng Anh móc túi khách hàng dưới dạng lãi suất ngân hàng, Vin thì bán được hàng thu tiền nhưng lại giữ nhà của khách trong tay mình, để ép họ phải bán lúa non vì không chịu nổi áp lực lãi suất. Cuối cùng, chỉ có khách hàng của Vin là chịu mất mát, còn 2 đại gia thì tiền đầy túi.

Hiện nay, hàng ngàn nạn nhân đang kêu cứu, nhưng không một cơ quan chức năng nào vào cuộc. Điều này cho thấy, chính quyền Cộng sản đang đứng về phía liên minh Techcombank – Vinpearl. Hiện tại, VinGroup đang đói vốn, họ đang tìm cách chiếm dụng vốn từ những nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin. Nợ của VinGroup đã lên đến 285% so với vốn chủ sở hữu.

Ông Phạm Nhật Vượng lập ra công ty VMI cũng là để móc túi nhà đầu tư nhỏ lẻ. Ông dụ dỗ để bán đi nhà ở được hình thành trong tương lai cho những người này. Nhà đầu tư đưa tiền cho VMI và chỉ nhận lại tờ giấy. Hàng hóa đã được ông Vượng bán để thu tiền, nhưng hàng vẫn giữ trong tay ông Vượng. Đây là hình thức chiếm dụng vốn của khách hàng. Và xem ra, đây là cách chiếm dụng vốn phổ biến mà ông Vượng đang thực hiện với quy mô lớn. Hiện cơ quan nhà nước vẫn đang im lặng, để mặc cho ông Phạm Nhật Vượng tung hoành.

Nền kinh tế đang khó khăn nên cả xã hội đều gặp khó, trong đó, VinGroup và Techcombank cũng trong tình cảnh tương tự. Tuy nhiên, dù khó khăn, người dân cũng không làm hại người khác để chiếm dụng vốn, nhưng hai vị đại gia này lại làm như thế. Và họ đang đổ hết rủi ro của họ lên đầu những người thấp cổ bé họng.

Có người nhận xét rằng, người dân Việt Nam cứ nghĩ những đại gia tỷ đô như Phạm Nhật Vượng và Hồ Hùng Anh, vì quá giàu nên họ sẽ giữ uy tín, không có chuyện lừa đảo. Nghĩ thế là hoàn toàn sai lầm. Chính họ đã tồn tại và lớn mạnh trong xã hội Cộng sản, nếu họ không gian, không thủ đoạn, không thâm hiểm, thì họ đã không giàu đến thế. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các tỷ phú đô la của Việt Nam, phần nhiều là các tỷ phú trở về từ Đông Âu.

Vụ án Việt kiều Tây Âu Trịnh Vĩnh Bình là một minh chứng, những doanh nhân làm ăn tử tế từ các nước phương Tây thường không thể tồn tại, hoặc không thể lớn mạnh trong môi trường Cộng sản.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

 

Kasse animation 7.8.2023