Link Video: https://youtu.be/rkrGqkIsTlk
Báo Tiếng Dân ngày 12/7 đã đăng bài bình luận của Facebooker Dương Quốc Chính, về vụ xét xử “chuyến bay giải cứu” làm xôn xao xã hội Việt Nam trong những ngày gần đây.
Thoibao.de trích giới thiệu bài viết này đến quý khán thính giả. Bài viết có nội dung như sau.
Chế độ này làm cho anh hùng đồng thời là tội phạm, kẻ tội đồ. Ranh giới giữa tội phạm và anh hùng quá mong manh, hoặc đồng thời là hai mặt.
Và đây là một vấn đề của thể chế.
Chuyện này mình đã dự báo khi mới chớm dịch khi phân tích và so sánh cách chống dịch kiểu Tây và kiểu ta. Nên các vụ như Việt Á, bay giải cứu… chỉ là hệ quả của cách chống dịch.
Việt Nam chống dịch bằng cách huy động toàn hệ thống chính trị một cách khá cực đoan. Do hoàn cảnh dịch bệnh nên người ta thường dùng các giải pháp rút ngắn thời gian, lược bớt quy trình, huy động ngân sách và các cơ quan chức năng nhiều khi là cực đoan, duy ý chí, lạm quyền. Từ đó ắt dẫn tới tham nhũng.
Xét về vĩ mô thì về nguyên tắc là cứ chi tiêu công, dùng ngân sách càng nhiều thì rủi ro tham nhũng càng lớn, nhất là với hoàn cảnh đặc biệt, thể chế toàn trị sẽ ra quyết định rất nhanh, bỏ qua các thủ tục về giám sát (tuy khá lỏng lẻo), thường dùng cơ chế chỉ định thầu, chi tiêu ngân sách nhiều, thì không thể tránh tham nhũng.
Vì thế, dịch bệnh chính là cái bẫy chuột để bẫy quan lại trong toàn hệ thống chính trị, mà ngành Y sẽ chết nặng nhất, chẳng qua do chi tiêu nhiều nhất. Cục lãnh sự tèo do vận chuyển dân nhiều. Chứ mình dự đoán là việc này họ vẫn ăn hàng ngày từ mấy chục năm nay như vậy thôi. Chẳng qua dịch là tình huống đặc biệt, dân tập trung chạy về Việt Nam quá đông, cầu vượt cung quá nhiều thì đương nhiên giá sẽ tăng, bao gồm cả tăng tiền chạy thủ tục. Ngày thường chạy mất 100 đôla/suất thì giờ đông quá thì lên ngàn đôla, có gì lạ đâu.
Để công bằng, mình nghĩ là nên thanh tra toàn bộ hệ thống chính trị tham gia chống dịch, là hết cán bộ luôn! Bởi vì nguyên tắc của thể chế là cứ có chi tiêu công là phải có thất thoát, mà dịch bệnh cấp bách thế thì đương nhiên ăn phải dày hơn thôi. Chỉ là người ta có muốn đánh hay không? Vì anh em lực lượng vũ trang tham gia chống dịch cũng ác liệt đó, bới ra là…
À, mà thôi! Người ta có súng, có còng, bàn làm gì nhiều!
Mình kể sơ sơ một số cái có thể thanh tra, kiểm toán, thì sẽ vui. Như các trại cách ly, tiền ra tiền vào, sân sau cung cấp suất ăn, trang thiết bị y tế, sinh phẩm, test kit. Rồi việc cấp lương thực, thực phẩm cứu dân cũng có anh em sân sau vào cung cấp, tiền % hoa hồng thôi cũng bét nhè chưa kể bớt xén.
Mọi người để ý, ta chống dịch cứ thích đi phát chẩn, phát gạo muối rau dưa nước mắm. Đó là cửa tham nhũng đó. Cứ dùng ngân sách để chi tiêu mua sắm là có % trong đó.
Còn ở Tây nó chuyển khoản cho dân, dân cần gì tự đi mà mua, Chính phủ chỉ cần kiểm soát để tránh thổi giá là OK. Sẽ khó tham nhũng hơn nhiều.
Ăn theo chuyến bay giải cứu còn có hệ thống khách sạn dùng làm nơi cách ly với giá cắt cổ. Đảm bảo khách sạn cũng phải chạy suất để được tham gia hệ thống. Vì khách sạn lúc đó đều ế sưng, làm gì có khách, nhưng giá lại cao gấp mấy lần ngày thường. Thì chắc hẳn phải có “abc” trong đó.
Rồi tới các trại cách ly hàng ngàn người, chi tiêu mỗi ngày biết bao nhiêu mà kể, mà toàn chi ngân sách. Bò đỏ thì thủ dâm là nhà nước cứu dân, không thu tiền dân, nhưng mà quan lại sướng quá, vừa được tiếng vừa được miếng, ngu gì không chống nhiệt tình.
Đó chính là lý do tại sao mình bảo anh hùng đồng thời lại là tội phạm tham nhũng. Bởi vậy nên nhiều Tỉnh chống dịch rất cực đoan và kéo dài. Vì càng cực đoan càng kéo dài càng tiêu nhiều ngân sách, thì càng kiếm được nhiều tiền. Cứ bắt tất cả dân đi ngoáy mũi hàng tháng thì đương nhiên phải thu được nhiều tiền hoa hồng test kit, khẩu trang.
Vì thế nên Uỷ ban Kiểm tra cứ mò đến những địa phương nào chống dịch cực đoan và dai dẳng nhất mà thanh kiểm tra là sẽ càng đốn được nhiều củi. Đấy là logic chứ không phải lại bịa đặt gì đâu. Dịch bệnh là cơ hội để chi tiêu công nhiều và nhanh nhất, không thất thoát nhiều mới là lạ.
Từ những suy luận trên, chắc chắn Trung Quốc cũng gặp vấn đề như Việt Nam, chẳng qua họ xử lý kín mà thôi.
Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> ĐakLak: cấp phép cho một công ty Trung Quốc đầu tư vào danh mục cấm.
>>> “Tôi đã hiểu vì sao người ta xin lỗi bác Trọng”
>>> Ông Tô Anh Dũng nộp lại 16 tỉ đồng tham nhũng
>>> “Cóc” còn nhiều nhưng ông Tô sẽ bắt được bao nhiêu?
Cựu TNLT Lê Anh Hùng kể về khoảng thời gian địa ngục trong Trại Tâm thần.