Giải cứu chuyến bay giải cứu, bị biến thành “dê tế thần”!

Bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu có cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an, Hoàng Văn Hưng. Ông Hưng từng là điều tra viên của vụ án này ở giai đoạn đầu, nhưng giờ đây, ông ta đang là bị cáo đứng trước vành móng ngựa. Ông Hưng bị cáo buộc cùng Nguyễn Anh Tuấn, cựu Thiếu tướng, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội, nhận 2,6 triệu USD để “chạy án” cho bị cáo Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng (Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc Công ty Bầu Trời Xanh).

Đây là tựa bài báo trên Vnexpress

Bộ máy chạy án thì nơi nào cũng có, và chính vì những kẻ nhận tiền chạy án trong ngành công an, mà nhiều vụ án bị bóp méo, không đúng người, không đúng tội. Thị trường chạy án len lỏi vào trong từng vụ án, từng cơ quan chịu trách nhiệm thi hành pháp luật, nên viện kiểm sát, tòa án và luật sư, không ít người dính vào.

Mới đây, ông Hoàng Văn Hưng tuyên bố trước tòa, dọa sẽ tung chứng cứ bỏ lọt tội phạm, và thách thức kiểm sát viên đưa ra bằng chứng phạm tội của mình. Nếu thật sự Hoàng Văn Hưng tung ra chứng cứ bỏ lọt tội phạm, và tòa án làm đến nơi đến chốn, thì có thể, đấy sẽ là một chấn động mới. Có thể, sẽ có thêm nhiều quan chức cộm cán trong ngành điều tra dính chàm.

Lời đe dọa tung chứng cứ của ông Hoàng Văn Hưng được báo chí đưa lên, nhưng sau đó lại âm thầm sửa nội dung. Đây là dấu hiệu cho thấy, bộ máy tuyên truyền đang nhận được chỉ đạo. Từ bên trên muốn che đậy sự thật mà ông Hoàng Văn Hưng muốn nói.

Việc báo chí sửa nội dung và rút video clip là thêm một bằng chứng nữa cho thấy, trong vụ án chuyến bay giải cứu, có vùng cấm. Vùng cấm này được Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin và Truyền thông che đậy trước công luận. Những nhân vật dính tới đường dây chạy án mà khiến Ban Tuyên giáo phải ra tay, thì ắt nhân vật đó rất lớn, lớn hơn cựu Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội rất nhiều.

Bài báo trên Vnexpress đã sửa lại nội dung

Vụ chuyến bay giải cứu mới diễn ra chưa được một tuần, mà đã phơi ra nhiều nghi vấn lớn. Một nghi vấn là, tại sao Thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhận hối lộ lớn, để ký duyệt các chuyến bay giải cứu, trong khi đó, chỉ có Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên mới có quyền ký. Vậy thì, tại sao ông Tô Lâm không đả động gì đến ông Đỗ Xuân Tuyên, đây không phải bỏ lọt tội phạm là gì?

Sau nghi ngờ đấy thì đến lời dọa của ông Hoàng Văn Hưng, cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an. Có lẽ, những nhân vật lớn đang nấp bên trên, nhận tiền, rồi bỏ lọt tội phạm, nhưng đang được bao che. Chỉ có Hoàng Văn Hưng và Nguyễn Anh Tuấn bị biến thành “con dê tế thần” mà thôi.

Lợi nhuận từ chuyến bay giải cứu là rất lớn. Khi vụ án bị phanh phui, những bị cáo không ngần ngại bung tiền ra, mua những quan chức trong cơ quan điều tra để chạy án. Và thực tế, Bộ Công an bị áp lực từ bên trên phải truy ra cho được cả những quan chức nhận tiền chạy án.

Thông thường, khi đường dây chạy án bị lộ, thì những quan to phải có cách cắt đuôi. Họ cắt đuôi bằng cách đẩy những quan chức dưới cơ sở ra gánh tội thay. Đó là cách làm quen thuộc. Không chỉ trong ngành công an mà các ngành khác cũng hành xử tương tự. Rõ nhất là việc Đỗ Xuân Tuyên đẩy Thư ký của mình là Phạm Trung Kiên ra gánh hết.

Ông Đỗ Xuân Tuyên và ông Tô Lâm là người cùng quê Hưng Yên, không thể không nghi ngờ, có hành động đổ tội, để lọt tội, trong quá trình điều tra ông Thứ trưởng này. Khi mà công an nhận tiền chạy án để giải cứu cho chuyến bay giải cứu bất thành, thì nhóm điều tra lại đẩy một ai đó ra làm “dê thế thần” thay.

Vụ chuyến bay giải cứu còn xét xử hơn 3 tuần nữa, sẽ còn nhiều vấn đề tiếp tục bị phơi bày ra ánh sáng, và người dân sẽ nhận ra bộ mặt thật của ngành điều tra hình sự Bộ Công an là như thế nào.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

 

Kasse animation 7.8.2023