ô – người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin cho báo chí biết rằng, Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Nhân Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, về tội “Nhận hối lộ” liên quan đến AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn tại Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh.
Trước đó, ông Tô Lâm đã cho quân đến Bắc Ninh bắt ông Nguyễn Tử Quỳnh – cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân; và ông Nguyễn Hạnh Chung – cựu Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh (hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh), về tội “Nhận hối lộ”. Đồng thời, ông Nguyễn Tiến Nhường – cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh – bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Như vậy là, Bắc Ninh cũng tương tự Đồng Nai, cả dàn lãnh đạo tỉnh, từ Bí thư đến Chủ tịch và giám đốc các sở liên quan đều bị bắt.
Cách làm việc của bà Nhàn, ở bất cứ địa phương nào, cũng rải tiền từ Bí thư tỉnh xuống tới giám đốc các sở liên quan đến dự án mà bà Nhàn trúng thầu. Một nguồn tin riêng cho biết, điều này gần như không có ngoại lệ.
Cho đến nay, Bắc Ninh là địa phương thứ 3 dính đến bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị khởi tố vụ án, và khởi tố nhiều bị can, sau Đồng Nai và Quảng Ninh. Cả 3 địa phương này đều có dàn lãnh đạo dính đến sai phạm đấu thầu của AIC. Thế nhưng, ông Tô Lâm lại không thể bắt hết dàn lãnh đạo Quảng Ninh, bởi Bí thư Quảng Ninh lúc bà Nhàn trúng thầu gói thầu thiết bị cho bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, là ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng hiện nay.
Thời kỳ ông Phạm Minh Chính làm Bí thư tỉnh, thì ông Nguyễn Văn Đọc làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Nhờ có “tảng đá” Phạm Minh Chính cản đường, mà dàn lãnh đạo bên dưới ông Chính tại Quảng Ninh lúc đó, giờ đây vẫn chưa bị khởi tố. Đấy đang là “vùng cấm” chăng? Nếu là vùng cấm, thì có lẽ, do ông Phạm Minh Chính lập ra, chứ không phải do ông Nguyễn Phú Trọng.
Cùng sai phạm giống nhau, nhưng cựu Bí thư Đồng Nai Trần Đình Thành và cựu Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến bị bắt, còn cựu Bí thư Quảng Ninh Phạm Minh Chính thì không sao. Nếu là “nhà nước pháp quyền”, thì ông Chính cũng phải chung số phận với hai ông cựu bí thư kia, chứ sao ông lại bình an vô sự?
Như thế cũng đủ để thấy, đấy là “đánh nhau” mượn cớ chống tham nhũng, chứ không phải chống tham nhũng thực sự. Vì là đánh nhau, nên khi gặp đối thủ mạnh, đánh mãi không gục nên đành bó tay.
Quê nhà của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn không có một ai đủ mạnh như Phạm Minh Chính để che chở, nên rất có thể, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ cho Tô Lâm bắt thêm, nếu ông muốn. Tại Bắc Ninh, còn có vụ án liên quan đến 2 gói thầu ở Sở tài Nguyên Môi trường và 1 gói thầu ở Sở Giáo dục, cũng có liên quan đến AIC của bà Nhàn. Những ai từng cấu kết với bà Nhàn, hay những ai từng chịu sự chỉ đạo của ông Nguyễn Nhân Chiến và ông Nguyễn Tử Quỳnh, thì cũng cần phải chuẩn bị tư thế sẵn sàng “xộ khám”.
Dàn lãnh đạo Bắc Ninh nhiệm kỳ 2015 – 2020 có bà Đào Hồng Lan vẫn đang tại chức, hiện là Bộ trưởng Bộ Y tế. Thời kỳ xảy ra sai phạm liên quan đến AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, bà Đào Hồng Lan là 1 trong 3 lãnh đạo chủ chốt lúc đó, với vị trí Phó Bí thư Thường trực. Phó Bí thư Thường trực Đào Hồng Lan là người phụ tá đắc lực cho Bí thư Nguyễn Nhân Chiến, nên nói bà Lan không liên quan thì không thuyết phục. Vả lại, bà Nhàn rải tiền cho cả dàn lãnh đạo từ trên xuống, lẽ nào bà Nhàn lại chừa bà Lan ra?
Trong vụ án dính đến Sở Y tế Bắc Ninh, ông Tô Lâm có cho bắt một người đang tại chức, đó là ông Nguyễn Hạnh Chung – Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh, cựu Giám đốc Sở Y tế. Vậy, liệu ông Tổng có cho chạm tới người đương chức, nhưng đang ở vị trí cao hơn, như bà Đào Hồng Lan hay không?
Ý Nhi – Thoibao.de
25.1.2024