Tổng Trọng có vai trò gì trong hệ thống gián điệp của Trung Quốc ở Việt Nam?

” Tổng Bạc” có vai trò gì trong hệ thống Gián điệp của Trung Quốc ở Việt nam?

Nhân kỷ niệm 45 năm cuộc chiến Biên giới phía Bắc – 17/2/1979, trên mạng xã hội đã có không ít người đã đổi avatar bằng hình ảnh hoa sim tím, với dòng chữ “17/2/1979 mãi mãi không quên”.

Nhưng có một sự kiện nhói lòng, đó là, bài viết kỷ niệm Chiến tranh Biên giới của báo VietnamNet online, một trang website có số lượng người truy cập lớn, đã bị gỡ bỏ sau ít giờ.

Bài viết có tựa đề “45 năm chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Để lịch sử không lặp lại đau thương”, đăng trên VietnamNet vào rạng sáng ngày thứ Sáu – 16/2.

Theo đường link dẫn tới bài viết vừa kể, chỉ còn chú thích “KHÔNG TÌM THẤY ĐƯỜNG DẪN NÀY”. Tuy nhiên, công cụ lưu giữ của Google vẫn giúp độc giả đọc được trọn vẹn bài viết đó, trên các trang website khác.

Điều này đã khiến công luận hết sức bất bình, và đặt câu hỏi: Tại sao, một bài viết liên quan đến một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, về tội ác của nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, lại bị gỡ bỏ như vậy?

Điều này có liên quan gì đến phát biểu vào hồi tháng 3/2017, của Thiếu tướng Trương Giang Long – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân; kiêm Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân, khi nói về quan hệ Việt – Trung, trong một video xuất hiện trên mạng xã hội YouTube. Ông Long khẳng định:

“Trung Quốc, tôi xin thưa các đồng chí là, không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính chủ quyền của chúng ta ở Biển Đông, không bao giờ từ bỏ dã tâm này. Mà cái này không phải chỉ thời ông Tập Cận Bình đâu, ông khác lên cũng sẽ như vậy thôi. Câu chuyện là, bao giờ họ sẽ lấy và lấy bằng cách nào…  

Thưa các đồng chí, chính vì vậy mà chúng ta không loại trừ cái việc mà họ tìm mọi cách làm suy yếu từ bên trong… Cho nên, tôi xin nói với các đồng chí là, bọn xấu nó cài cắm, nó móc ngoặc, nó lôi kéo, hồi xưa chỉ một vài người là đã nguy hiểm rồi, đã chết rồi. Bây giờ, tôi thông báo với các đồng chí là nó đã có đến con số hằng trăm. Mà hàng trăm không phải chỉ là con số dừng lại ở hàng trăm, mà trăm này có thể cộng với trăm kia nữa, chứ không phải chỉ trăm.” 

Theo giới phân tích, đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, với một bộ phận không nhỏ lãnh đạo Việt Nam hiện nay vẫn tiếp tục tôn thờ Bắc Kinh. Ngay sau khi kết thúc chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Hà Nội, vào trung tuần tháng 9/2023, thì lãnh đạo Việt Nam lũ lượt kéo nhau sang “chầu” Bắc Kinh, kẻ đầu têu là Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Những chuyến thăm này nhằm hy vọng có được tên trong danh sách nhân sự “chủ chốt” tại Đại hội Đảng toàn quốc khóa 14.

Được biết, thông tin “động trời” do Thiếu tướng Trương Giang Long tiết lộ, đã khiến cho ông phải nhận quyết định nghỉ công tác, chờ hưu, theo thông báo của Bộ Công an ngày 3/10/2017.

Câu hỏi đặt ra là: “Vì sao Tướng Trương Giang Long bị quyết định nghỉ hưu bất ngờ như vậy?” Trong khi, theo quy định, với quân hàm Thiếu tướng, ông Long có quyền phục vụ đến 65 tuổi, và sẽ nhận quân hàm Trung tướng trước khi nghỉ hưu.

BBC Việt ngữ đã có một cuộc phỏng vấn với cố Đại tá Nguyễn Đăng Quang, người từng được biệt phái từ ngành an ninh sang làm việc trong ngành ngoại giao của Việt Nam, vào ngày 4/10/2017.

Đại tá Nguyễn Đăng Quang kể lại:

“Ông Nguyễn Cơ Thạch đã công khai nói với các quan chức của Bộ Ngoại giao, trong những cuộc họp chính thức và không chính thức, rằng, Trung Quốc đưa ra một điều kiện là muốn cải thiện quan hệ Việt Trung thì việc đầu tiên Việt Nam cần làm và phải làm, là loại bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch.”

Theo giới phân tích, vào thời điểm video clip ghi lại phát biểu của tướng Long bị tiết lộ, những nội dung mà Tướng Long nói, hoàn toàn đúng thực tế. Đấy là điều có thật và đang tồn tại trong các cơ quan ở Việt Nam, kể cả thượng tầng. Cho dù, các cơ quan an ninh của Việt Nam biết rất rõ, Trung Quốc đã cài cắm người của họ vào các cơ quan của Việt Nam như thế nào, nhưng họ bất lực.

Clip video bài nói chuyện của Tướng Long được tung ra, ngay sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 1/2017. Trong chuyến thăm này, ông Trọng đã ký 15 văn kiện hợp tác, trong đó có việc, sẽ tổ chức thường xuyên cho cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam sang Trung Quốc để đào tạo.

Nhà văn Phạm Viết Đào từng tiết lộ, một số lãnh đạo Việt Nam từng tự nguyện theo Trung Quốc, song vì một lý do nào đó lại quay xe, như Trần Đại Quang hay Nguyễn Chí Vịnh… đã mắc “bệnh lạ” và chết trong đau đớn.

Điều đó liên quan gì đến việc, các bác sĩ Trung Quốc chịu trách nhiệm đảm bảo về vấn đề sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? Rõ ràng, đến lúc này, số phận ông Trọng đang nằm gọn trong tay Bắc Kinh, thì việc không được tố cáo tội ác của Trung Quốc là điều dễ hiểu?./.

 

Trà My – Thoibao.de