Cao tay! Tô lấy gậy ông Tổng phang vào ghế Chủ tịch Quốc hội!

Ngày 13/3 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng cho họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14, trong phiên họp này, ông Trọng nói rằng “kiên quyết không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, đủ tiêu chuẩn; đồng thời không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa 14 những người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cá nhân, phe cánh…”

Cho bắt Nguyễn Duy Hưng và cầu lưu Phạm Thái Hà 2 ngày để lấy lời khai, là cách mà ông Tô Lâm cho moi ra bằng chứng về việc “chạy chọt, tham nhũng” của ông Chủ tịch Quốc hội. Dùng chính tiêu chuẩn lựa chọn nhân sự do ông Trọng, để loại đệ tử ruột của ông, là cách làm cao tay. Cách làm này khiến cho ông Tổng không thể nào bao biện được.

Phạm Thái Hà đã theo Vương Đình Huệ từ khi ông Huệ còn là Tổng Kiểm toán Nhà nước. Vương Đình Huệ vốn là người có tiếng nói lớn ở Bộ Tài chính, bởi ông từng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Những đời Bộ trưởng Bộ Tài chính về sau đều là người được Vương Đình Huệ nâng đỡ. Bộ trưởng Bộ Tài chính hiện nay là Hồ Đức Phớc, cũng là một đồng hương Nghệ An của ông Huệ.

Một nguồn tin giấu tên cho chúng tôi biết, khi một tỉnh cần xin vốn Trung ương, họ tìm đến Phạm Thái Hà, nhờ Hà nói giúp với Vương Đình Huệ, để ông Huệ can thiệp cho Trung ương rót vốn. Khi vốn được rót về tỉnh, Vương Đình Huệ không để cho tỉnh tự ý sử dụng, mà rút rỉa một phần thông qua Nguyễn Duy Hưng và Phạm Thái Hà. Phạm Thái Hà chính là người ra mặt, đặt vấn đề với các quan đầu tỉnh để lấy gói thầu về cho Nguyễn Duy Hưng. Một khi Hà đã mang vốn từ Trung ương về cho tỉnh, thì các quan đầu tỉnh không thể từ chối yêu cầu của Hà, là giao gói thầu cho Nguyễn Duy Hưng.

Đấy là vòng tròn khép kín, xin vốn, rót vốn, lấy dự án và sau đó chia phần lại quả vào túi kẻ chủ mưu. Tô Lâm đã cho bắt Nguyễn Duy Hưng và tạm giam Phạm Thái Hà 2 ngày, để khai thác đường dây khép kín này. Khi có đủ bằng chứng về việc chạy chọt và tham nhũng, thì đủ để Tô Lâm hạ Vương Đình Huệ. Vấn đề là, 2 đệ ruột của Vương Đình Huệ đã khai gì, hay là quyết câm miệng bảo vệ chủ?

Thành hay bại của Tô Lâm đều nằm ở chỗ khai thác bằng chứng từ Nguyễn Duy Hưng và Phạm Thái Hà. Nếu không khai thác được, thì Tô Lâm không thể ép ông Trọng loại Vương Đình Huệ, như đã làm với Võ Văn Thưởng cách đây không lâu.

Việc Nguyễn Duy Hưng và Phạm Thái Hà phối hợp nhau xin vốn, rồi lại thâu tóm dự án từ nguồn vốn đó, ai cũng biết là do chủ của 2 nhân vật này sai khiến. Tuy nhiên, nếu 2 người này nhận hết tội về mình và quyết không khai bất cứ sự dính líu nào đến ông Chủ tịch Quốc hội, thì là rất khó cho Tô Lâm. Không biết, 2 đệ tử kia của Vương Đình Huệ có trung thành không, hay là đệ tử bán chủ?! Nếu là đệ tử trung thành thì Vương Đình Huệ có thể thoát nạn, còn là đệ tử bán chủ thì Vương Đình Huệ khó thoát khỏi đòn đánh của Tô Lâm.

Mặc dù quyền lực chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng đã suy giảm, sau khi Tô Lâm tạo phản, nhưng tiếng nói của ông Trọng trong Bộ Chính trị vẫn là mạnh nhất, vẫn được nhiều người nghe nhất. Quyền lực của ông Trọng đã yếu đi, nhưng cái uy của ông vẫn còn. Như vậy, chỉ có thể dùng những tiêu chuẩn do chính ông Tổng Bí thư đặt ra để buộc ông phải kỷ luật Vương Đình Huệ, nếu Tô Lâm có đủ bằng chứng.

Canh bạc của Tô Lâm đang dồn hết vào Nguyễn Duy Hưng và Phạm Thái Hà. Số phận của Vương Đình Huệ cũng phụ thuộc vào 2 thuộc hạ này. Liệu Tô Lâm thắng hay Vương Đình Huệ an toàn?

Hãy chờ xem, thời gian sẽ trả lời.

Hoàng Anh – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023