Vì sao Bắc Kinh “thay ngựa giữa dòng”, chọn Tô Chủ tịch thay cho Tổng Trọng?

Việc Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang ngồi vào ghế Bộ trưởng Công an, là một sự bất ngờ lớn trong cuộc chiến quyền lực của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phe Chủ tịch nước Tô Lâm, cựu Bộ trưởng Bộ Công an, đã lật ngược thế cờ, và trở thành thế lực làm chủ cuộc chơi. Đồng thời, đẩy phe Tổng Trọng và “các cấp có thẩm quyền” vào thế bị động.

Theo giới quan sát, còn tới 16 tháng nữa mới diễn ra Đại hội 14, những điều đó báo hiệu cho thấy, cuộc đấu đá tranh giành ghế Tổng Bí thư tại Đại hội 14 hiện nay, mới chỉ là khởi đầu cho một cuộc chiến đẫm máu, không khoan nhượng, giữa các phe cánh trong Đảng, sẽ ngày càng gay gắt hơn.

Đáng chú ý, cũng trong ngày 6/6, sau khi Tướng Lương Tam Quang được Quốc hội chuẩn thuận chức vụ tân Bộ trưởng Bộ Công an, truyền thông nhà nước đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã lên tiếng phản đối phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động khảo sát trái phép của tàu Hải Dương 26.

Đây là một chỉ dấu cho thấy, quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh lại trở nên căng thẳng. Trong khi, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hong Kong đã dẫn các ý kiến của giới phân tích chính trị Việt Nam cho rằng: “người Trung Quốc “dự kiến sẽ được hưởng lợi” từ cuộc khủng hoảng này”.

Đến nay, theo giới quan sát, lãnh đạo Trung Nam Hải vẫn giữ thái độ im lặng, trước thắng lợi áp đảo của Chủ tịch Tô Lâm.

Trong khi đó, một số tin rò rỉ đã cung cấp các tin tức rất đáng quan tâm, có liên quan đến lý do dẫn tới chiến thắng bất ngờ của ông Tô Lâm và phe Bộ Công an vừa qua.

Một là, tin rò rỉ phổ biến trên mạng xã hội về việc ông Tô Lâm với sự hậu thuẫn của Bắc Kinh, đã ép tập thể Bộ Chính trị Việt Nam phải đồng thuận theo Tô Lâm. Kèm theo đó là việc “cam kết nhượng tỉnh Lào Cai cho Trung Quốc”. Theo đó, Lào Cai sẽ trở thành một tô giới của Trung Quốc trong thời gian 100 năm, như Hồng Kông trước đây, khi nhà Thanh trao cho Anh quốc. Đổi lại, Ban lãnh đạo Bắc Kinh ủng hộ ông Tô Lâm trở thành Tổng Bí thư.

Hai là, một nguồn tin nội bộ tiết lộ cho Thoibao.de về sức khỏe của Tổng Trọng:

“Ông Trọng đã mắc một chứng bệnh về máu. Hiện nay, công thức máu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang ở mức báo động. Cách đây vài ngày cụ [Trọng] bị ngã bất tỉnh trong phòng vệ sinh Bệnh viện 108, sáng hôm sau đã hồi phục, nhưng vẫn còn thở oxy.”

Thoibao.de không có điều kiện để kiểm chứng độ chính xác của những tin vừa kể.

Nói về lý do Chủ tịch nước Tô Lâm bất ngờ đảo ngược tình thế, để trở thành người làm chủ cuộc chơi quyền lực, với kết quả bước đầu là ông Lương Tam Quang kế nhiệm ghế Bộ trưởng Bộ Công an, khi chưa là Uỷ viên Bộ Chính trị, là một “ngoại lệ chưa từng có” của Đảng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A trong một cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do, ngày 5/6, đã đưa ra những nhận xét rất đáng chú ý, và cho rằng, đây là những yếu tố mang tính quyết định. Theo ông A:

Thứ nhất “ông Tô Lâm chắc chắn có một đội ngũ khá là mưu lược, giúp cho ông ấy tính toán các đường đi nước bước. Ví dụ khi bầu Chủ tịch nước hồi tháng 5/2024, một vấn đề là, nếu miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an trước, rồi bầu Chủ tịch nước sau, thì nhỡ mà miễn nhiệm Bộ trưởng rồi nhưng sau đó người ta lại không bầu ông làm Chủ tịch nước thì sao? Theo tôi [ông A] nghĩ, thứ tự của việc làm cái gì trước, cái gì sau, là rất quan trọng ở đây.” 

Thứ 2, Tiến sĩ Quang A bình luận, khả năng ông Lương Tam Quang có thể trở thành Bộ trưởng Bộ Công an hay không, giống như đánh cờ vậy. Nước cờ nào đi trước, nước cờ nào đi sau, là rất quan trọng, theo đó:

“Thứ tự của mỗi “đường đi nước bước” là rất quan trọng. Thứ tự “làm Bộ trưởng trước, bầu vào Bộ Chính trị sau” của ông Lương Tam Quang, là thứ tự tốt nhất cho phía ông Tô Lâm. Còn nếu đi theo bước “bầu vào Bộ Chính trị trước, làm Bộ trưởng Công an sau”, thì sẽ khó hơn, vì có khả năng không trúng Bộ Chính trị, mà nếu không trúng Bộ Chính trị thì khó mà làm Bộ trưởng Công an tiếp theo. 

Trong trường hợp này, thứ các bước đi như tôi phân tích, lúc mà tiến hành miễn nhiệm chức Bộ trưởng Công an, và bầu chức Chủ tịch nước, rất quan trọng. Lần này, với ông Lương Tam Quang cũng vậy.” 

Những điều vừa kể để thấy, một nguyên nhân chính, Ban lãnh đạo Bắc Kinh muốn “thay ngựa giữa dòng”. Họ sẽ đổi một con ngựa đã quá già, lại thêm lắm bệnh, nhiều tật, bằng một con ngựa trẻ hơn nhưng tinh thần bán nước thì cũng không kém gì nhau./.

 

Trà My – Thoibao.de