Vì sao, thành công “ngoạn mục” của Tô Đại là do bàn tay của Bắc Kinh tạo nên?

Sau một thời gian dài sóng gió, với những bất ổn chưa từng thấy trên thượng tầng Đảng Cộng sản Việt Nam, kể từ cuối năm 2023. Bộ trưởng Tô Lâm nhân danh chống tham nhũng, đã đánh gục 3 nhân vật quyền lực hàng đầu của Đảng, và đều là những nhân vật thân cận với Tổng Trọng.

Tuy nhiên, phe cánh của Tổng Trọng, với đa số sự ủng hộ từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cũng như Ban Chấp hành Trung ương, sau Hội nghị Trung ương 9 đã tỏ rõ kiểm soát được tình hình.

Cựu Bộ trưởng Công an bị ép, buộc phải ngồi vào ghế Chủ tịch nước “hữu danh, vô thực”, và bị truất quyền Bộ trưởng Công an ngay lập tức. Quyền này được trao cho một Thứ trưởng Công an không ăn cánh với ông.

Nhưng bất ngờ, ngày 6/6, Tô Chủ tịch đã tạo nên một cú lội ngược dòng đầy ngoạn mục. Ông đã thành công trong việc đưa một đàn em thân cận, đồng thời là đồng hương Hưng Yên – Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Công an, đã được Quốc hội đồng thuận cao để trở thành tân Bộ trưởng Công an.

Đây là một điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Đảng, nhất là từ 1975 cho đến nay. Điều này đã phá vỡ mọi quy định mang tính truyền thống của Đảng. Đó là, nhân sự Bộ trưởng Bộ Công an bắt buộc phải là Ủy viên Bộ Chính trị, ít nhất một nhiệm kỳ 5 năm. Trong khi, ông Lương Tam Quang mới chỉ là Ủy viên Trung ương Đảng hơn 3 năm, còn chưa đủ điều kiện để xét vào Bộ Chính trị.

Trước đó chưa đầy 1 tháng, Ban Chấp hành Trung ương vừa bầu bổ sung thêm 4 uỷ viên Bộ Chính trị, nhưng không có ông Lương Tam Quang.

Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, chỉ sau 4 ngày nhậm chức Bộ trưởng, Thượng tướng Lương Tam Quang đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất, chỉ định làm Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương. Như vậy, lại xuất hiện thêm một nghịch lý, đó là, Tướng Quang trở thành thủ trưởng, cấp trên của Tổng Trọng và Thủ tướng Chính – vốn là các ủy viên Đảng uỷ Công an Trung ương – điều mà dân gian gọi là “sinh con rồi mới sinh cha”.

Trong cuộc tiếp Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba tại Hà Nội, ngày 11/6, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: “tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của Việt Nam”.

Theo giới quan sát, việc Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba là vị Đại sứ nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam, chủ động đến chào và chúc mừng ông Tô Lâm trở thành Chủ tịch nước, là điều hết sức bất thường.

Điều này cho thấy, ít nhất, về mặt bề nổi, nhà nước Việt Nam với vai trò nguyên thủ quốc gia của Chủ tịch Tô Lâm, đã có biểu hiện thần phục Bắc Kinh, tuyệt đối và vô điều kiện.

Được biết, Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba từng là Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia, từ 2016 đến 2018. Nhà báo Trúc Phương tiết lộ:

“Với sự dẫn dắt của Hùng Ba, Cambodia đã đi sâu vào quỹ đạo Trung Quốc. Thủ tướng Hun Sen đã thắt chặt kiểm soát an ninh nội chính, báo chí tự do bị xóa sổ, những gương mặt chính trị gia đối lập bị triệt hạ không nương tay, và kinh tế Cambodia lệ thuộc toàn diện vào Trung Quốc.”

Điều này hoàn toàn phù hợp với những đánh giá về Tô Lâm. Đó là, “những người như Tô Lâm, đặt sự sống còn của chế độ cao hơn vận mệnh tương lai quốc gia, sẽ ưu tiên cho sự tồn tại của Đảng, hơn là sự phát triển kinh tế”. Đồng thời, chế độ công an trị do Tô Lâm thiết lập, đã và đang sẵn sàng hy sinh tăng trưởng kinh tế quốc gia, để kiểm soát chính trị chặt hơn. Đây là điều phù hợp với mong muốn của Ban lãnh đạo Trung Nam Hải, đối với chư hầu.

Những sự bất thường vừa kể càng cho thấy, không có chuyện ông Tô Lâm trỗi dậy, hay lội nước ngược dòng, như người ta lầm tưởng. Mà chắc chắn, đây là kết quả đạt được với sự đồng thuận cao, từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và đặc biệt là các tướng lĩnh cấp cao của Bộ Quốc phòng Việt nam. Kết quả này có được, do phải chịu một sức ép vô cùng lớn từ bên ngoài, rất có thể từ Ban lãnh đạo Bắc Kinh.

Xin nhắc lại, theo Giáo sư Carl Thayer từ Úc, ông Tô Lâm là một ứng viên gây chia rẽ trong Đảng. Ông không nhận được ủng hộ cao của giới lãnh đạo cấp cao và của Quốc hội Việt Nam. Bằng chứng là, trong cuộc bỏ phiếu đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn năm 2023, ông Tô Lâm có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất, trong số 6 uỷ viên Bộ Chính trị được lấy phiếu tín nhiệm./.

 

Trà My – Thoibao.de