Liệu Đinh La Thăng có được Tô Tổng và cựu Thủ tướng Ba Dũng giải cứu?

Việc cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho là sẽ sát cánh với Tô Tổng trong công cuộc cải cách, cho thấy, di sản của Tổng Trọng có lẽ sẽ bị dỡ bỏ, đặc biệt là công cuộc “đốt lò”, và sự lựa chọn nhân sự lãnh đạo cấp cao.

Theo thống kê, danh sách những ủy viên Trung ương Đảng bị loại, đến ngày 17/8, nếu tính trên 180 ủy viên chính thức đầu khóa 13, thì tỷ lệ hao hụt lên tới 14,4%. Danh sách này chỉ gồm những người bị loại bỏ do bị kỷ luật, nhưng đã chủ động “xin thôi chức”, không tính những trường hợp nghỉ vì các lý do khác.

Trên cương vị Tổng Bí thư, ông Trọng đã để lại di sản là việc các quan chức trong bộ máy Đảng và Nhà nước Việt Nam “ăn không chừa thứ gì của dân”. Một kẻ tham nhũng như Võ Văn Thưởng, ngày 20/2/2023 từng phát biểu, “Ngoài lợi ích của nhân dân, thì Đảng ta không còn lợi ích nào khác”.

Công cuộc đốt lò chống tham nhũng của ông Trọng thể hiện sự bất công, theo lối “nhất bên trọng, nhất bên khinh”. Ông thiên vị những người cùng phe cánh. Dù cùng một sai phạm, quy mô như nhau, nhưng có người bị khởi tố hình sự, với bản án hết sức nặng nề, nhưng người thuộc “cánh hẩu” của ông Trọng, thì chỉ bị kỷ luật nhẹ nhàng, qua loa, rồi cho “hạ cánh an toàn”. Thậm chí, người cùng phe với ông phạm tội nặng hơn vẫn được cho qua.

Chỉ cần so sánh 2 trường hợp, cùng là cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, là Đinh La Thăng, và Lê Thanh Hải, thì thấy rõ.

Trong một thể chế chính trị độc Đảng như ở Việt Nam, việc các quan chức tham nhũng, hay lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, là điều tất nhiên. Vấn đề chỉ là tham nhũng quy mô lớn hay tham nhũng nhỏ.

Công luận thấy rằng, nếu sử dụng cách Tổng Trọng chỉ đạo, áp tội cho ông Đinh La Thăng, thì có đến 99% lãnh đạo cấp cao đều phạm tội. Vậy mà, ông Thăng lại là Ủy viên Bộ Chính trị duy nhất phải nhận bản án tù trên 40 năm, được làm tròn thành 30 năm.

Tới mức, ra trước tòa, bị cáo Đinh La Thăng phải thốt lên cay đắng: “Hãy đối xử với tôi như một con người!”. Khác gì ông Thăng nói, Tổng Trọng còn ác hơn cầm thú.

Trong khi đó, hàng loạt các quan chức cấp cao khác, từng nhận hối lộ hàng triệu USD, thì được rút kinh nghiệm và cho thôi chức.

Ông Lê Thanh Hải – một kẻ mệnh danh là “sâu chúa”, qua 2 lần bị kỷ luật, cuối cùng thì cũng chỉ cách hết mọi chức vụ cũ, đã hết nhiệm kỳ, và được hạ cánh an toàn.

Đó là lý do, những ngày gần đây, trên mạng xã hội có bình luận rằng, ông Đinh La Thăng – một đệ tử của ông Nguyễn Tấn Dũng, sẽ sớm được xem xét giảm án, tiến tới được đặc cách ân xá, tương tự như bị cáo Chu Ngọc Anh, một đệ tử của Tổng Trọng.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, còn quá sớm để tính tới khả năng vừa kể, vì ông Thăng chưa chấp hành đủ một nửa bản án. Trong lúc đó, Tô Tổng vừa nhậm chức, đang phải giải quyết muôn vàn chuyện đại sự quốc gia.

Nhưng cũng có nhận định tin rằng, ông Nguyễn Tấn Dũng – một lãnh đạo gốc Nam Bộ, một người có trách nhiệm, cũng như có tình thương với các đàn em, chắc chắn, đã có các cách “giải cứu” ông Đinh La Thăng, cũng như những đàn em khác là nạn nhân của Tổng Trọng.

Do đó, với tình hình nhân sự lãnh đạo cấp cao tại thời điểm này, các khối Tư pháp như: Bộ Công an, Viện Kiểm sát Tối cao, Tòa án Tối cao, đều nằm trong sự bao trùm và chi phối của Tô Tổng. Việc cái gọi là “trường hợp đặc biệt”, ngoại lệ, sẽ được áp dụng như cách Tổng Trọng thường sử dụng trước đây.

Trong một thời gian không xa, ông Đinh La Thăng có thể sẽ được giải cứu. Đây là một sự bất ngờ ít ai nghĩ đến.

 

Trà My – Thoibao.de