Tô Tổng – hung thần của dân, ông trùm của Đảng, nhưng là “thỏ đế” với Tập?

Mới đây, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA đăng tin: “Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã chỉnh sửa một bài đăng trên mạng xã hội, trong đó tuyên bố, Việt Nam ủng hộ phán quyết trọng tài của nước này ở Biển Đông, ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang thăm Manila”.

Việc báo chí trong nước bị áp lực phải rút bài, liên quan việc công an khám xét VNG – một Công ty có yếu tố Trung Quốc, thì cũng có thể hiểu được. Bởi 800 tờ báo trong nước đều chịu sự kiểm soát của Đảng, và phải vâng lệnh Đảng. Tuy nhiên, với một Tổng thống của một nước khác, Đảng Cộng Sản Việt Nam không thể dùng quyền lực, buộc ông phải sửa bài. Đảng chỉ có thể dùng biện pháp ngoại giao, tác động để Tổng thống Marcos sửa mà thôi.

Phát ngôn của một vị Tổng thống, được ví như “cửu ngũ chí tôn”, thì không thể nói bừa, và cũng không thể bịa đặt. Hơn nữa, sự việc có liên quan đến quan hệ ngoại giao, thì Tổng thống Marcos càng phải cẩn trọng hơn. Nếu Tổng thống Philippines bịa chuyện, thì chắc chắn, phía Việt Nam đã lên tiếng chỉ trích và phản đối.

Chuyến thăm của Đại tướng Phan Văn Giang – Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đến Philippines vào cuối tháng 8 vừa qua, được đánh giá là nhạy cảm. Bởi khi ông Giang đang ở Philippines, thì tàu Trung Quốc và tàu Philippines có vụ đâm nhau ở Biển Đông.

Philippines thời ông Marcos đã tỏ ra rất cứng rắn trước Trung Quốc. Theo một số ý kiến, việc Giang thăm Philippines được cho là phe quân đội Việt Nam đang muốn làm ngược lại với ý đồ của ông Tô Lâm.

Rất có thể, trong chuyến thăm này, ông Phan Văn Giang đã bày tỏ ý kiến như Tổng thống Ferdinand Marcos Jr ngỏ lời cám ơn. Tuy nhiên, sau đó, ông Tô Lâm có thể đã can thiệp thông qua Bộ Ngoại giao, để yêu cầu Tổng thống Philippines sửa lời. Bởi theo nguyên tắc, muốn đăng ý kiến của một cá nhân/ tổ chức, thì phải được sự đồng ý của họ.

Cũng theo một số nhận định, chính trường Việt Nam những tháng qua cho thấy đường lối ngoại giao của Tô Lâm và Phan Văn Giang hình như đi về 2 hướng ngược nhau. Ông Tô Lâm thì “sợ Tàu”, còn ông Giang thì tỏ ra “thân Mỹ” hơn. Nếu có đề nghị Tổng thống Marcos đổi lời, thì chỉ có thể là phe sợ mất lòng Tàu.

Nói chung, tác động để Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. sửa lời, là người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam, vì sợ mất lòng Trung Quốc. Rõ ràng, ông Tô Lâm đang sợ Trung Quốc, chẳng khác nào chuột sợ mèo. Với thái độ của Tổng Bí thư như thế, thì giấc mơ thoát Tàu, gần Mỹ, sẽ chỉ là giấc mơ hão huyền mà thôi.

Trong những năm qua, ông Tô Lâm đã chứng tỏ cho dân Việt thấy rằng, ông chính là hung thần. Công an như kiêu binh, bắt người vô tội vạ, bắt người không cần lệnh của tòa án vv… Không những thế, ông Tô Lâm còn chứng tỏ với “đồng chí” của ông rằng, ông là người dám làm tất cả, là người có sức mạnh không ai có thể kiểm soát được, là một ông trùm thực sự của Đảng.

Giờ đây, nghe nhắc đến quân của Tô Lâm, không chỉ người dân, mà giới lãnh đạo cũng phải sợ hãi. Nói chung, với cả dân và Đảng, Tô Lâm là người đáng sợ. Tuy nhiên, với Tập Cận Bình, thì Tô Lâm lại tỏ ra là “thỏ đế”, không hề dám trái ý.

Muốn đất nước độc lập, trước hết, phải độc lập về chính trị. Tuy nhiên, từ sau 1990, tất cả các đời Tổng Bí thư đều tự chấp nhận thân phận “bề tôi”. Họ luôn lo sợ và tự nhắc nhở bản thân, là phải biết “ăn ở sao cho phải đạo” với Trung Nam Hải. Như vậy, còn lâu lắm đất nước này mới có được độc lập đúng nghĩa.

Đúng là sau khi Tô Lâm lên ngôi, Đảng đã có những bước đi gần hơn với Mỹ. Nhưng các bước đi ấy rất rón rén, trong phập phồng lo sợ, sợ Trung Nam Hải không vừa lòng. “Thỏ đế” như vậy thì làm sao dẫn dắt đất nước này tiến lên? “Thỏ đế” thì chỉ muốn ẩn nấp, tìm sự an toàn cho chính mình mà thôi.

 

Hoàng Phúc – Thoibao.de