Vì sao, đã đến lúc có thể đếm ngược thời gian Trần Tuấn Anh sẽ “xộ khám”?

Tổng Bí thư Tô Lâm được cho là có chủ trương sẽ dỡ bỏ các di sản cũ của cố Tổng Bí thư Trọng, đặc biệt vấn đề nhân sự, để khẳng định “đốt lò không có trường hợp ngoại lệ”.

Gần đây, các vụ việc liên quan đến sai phạm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, đã được các cơ quan chức năng đốc thúc, xử lý rốt ráo. Theo giới thạo tin, trong số các nhân sự cấp cao bị gọi tên, có cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.

Mới nhất, truyền thông nhà nước đồng loạt đưa tin, cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra, và kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố 12 bị can, sai phạm trong việc ưu đãi giá điện, xảy ra ở Bộ Công thương.

Theo đó, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng đã bị đề nghị truy tố về tội danh, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Ông Vượng đã cố ý điều chỉnh đối tượng ưu đãi, khác với chủ trương của Chính phủ, đối với các dự án điện mặt trời, để vụ lợi.

Cụ thể, ông Vượng đã tạo cơ chế cho dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam -Thuận Nam, được hưởng giá điện ưu đãi 9,35 Uscents/kWh, thay vì giá 7,09 Uscents/kWh.

Được biết, nhà máy điện Trung Nam là một dự án của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam. Theo giới thạo tin, Tập đoàn Trung Nam là sân sau của gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Trần Thị Nguyệt Thu.

Kết luận điều tra, các hành vi sai phạm của cựu Thứ trưởng Vượng, đã gây thiệt hại hơn 900 tỉ đồng, cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam – doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Mặc dù trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, yêu cầu Bộ Công thương thực hiện nghiêm theo quy định.

Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN đã mua điện và thanh toán 3.122 tỉ đồng cho nhà máy điện Trung Nam – Thuận Nam, để mua hơn 1,3 triệu kWh điện, với giá cao hơn quy định. Tổng số tiền thiệt hại, tính đến tháng 1/2023, ước chừng 774 tỉ đồng. Tuy nhiên, tại kết luận điều tra bổ sung vừa ban hành, cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã xác định lại số thiệt hại là hơn 900 tỉ đồng.

Qua quá trình điều tra, ông Vượng khai, đã nhận của Công ty Trung Nam 1,5 tỉ đồng. Gia đình ông Vượng đã nộp lại số tiền này để khắc phục hậu quả. Trên mạng xã hội, có nhiều ý kiến khẳng định, việc ông Vượng “ưu ái” đối với nhà máy điện Trung Nam, thuộc Trung Nam Group – một sân sau của gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc nói riêng, hay các công ty tư nhân nói chung, chắc chắn phải có “lại quả”, hay sự biếu xén quà cáp dưới gầm bàn.

Với số tiền thiệt hại lên tới gần một ngàn tỷ, chắc chắn, số tiền lại quả cho Bộ Công thương không hề nhỏ, có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng. Và chắc chắn, không thể không liên quan đến cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.

Trước đó, vào đầu năm 2024, các cơ quan chức năng đã khởi tố, bắt giam, đối với hàng loạt các lãnh đạo ở Bộ Công thương và EVN. Trong đó có 2 thứ trưởng, là Hoàng Quốc Vượng và Đỗ Thắng Hải – phụ tá thân cận của cựu Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Công luận khẳng định, những sai phạm của ông Tuấn Anh là hết sức nghiêm trọng, đồng thời, đề nghị cần phải khởi tố hình sự và bắt giam ông, thì mới thỏa đáng.

Theo giới quan sát, những ý kiến nêu trên xuất hiện chỉ sau một ngày, kể từ khi Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Trần Tuấn Anh thôi giữ các chức vụ, để nghỉ hưu sớm trước tuổi 60. Đây là chỉ dấu được cho là, ông Trần Tuấn Anh khó thoát tội, và không dễ được hạ cánh an toàn.

Xin nhắc lại, theo giới phân tích, việc Bộ Công an dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, nhân cơ hội này triệt hạ những vây cánh của cố Tổng Bí thư Trọng, như ông Trần Tuấn Anh, để lấy điểm với công luận, là điều chắc chắn. Cơ hội đã quá chín muồi.

 

Trà My – Thoibao.de