Thông tin lãnh đạo Việt nam đang ráo riết thúc đẩy thủ tục để giao Dự án ĐSCT Bắc – Nam, một dự án trọng điểm cho Công ty VinSpeed, một công ty con của Vingroup đã làm nóng mạng xã hội.
Nhiều ý kiến đã đặt ra các câu hỏi về động cơ thực sự và những rủi ro tiềm tàng, khi VinSpeed là một công ty mới, không có kinh nghiệm xây dựng Đường sắt Cao tốc, cũng như không có tài sản thế chấp đủ để đảm bảo cho khoản vay khổng lồ tới 49 tỷ USD.
Đáng chú ý, mới nhất truyền thông quốc tế đưa tin Việt Nam đang cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, để giảm dần sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Theo đó, điều này có thể gây khó khăn cho Dự án ĐSCT Bắc – Nam do Trung Quốc đứng sau đầu tư và xây dựng – như nghi vấn của dư luận nước này.
Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, với chi phí ước tính trên 60 tỷ USD, không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, đây là dự án đầu tư công hạ tầng giao thông lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.
Theo đề xuất của VinSpeed, công ty này sẽ được hưởng nhiều ưu đãi chưa từng thấy, đáng chú ý, VinSpeed xin vay 49 tỷ USD với lãi suất 0% trong 35 năm.
Theo giới chuyên gia tài chính, nếu Chính phủ Việt nam phát hành trái phiếu để cho VinSpeed vay 49 tỷ USD với lãi suất trung bình 3,28%, tổng số tiền phải trả sau 35 năm (theo lãi suất kép) sẽ lên tới 160,23 tỷ USD.
Ngay cả khi VinSpeed hoàn trả được khoản vay gốc 49 tỷ USD, thì Ngân sách nhà nước vẫn phải gánh khoản lỗ lên tới 111,23 tỷ USD. Đây là, một con số khổng lồ sẽ đẩy nợ công Việt Nam vào tình trạng báo động.
Và nếu vay nợ từ Trung Quốc, Việt Nam có nguy cơ rơi vào “bẫy nợ” với các điều kiện bất lợi, như bài học từ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Theo giới quan sát, động lực đằng sau việc thúc đẩy dự án này không chỉ nằm ở khía cạnh kinh tế mà còn là một nước cờ chính trị của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư Tô Lâm đang tìm cách tái hiện mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc, bằng cách giao Dự án ĐSCT Bắc – Nam cho Vingroup, là tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam. Và ông Tô Lâm kỳ vọng sẽ tạo ra một “cú hích” kinh tế chưa từng thấy, để tạo động lực tăng trưởng nền kinh tế.
Nếu thành công, đây sẽ là một di sản lớn, củng cố vị thế và uy tín chính trị của ông Tô Lâm trong nội bộ của Đảng, đặc biệt khi Đại hội 14 đang đến gần. Tuy nhiên, việc giao một dự án trọng điểm quốc gia cho một công ty tư nhân như VinSpeed, cũng kèm theo những rủi ro tiềm tàng.
Theo giới thạo tin, vì thế, ông Tô Lâm được cho là đã khéo léo đẩy Thủ tướng Phạm Minh Chính đứng ra chịu trách nhiệm về dự án này để tránh các rủi ro.
Sự “thần tốc” của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khi yêu cầu các bộ, ngành liên quan phải hoàn tất Hồ sơ của Dự án trong một thời gian ngắn. Điều này, sẽ khiến Thủ tướng Chính trở thành người phải chịu trách nhiệm cao nhất nếu dự án thất bại.
Đây được xem là chiêu thức “nhất tiễn hạ song điêu” của ông Tô Lâm, theo đó, nếu dự án thành công, thì Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ ghi điểm lớn. Ngược lại, nếu thất bại, ông Phạm Minh Chính sẽ chịu mất uy tín, từ đó làm suy yếu vị thế của Thủ tướng trước Đại hội 14.
Thủ tướng Chính dường như đã biết rõ ý đồ đó, ngay lập tức ông Chính đã đẩy ngay trách nhiệm cho Ngân hàng Nhà nước nhằm tránh rủi ro. Tuy nhiên, phản ứng lấp lửng của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy sự thận trọng của cơ quan này trước đề xuất cho vay không tài sản bảo lãnh.
Qua đó, đã phản ánh sự thiếu đồng thuận nội bộ và đồng thời, cũng hé lộ mâu thuẫn ngầm trong nội bộ lãnh đạo cấp cao về sự thiếu hiệu qua của “siêu” dự án này.
Trong bối cảnh quyền lực của ông Tô Lâm đang có xu hướng suy yếu trước phe bảo thủ thân Bắc kinh. Thì siêu dự án có liên quan đến Trung Quốc còn là một nước cờ chính trị nhằm cứu vãn Tổng Bí thư Tô Lâm trong bối cảnh Đại hội Đảng lần thứ 14 đang đến gần.
Nhưng, với những rủi ro quá lớn, dự án này có thể đẩy Việt Nam vào tình trạng lệ thuộc hơn về kinh tế và chính trị vào Trung Quốc.
Trà My – Thoibao.de