Dự trù cho Bộ Chính trị khóa 14 sẽ có 6 gương mặt mới, đấy là Nguyễn Tân Cương – Đại tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Lê Thành Long-Phó Thủ tướng; Hồ Đức Phớc-Phó Thủ tướng; Trần Hồng Hà-Phó Thủ tướng; Bùi Thanh Sơn-Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Nguyễn Thanh Nghị-Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM. Đáng nói là có đến 4 Phó Thủ tướng được cơ cấu vào Bộ Chính trị. Tất cả 4 nhân vật này đều thuộc cách nhóm địa phương rất mạnh.
Trường hợp thứ nhất, ông Hồ Đức Phớc-Phó Thủ tướng người Nghệ An. Được biết, hiện nay nhóm Nghệ An của ông Phớc vẫn là thế lực rất mạnh. Hiện nay Nghệ An có 2 Ủy viên Bộ Chính trị, 10 Ủy viên Trung ương Đảng và 1 Ủy viên dự khuyết. Sang Đại hội 14, ông Phớc sẽ là Ủy viên Bộ Chính trị duy nhất trong nhóm. Sẽ là thủ lãnh của một nhóm địa phương hùng mạnh.
Trường hợp thứ nhì, ông Trần Hồng Hà-Phó Thủ tướng người Hà Tĩnh. Được biết, nhóm Hà Tĩnh hiện nay được xem là nhóm địa phương mạnh không thua gì nhóm Hưng Yên. Hà Tĩnh hiện có 2 Ủy viên Bộ Chính trị, 8 Ủy viên Trung ương Đảng. Sang Đại hội 14, ông Hà sẽ là Ủy viên Bộ Chính trị thứ 3 của Hà Tĩnh. Tỉnh này sẽ có số Ủy viên Bộ Chính trị bằng với Hưng Yên.
Trường hợp Thứ 3, ông Bùi Thanh Sơn-Phó Thủ tướng người Hà Nội. Tuy Hà Nội không ồn ào nhưng họ là một nhóm không hề yếu. Hiện nay Hà Nội có đến 15 Ủy viên Trung ương Đảng. Không có Ủy viên Bộ Chính trị nào sau khi ông Trọng chết. Tuy nhiên, sang nhiệm kỳ sau, Hà Nội sẽ có 1 Ủy viên Bộ chính trị, đấy chính là ông Bùi Thanh Sơn.
Trường hợp thứ 4, ông Lê Thành Long-Phó Thủ tướng người Thanh Hóa. Hiện Thanh Hóa có 1 Ủy viên Bộ Chính trị và 4 Ủy viên Trung ương Đảng. Đáng nói là sau Đại hội 14, Thanh Hóa sẽ có 2 Ủy viên Bộ Chính trị.
Một khi đã vào Bộ Chính trị thì ai cũng có tham vọng tiến vào Tứ trụ. Đáng nói là vị trí Phó Thủ tướng thường trực rất gần với ghế Thủ tướng. Hiện nay 4 Phó Thủ tướng được cơ cấu vào Bộ Chính trị nhưng ghế Phó Thủ tướng Thường trực chỉ có 1, nên sẽ là cuộc chiến tay 4 để giành lấy một suất duy nhất thay thế ông Nguyễn Hòa Bình.
Phe nào cũng muốn chiếc ghế Phó Thủ tướng thường trực. Tuy nhiên, Lê Thành Long đang có lợi thế. Lê Thành Long cùng Phạm Minh Chính đều là người Thanh Hóa. Hiện nay Phạm Minh Chính đang rất lẻ loi khi mà một mình ông phải căng sức ra chiến với tập đoàn Hưng Yên của Tô Lâm. Nếu thêm một đồng minh Thanh Hóa cùng là Ủy viên Bộ Chính trị và chiếm 2 vị trí cao nhất trong Chính phủ, thì khi đó thế và lực của Phạm Minh Chính sẽ được củng cố, và thế lực của Lê Thành Long cũng vậy.
Hưng Yên đang nổi lên và chiếm thế trận áp đảo, Hà Tĩnh đang vươn lên với lực lượng hùng hậu, Nghệ An đang củng cố lại sức mạnh vốn có của nó. Hà Nội đã đến lúc vươn mình, bởi không có địa phương nào có số Ủy viên Trung ương Đảng nhiều như Hà Nội. Phe nào cũng hùng mạnh, Thanh Hóa không thể “ngủ quên”, cả Lê Thành Long và Phạm Minh Chính đều không thể không tận dụng sức mạnh của người Thanh Hóa.
Cuộc chiến cung đình đang nổi lên nhiều thế lực địa phương, Miền Bắc và Bắc Miền Trung đang chiếm ưu thế. Thế lực địa phương Miền Nam hầu hết không hùng mạnh, ngay cả ông Nguyễn Tấn Dũng, một thế lực mạnh nhất Miền Nam cũng không có đủ người để tạo nên lợi ích nhóm địa phương cho dù ông có gom hết Cà Mau và Kiên Giang.
Trong nhiệm kỳ tới, chắc chắn 5 nhóm địa phương mạnh gồm Hưng Yên, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh sẽ tranh giành khốc liệt các vị trí ngon ăn trong Chính quyền, và cũng vì thế, nhiệm kỳ 2026-2031 hứa hẹn sẽ là một nhiệm kỳ còn khốc liệt hơn nhiệm kỳ này.
Hoàng Phúc-Thoibao.de