Trước đây, quân đội vẫn là vùng đất tranh hùng của 2 thế lực lớn. Thế lực Lương Cường cùng với một số tướng lãnh thuộc Tổng Cục Chính trị, thế lực Phan Văn Giang cùng với một số tướng lãnh bên Bộ Tổng tham mưu. Còn Tổng cục Tình báo quân đội lâu nay vẫn là nơi mà 2 thế lực tranh chấp. Hiện nay nhóm Phan Văn Giang đang nắm chức Tổng cục trưởng.
Bộ Quốc phòng là nơi được phân bổ nhiều Ủy viên Trung ương Đảng. Nhiệm kỳ 2021-2026, quân đội có đến 21 Ủy viên Trung ương Đảng và 2 Ủy viên Bộ Chính trị. Trong khi đó, Bộ Công an chỉ có 1 Ủy viên Bộ Chính trị và 1 Ủy viên Trung ương Đảng và 5 Ủy viên Bộ Chính trị. Về ngân sách thì Bộ Quốc phòng cũng vượt trội so với Bộ Công an.
Nếu Bộ Quốc phòng không chia 5 phe 7 phái thì rất có thể họ sẽ mạnh hơn Bộ Công an rất nhiều và cũng có lợi thế hơn Bộ Công an. Tuy nhiên, vì mất đoàn kết mà các phe trong Bộ Quốc phòng lại để Bộ Công an vượt mặt.
Tô Lâm lập nên thế kiềng 3 chân, trong đó chân trụ Bộ Quốc phòng rất quan trọng. Với vai trò là Bí thư Quân ủy Trung ương, Tô Lâm rất có lợi thế khi kết hợp quyền lực hiện có với tướng quân đội gốc Hưng Yên để tranh hùng tranh bá. Với 2 Ủy viên Trung ương Đảng trong tay, Hưng Yên rất có cơ hội vươn lên. Trong đó phải kể đến Hoàng Xuân Chiến-Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, người được cho là rất gần chiếc ghế Bộ trưởng.
Ông Hoàng Xuân Chiến hiện nay là 64 tuổi. Đến ngày 12/4/2026 ông mới bước sang tuổi 65. Như vậy nếu Đại hội 14 diễn ra vào Tháng 1 năm 2026 mà ông Chiến không vào Bộ Chính trị thì xem như ông sẽ về vườn và giã từ sự nghiệp chính trị. Khi đó, đầu tư của ông Tổng bí thư trở thành “công cốc”.
Kết quả sơ bộ ở Hội nghị Trung ương 11, ông Nguyễn Tân Cương đã được chọn cơ cấu vào Bộ Chính trị trong khi đó Hoàng Xuân Chiến bị cho ra rìa. Xem ra vùng đất quân đội vẫn chưa phải là nơi mà phe Hưng Yên có thể thực hiện được tham vọng thâu tóm.
Có người đánh giá, kết quả Hội nghị Trung ương 11 đã quyết định 90% khả năng sắp xếp Bộ chính trị nhiệm kỳ sau. Thời gian còn lại chưa đầy 8 tháng, rất khó để Tô Lâm có thể sẽ nỗ lực thực hiện sự thay đổi theo ý của ông.
Thật ra Hưng Yên trong Bộ Quốc phòng không được kết nối chặc chẽ như Hưng Yên trong Bộ Công an. Trong Bộ Công an, mối quan hệ giữa Tô Lâm, Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Nhọc như ngườ một nhà. Thế nhưng mối quan hệ giữa Hoàng Xuân Chiến và Nguyễn Hồng Thái-Tư lệnh Quân khi 1 không được chặt chẽ. Việc Tô Lâm nắm chức bí thư quân ủy Trung ương chưa đủ lâu không thể tạo ra chất kết dính Hưng Yên trong quân đội được.
Phan Văn Giang vẫn ở lại Bộ Chính trị và được cơ cấu ghế Chủ tịch nước, đồng thời Nguyễn Tân Cương sẽ vào Bộ Chính trị và nắm chức Bộ trưởng. Một thắng lợi to lớn cho phe Phan Văn Giang. Ở Hội nghị Trung ương 11 này, Phan Văn Giang chẳng liên minh với ai cũng thắng lớn. Ông Giang lại một lần nữa thắng thế trước Lương Cường khi hất ông này ra khỏi ghế Chủ tịch nước cho nhiệm kỳ sau đồng thời cũng chặn được đường tiến của Hoàng Xuân Chiến khiến tham vọng của Tô Lâm ở Bộ Quốc phòng bị “vỡ vụn”.
Với thắng lợi sơ bộ của ông Phan Văn Giang, chính trường Việt Nam sẽ hứa hẹn có những trận thư hùng ngang tài ngang sức. Bởi khi Lương Cường rời ghế, Hoàng Xuân Chiến về vườn thì mặc nhiên trong Bộ Quốc phòng chỉ còn Phan Văn Giang và đàn em kiểm soát. Một khi ông đại tướng quân đội ngồi ghế Tứ trụ nhưng trong tay cả một bộ với sức mạnh cơ bắp vượt trội, thì lúc đó, phe Công an của Tô Lâm không dễ thao túng chính trường như hiện nay.
Trong quân đội, Hưng Yên đang thất thế, hãy đợi xem. Tô Lâm tìm cách gì và thực hiện tham vọng như thế nào?
Thái Hà -Thoibao.de