Lái xe uống rượu bia bị phạt tới 40 triệu, tước giấy phép lái xe 2 năm
Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2020, quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với nhiều vi phạm giao thông.
Cụ thể, người đi xe đạp có nồng độ cồn trong máu sẽ bị phạt mức từ 400.000 – 600.000 đồng.
Đối với người đi ô tô, nếu sử dụng rượu bia mức phạt cao nhất có thể lên tới 40 triệu đồng và thu GPLX 2 năm.
Đối với xe máy trước đây cao nhất chỉ phạt 3 – 4 triệu nhưng hiện nay được nâng mức phạt lên 8 triệu và thu GPLX 2 năm.
Người điều khiển xe máy vượt đèn vàng bị phạt tới 1 triệu đồng
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100.
Uống rượu, bia sau bao lâu thì có thể lái xe?
- Sau 6-12 giờ, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu.
- Sau 12-24 giờ, nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở.
- Sau 36 giờ vẫn đo được trong nước tiểu và sau 72 giờ vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.
Hiện nay, cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn dựa trên phương pháp đo qua ống thở, vì vậy, 24 giờ sau khi uống bạn vẫn có thể bị phát hiện và xử phạt. Trường hợp người nào bị tai nạn giao thông thì khi vào viện, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu để xác định nồng độ cồn ngay.
Như vậy, ít nhất 24 giờ sau khi uống rượu, bia bạn có thể lái xe, có nghĩa là tối nay bạn uống thì ngày mai đừng lái xe.
Thu Thủy – Thoibao.de (Tổng hợp)