Trung Quốc và Nga với món quà của “quỷ đỏ”

https://www.youtube.com/watch?v=YhwM4WflwAE

Sau chiến dịch quảng cáo rầm rộ của truyền thông Nga về viện trợ quân sự của Nga giúp Ý trong cuộc chiến chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, tới lượt giới chức ngoại giao Nga lao vào cuộc khẩu chiến bảo vệ tình đoàn kết của Nga với Ý.

Mới đây, đại sứ quán Nga tại London đã chỉ trích BBC trong việc nghi ngờ ý định của Nga trong việc hỗ trợ Hoa Kỳ và Italy trong thời gian dịch bệnh.

Đại sứ quán Nga đã phản ứng đối với một bài đăng của BBC hôm 3/4 có tựa đề “‘Tình yêu từ Nga’ thực sự là gì?“. Bài báo được cho là đã lật tẩy các thông tin trên truyền thông Nga khi những tường thuật này đã phóng đại sự biết ơn của Italy đối với sự trợ giúp từ Nga.
Đại sứ quán Nga đã phải thừa nhận rằng “truyền thông Nga tường thuật việc cờ Nga tung bay và quốc ca Nga được hát khắp nước Ý là đưa tin sai“.
Tuy nhiên Đại sứ quán Nga nhấn mạnh rằng việc viện trợ là hoàn toàn miễn phí và được thực hiện theo đề nghị từ Thủ tướng Ý Giuseppe Conte.
Tuyên bố của Đại sứ quán Nga nêu rõ : “Đó là chỉ dấu tỏ sự đoàn kết của chúng tôi với người dân Ý, không liên quan tới bất kỳ nghị trình chính trị nào.”
Bài tường thuật của BBC cũng đã trích nguồn từ một bài đăng trên tờ báo Ý La Stampa, theo đó dẫn lời các quan chức chính phủ giấu tên tại Rome, nói rằng “80% trang thiết bị trong số các nguồn cung cấp của Nga hoàn toàn vô dụng hoặc ít hữu dụng cho Italy. Nói tóm lại, nó cũng chẳng nhiều hơn một cái cớ.“

La Stampa, được thành lập năm 1867, là một trong những tờ báo uy tín và lâu đời nhất tại Italy đã đặt dấu hỏi về sự giúp đỡ của Moscow trong một bài báo của nhà báo Jacopo Iacoboni làm chấn động các bên liên quan.

Trong bài báo đăng tải hôm thứ Tư, 25/3, trên La Stampa, ông Jacopo Iacoboni dẫn các nguồn tin cấp cao ẩn danh, nói rằng 80% hàng hóa viện trợ của Nga – gồm các vật tư đặc biệt, hệ thống khử trùng và phòng xét nghiệm – không hữu dụng cho cuộc chiến chống dịch viêm phổi Vũ Hán tại nước này.
Ngoài ra, Iacoboni cũng đưa ra đánh giá đối với kinh nghiệm của các quân nhân cấp cao Nga được cử tới Italy hỗ trợ công cuộc đẩy lùi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Bài báo lưu ý rằng hỗ trợ cho Italy không phải đến từ Bộ Y tế Nga, mà là từ bộ Bộ Quốc phòng. Trong nhóm có nhiều chuyên gia của quân đội về sinh học, hóa học và hạt nhân cao cấp, chứ không phải các nhân viên y tế bình thường mà Ý trông đợi có thể ra tuyến đầu và góp sức với các nhân viên y tế Ý đối phó với khủng hoảng.
Ngoài ra, các chuyên gia Nga đến Italy hỗ trợ đều nằm trong hàng ngũ tướng lĩnh, đại tá, thiếu tá. Trong quá khứ, họ từng tham gia vào các hoạt động quân sự của Nga, trong đó chiến tranh vi khuẩn là một phần hoạt động của tình báo Nga ở nước ngoài, tờ báo viết.
Các chuyên gia Nga này đã từng tham gia vào công tác ứng phó các đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi, bệnh than và Ebola. Do đó, Nga mang đến Italy chủ yếu là thiết bị khử trùng, phòng thí nghiệm hiện trường để khử trùng và phòng chống vi khuẩn hóa học, cùng những thứ tương tự.

Ngoài ra, tờ báo này cũng lo ngại hoạt động viện trợ của Nga có thể ảnh hưởng tới an ninh, vì có nhiều quân nhân Nga được điều động tới nước này.

Quân Y Nga với viện trợ chống dịch đến Rome

Ông Iacoboni nhận định, thỏa thuận hỗ trợ chống viêm phổi Vũ Hán giữa Thủ tường Italy Conte và Tổng thống Nga Putin có thể đơn thuần là hành động vì mục đích địa chính trị.
Thủ tướng Italy đồng ý nhận hỗ trợ nhằm củng cố quan hệ cá nhân và chính trị với Moscow, trong khi lãnh đạo Nga thông qua thỏa thuận như một cơ hội thể hiện vai trò trong tình hình dịch bệnh bùng phát nhanh chóng tại Italy.
Nhà báo nhận định sự hỗ trợ của Nga dành cho Italy trong cuộc chiến chống virus Vũ Hán là một thủ đoạn địa chính trị và ngoại giao của Tổng thống Vladimir Putin. Viện trợ đi kèm với một số điều khoản và Moscow sử dụng nó như một cái cớ để mở rộng ảnh hưởng tại quốc gia Nam Âu này.
Tờ báo Italy cũng nhấn mạnh : Tất cả hàng hóa của Nga được chuyển đến nước này đều miễn phí. “Tuy nhiên, sự hào phóng này phải trả bằng một mức giá khá cao: quân nhân Nga được tự do đi lại trong lãnh thổ Italy, cách các căn cứ của NATO chỉ vài bước chân”. Các sĩ quan quân y này đóng tại khu vực Bergamo, nơi dịch bệnh hoành hành dữ dội, và cách Vicenza – địa điểm của một căn cứ quân sự lớn của Hoa Kỳ, chưa đầy 2 tiếng đồng hồ.
Sự hiện diện của các chuyên gia quân y Nga tại một nước NATO, nhất là gần một căn cứ không quân Mỹ, gây lo sợ rằng người Nga có thể tận dụng thời gian ở đó để thu thập tin tình báo.

Ngay sau đó, Đại sứ quán Nga tại Italy gửi thư đến báo La Stampa (Italy), lên án nhà báo Jacopo Iacoboni về bài viết liên quan đến lô hàng viện trợ chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán do Nga gửi đến Italy.

Quân Y nga chuyển hàng viện trợ chống dịch ra khỏi máy bay tại Rome

Đại sứ Nga tại Rome Sergey Razov nêu trong lá thư được đăng trên website của tờ La Stampa ngày 27/3 như sau : “Nhà báo đó (chỉ Iacoboni), trích dẫn ‘những nguồn tin chính trị cấp cao’, đã khẳng định rằng 80% số hàng hóa mà Nga hỗ trợ Italy được cho là không cần thiết và vô dụng. Tất nhiên, chúng tôi không biết được nguồn tin mà tác giả đề cập, chúng tôi tập trung chủ yếu vào những tuyên bố công khai và được biết đến rộng rãi của giới chức Italy“.
Đại sứ Razov chỉ ra, thủ tướng Conte đã gửi lời cảm ơn đến ông Putin về số vật tư y tế do Nga ủng hộ, đồng thời ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio đã trực tiếp đón các vận tải cơ Nga và bày tỏ sự biết ơn đối với Nga. Đại sứ Italy tại Moscow cùng nhiều quan chức Italy cũng thể hiện thái độ tương tự.
Ông Razov nói : “Trong bất kỳ trường hợp nào, nhà báo cũng không nên định hướng sai lệch cho độc giả liên quan đến phản ứng thực sự của giới chức cấp cao Italy trước động thái của Nga. Còn về tính hữu ích hay vô dụng của hàng viện trợ, chúng tôi cho rằng cần phải hỏi người dân ở Bergamo – nơi mà các chuyên viên và thiết bị của chúng tôi đã bắt đầu làm việc.”
Theo Đại sứ Nga, nhà báo của Iacoboni cần ghi nhận các quân nhân Nga và Italy đang chấp nhận mạo hiểm sức khỏe và sinh mạng khi làm việc tại tuyến đầu phòng chống đại dịch.
Đại sứ Razov kết luận : “Đối với luận điểm của tác giả cho rằng mục đích gửi quân đội Nga tới Italy (miễn phí) nhằm gây ra tổn hại nào đó trong quan hệ của Italy với các đối tác NATO, chúng tôi xin trao cho độc giả cơ hội tự mình đánh giá xem ai là người giúp đỡ nhân dân Italy trong những thời điểm khó khăn và [giúp] như thế nào“.

Cùng với Trung Quốc, Nga là những quốc gia đầu tiên giúp đỡ Italy khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát mạnh mẽ tại nước này. Chính quyền Nga thông báo viện trợ quân sự cho Ý vào tối thứ Bảy, 21/03/2020, và ngay lập tức quảng bá rộng rãi hoạt động này với công luận toàn thế giới.

Trong cuộc điện đàm vào ngày 21/3, Tổng thống Putin đã đề nghị Thủ tướng Italy Giuseppe Conte giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh đến từ Vũ Hán.
Sau cuộc điện đàm, Tổng thống Putin đã ra lệnh cho quân đội Nga gửi ngay trang thiết bị y tế và bác sĩ đến Italy.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 23/3 cho biết 9 chiếc máy bay vận tải Ilyushin Il-76 chở chuyên gia và trang thiết bị y tế từ Nga đến hỗ trợ Italy đã hạ cánh tại sân bay quân sự Pratica di Mare, cách thủ đô Rome của Ý khoảng 30 km.
Hàng tiếp tế được đưa lên máy bay tại căn cứ không quân Chkalovsky ở Moscow.
Đội hình do phía Nga triển khai đến Italy gồm khoảng 100 người thuộc biên chế quân đội, chia làm 8 đội y tế cơ động.
Trang thiết bị y tế viện trợ gồm công cụ chẩn đoán và nhiều xe tải chở chất khử trùng.
Hình ảnh do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy các xe tải quân sự Nga đưa sang Italy mang thông điệp ‘Từ nước Nga, với tình yêu thương’.
Thông điệp được viết bằng tiếng Nga, tiếng Italy và tiếng Anh, cùng với lá cờ hai nước Nga – Italy được vẽ theo hình trái tim.

Hôm 28/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lưu ý nước ông đang giúp đỡ Ý và Rome nên cảnh giác với viện trợ của Bắc Kinh và Moscow.

Trả lời phỏng vấn các báo La Repubblica, Corriere della Sera và La Stampa của Ý, Tổng thống Macron nhắc nhở rằng Pháp và Đức đã cung cấp 2 triệu khẩu trang cùng hàng chục ngàn áo bảo hộ cho Ý. Ban đầu, chính quyền Rome chỉ trích Paris vì từ chối cung cấp khẩu trang và các thiết bị khác để giúp xử lý dịch bệnh. Thay vào đó, Ý chuyển sang nhờ cậy Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Pháp kêu gọi châu Âu đoàn kết, không nên hành động ích kỷ và chia rẽ.
Về phía Đức, Bộ trưởng Ngoại giao Heiko Maas hôm 26/3 cho biết các bệnh viện Đức tiếp nhận 50 bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán người Ý nhằm thể hiện sự ủng hộ trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh này.
Theo cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ý Franco Frattini, Thủ tướng Conte đồng ý nhận viện trợ từ Nga – một cường quốc đối trọng với NATO – bởi “Liên minh châu Âu để Ý đơn độc đối phó dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán“.
Theo đó, việc Nga gởi quân trợ giúp Ý chống dịch bệnh có nhiều lợi ích đối với điện Kremlin. Một mặt nâng cao hình ảnh của chính sách ngoại giao Nga, đồng thời đánh vào chính sách trừng phạt Nga của châu Âu. Mặt khác, mục tiêu của Nga vẫn là chứng minh rằng Liên Hiệp Châu Âu và NATO là những khái niệm trừu tượng viển vông chứ không phải là những thực tế“. ‘Tình yêu thươngcủa Nga dành cho Italy thật là nhiều lắm những toan tính, mưu mô.

Nhà cầm quyền Trung Quốc và Nga là hai thể chế độc tài còn lại trên thế giới, Cả hai người đứng đầu hiện nay là Tập Cận Bình và Putin đều thay đổi hiến pháp để nắm quyền lực trọn đời, họ cũng liên tục nhận được các cáo buộc che dấu đại dịch và để lây lan ra toàn cầu dẫn đến cái chết của hàng trăm nghìn người dân.
Toan tính của những kẻ độc tài đều ẩn chứa những mối nguy tiềm năng, đôi khi sẽ phải trả bằng máu của người dân.

Hải Yến từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023