Vụ Đồng Tâm: Từ trại giam, có ít nhất bốn người đã gửi đơn kháng cáo

Link Video: https://youtu.be/y7pltYdvCJI

Bốn bị cáo nhận bản án nặng nhất trong vụ Đồng Tâm vừa nộp đơn kháng cáo, dù cơ hội đảo ngược bản án trong vụ án này đối với các trường hợp kháng cáo kêu oan là không cao.

Trong khi đó những được thả nhờ án treo đã đến nhà tạ tội trước bàn thờ và trước mộ của cụ Kình vì đã khai không đúng sự thật, họ nói rằng đã bị ép buộc phải khai như thế, nếu không thì người thân hay chính bản thân của họ sẽ gặp khó khăn trong tù nên họ buộc phải khai sai như thế về cụ.

Hôm 24/9, luật sư Ngô Anh Tuấn cho VOA biết ông và các luật sư khác vào Trại giam số 2 ở Hà Nội đã tiếp xúc với tất cả 6 bị cáo hôm 23/9 và 4 bị cáo đã nộp đơn kháng cáo.

Chúng tôi có gặp 6 bị cáo tại trại giam và một số cho biết rằng họ đã kháng cáo rồi, có người nói sẽ làm sau. Có người kháng cáo kêu oan, có người chỉ xin giảm nhẹ”.

Những người bị án cao nhất kháng cáo là Lê Đình Chức, Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, và Nguyễn Quốc Tiến”.

Trong đó ông Lê Đình Công, Lê Đình Chức (án tử hình), Bùi Viết Hiểu (16 năm tù), Nguyễn Quốc Tiến (13 năm tù).

 “Tất cả các bị cáo đều chưa nhận được bản án nhưng đã được cán bộ trại giam hướng dẫn thủ tục kháng cáo theo luật định”, luật sư Ngô Anh Tuấn viết trên Facebook hôm 23/9.

Hai bị cáo cho biết mình không kháng cáo, nhưng một trong số đó cho biết sẽ suy nghĩ thêm”, vẫn theo luật sư Tuấn .

Luật sư Ngô Anh Tuấn cho biết thêm: “Đa số những người kháng cáo xin giảm nhẹ, có người kêu oan”.

Luật sư Hòa cho hay sức khỏe của các bị cáo có vẻ tốt hơn so với trước phiên sơ thẩm. Có vẻ các bị cáo đã chuẩn bị tâm lý tốt cho phiên phúc thẩm sắp tới.

Cũng giống như những lần trước, chúng tôi nói chuyện điện thoại với các bị cáo qua tấm kính ngăn.

Ảnh 1: hôm 14-9 những người được thả về nhờ án treo ngay đêm ấy đã đến thắp hương và khóc nức nở bên mộ cụ Kình

Phía bị cáo có một công an ngồi kế bên, phía các luật sư cũng vậy. Bốn người cùng nghe rõ cuộc trò chuyện qua điện thoại.”

Khi gặp tôi, bị cáo Lê Đình Chức nói ông đã gửi đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ông Chức mong các luật sư bào chữa trong phiên phúc thẩm giúp để Hội đồng Xét xử có bản án khách quan, đúng người đúng tội, có xem xét đến chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước, vì bản án dành cho ông quá nặng.”

Bị cáo Lê Đình Công thì thông qua tôi, gửi lời nhắn tới gia đình là cứ yên tâm, rằng ông đã xác định rõ và đã chuẩn bị tinh thần đón nhận phiên tòa sắp tới. Ông Công cũng nói rằng ông hi vọng phiên phúc thẩm sẽ xem xét một cách khách quan, giảm nhẹ hình phạt. Ông Công nói với luật sư là mình bị oan, rằng ông không tổ chức, không cầm đầu, không phân công nhiệm vụ cho ai trong vụ giết hại ba công an.”

Bị cáo Lê Đình Uy (con ông Lê Đình Công, 5 năm tù), cho hay không kháng cáo. Luật sư Quảng – người gặp Uy – đã giải thích cho Uy là còn 6 ngày nữa mới hết hạn nộp đơn kháng cáo, nên vẫn chưa muộn. Việc có kháng cáo hay không là tùy thuộc vào bị cáo, vào việc họ nhận thức và mong muốn như thế nào về việc thay đổi khung hình phạt phạt cho mình.”

Các bị cáo vẫn chưa nhận được bản án

Theo luật sư Hòa, lần này các luật sư được phía trại giam tạo điều kiện hết sức thuận lợi để gặp thân chủ.

Ảnh 2: Khuôn mặt đầy vết thương của ông Lê Đình Công trên VTV (bên phải) và điều tra viên Phạm Việt Anh (bên trái), người mà ông Lê Đình Công khai rằng đã dùng dùi cui đánh ông suốt mười ngày như một. Tổng cộng có 19 người dân Đồng Tâm cho biết rằng họ đã bị đánh đập ép cung, tuy nhiên Tòa bác bỏ với một câu đơn giản là “không có cơ sở”

Tuy nhiên có một chi tiết khiến ông thấy cần phải lên tiếng, đó là việc cho tới nay các bị cáo chưa có ai được nhận bản án sơ thẩm dù đã tuyên án từ ngày 14/9.

Tôi có đặt vấn đề này với công an trại giam, đề nghị họ báo cáo cấp trên về sự chậm trễ trong tống đạt bản án cho bị cáo để họ có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị cho phiên phúc thẩm.

Theo luật, từ khi tuyên án tới khi kháng cáo là 15 ngày. Trong thời gian này bị cáo cần có bản án để đọc, nghiên cứu xem họ muốn kháng cáo nội dung gì.”

Tôi cũng sẽ điện thoại cho thư ký tòa để phản ánh về việc này.”

Bản thân các luật sư chúng tôi cũng mới chỉ nhận được bản án ngày 22/9.”

Trước đó, luật sư Hòa từng cho BBC hay rằng ông Chức đổi lời khai khi ra tòa sơ thẩm. Khi gặp luật sư trong trại tạm giam, ông Chức phản đối cáo trạng và kết luận điều tra. Ông nói ông không đổ xăng ra chậu và đổ xuống hố – được cho là nơi ba công an rơi xuống – như cáo trạng nêu. Ông cũng không biết trong hố có người, và cũng không nghe thấy có tiếng người.

Tuy nhiên khi ra tòa ông Chức nhận tội và nói như mình có lỗi, điều mà luật sư Hòa mô tả là làm các luật sư ‘bất ngờ’.

Luật sư Hà Huy Sơn cũng nói với BBC News Tiếng Việt rằng: “Hi vọng là ông Lê Đình Chức sẽ khai thành thật trong phiên phúc thẩm.”

Tôi nghi vấn rằng ông Chức có thỏa thuận gì đó với cơ quan điều tra để mà nhận những hành vi như vậy để cứu anh em trong gia đình.”

Ảnh 3: các bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm

Nếu ông Chức khai thật ở cấp phúc thẩm thì có thể cứu chính bản thân ông ấy.”

Trên Facebook cá nhân Luật sư Hà Huy Sơn đưa ra nhận định rằng:

Kế hoạch 419A “Tấn công Đồng Tâm” cần phải được công khai để làm sang tỏ bản chất vụ án. Nó dường như có trước việc Quân đội xây dựng tường bao khu đất giao cho Quốc phòng.

Có lẽ 419A đã được xây dựng từ trước đó một thời gian, ít nhất là nhiều tháng. Việc xây dựng tường rào của Quân đội cũng nằm trong kế hoạch phối hợp này.

Việc rò rỉ thông tin đêm 08/01/2020 Lực lượng Công an đưa quân về Đồng Tâm là có chủ đích để dụ các bị cáo vào “cái bẫy” được dựng lên. Mặt khác, theo thông tin chưa được xác minh, Kế hoạch 419A đã được Lực lượng Công an diễn tập, chuẩn bị từ trước đó.

Có người không rõ động cơ đã ghi hình được hình ảnh của những buổi diễn tập này, đưa nên FB. Sau đó những người liên quan đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, vụ án này vẫn chưa được đưa ra xét xử.” Luật sư Hà Huy Sơn cho biết thêm.

Phản ứng của thân nhân

Chị Nguyễn Thị Duyên, vợ bị cáo Lê Đình Uy – cháu dâu cụ Lê Đình Kình, nói với RFA vào tối ngày 23/9 rằng gia đình như trút bớt nỗi lo khi được luật sư báo tin có nhiều người đã gởi đơn kháng án:

Với 2 án tử hình thì mọi người ở nhà rất lo lắng và sốt ruột, không biết bố và chú có kháng cáo hay không. Hôm nay nhận được tin luật sư nói là hai người đó có kháng cáo thì rất là mừng, không còn lo lắng nhiều trước đó nữa.

Bởi vì trước đó đó gia đình rất lo lắng cho những người thân đang ở bên trong trại giam, sợ họ bị kìm kẹp, sợ họ bị công tác tư tưởng để không được kháng cáo. Nhưng bố em và chú, cùng với một số người khác đã kháng cáo. Bố em còn kêu oan nữa.”

Những người hưởng án treo, em cũng chưa tiếp xúc được với hết tất cả, nhưng một số người đã nói là họ rất muốn kháng cáo. Bởi vì họ không có tội gì thì họ hy vọng là những người ở bên trong (trại giam – PV) hãy kháng cáo, để cho họ có động lực để làm những bước tiếp theo.”

Ảnh 4: tuy là án giết người nhưng không có căn cứ chứng minh đám cháy ở hố kỹ thuật khiến cho 3 CSCĐ rơi xuống bị cháy hóa than như phía Công an cáo buộc. Trong hình là Luật sư Ngô Anh Tuấn thực nghiệm điều tra, dưới hố kỹ thuật, trên tường thò ra một sợi dây điện còn nguyên vỏ không cháy. Trước đó nhà hoạt động Trịnh Bá Phương đã phát hiện 3 thứ dưới hố trong tầm cao chỉ 1,0m-1,4m bao gồm: dây điện, miếng cót ép và bao ny long sát tường cũng không hề cháy

Nhiều người nói đã khai không đúng sự thật

Kết quả phiên sơ thẩm có 14 người được hưởng án treo và được trả tự do hôm 14/9. Nhiều người trong số họ khai trước toà rằng “do nhận thức không đúng nên đã bị ông Kình và bị cáo Công lôi kéo, nhận sự chỉ đạo để họp bàn, góp tiền mua xăng, lưu đạn… để thực hiện hành vi phạm tội

Thực ra việc họ phải khai như thế thì ai cũng hiểu thôi. Họ cũng chỉ nói với gia đình của em là họ bị ép buộc phải khai như thế, không thì người thân hay chính bản thân của họ sẽ gặp khó khăn trong trại, trong tù nên họ buộc phải khai sai sự thật như thế về cụ – Nguyễn Thị Duyên

Theo lời chị Duyên, hầu hết những người sau khi được thả đã đến nhà tạ tội trước bàn thờ cũng như mộ của cụ Kình vì đã khai không đúng sự thật:

Đa số bây giờ đều khỏe mạnh, họ vô cùng thương tiếc trước cái chết của cụ Kình. Những người hôm đầu tiên về mà không qua thắp hương được cho cụ thì mấy ngày hôm sau đã tới nhà thắp hương cho cụ trên bàn thờ.

Họ không chia sẻ là có bị tra tấn đánh đập hay không, bởi vì họ đã bị hạn chế trả lời những câu tương tự như vậy.

Họ chỉ ra thắp hương cho cụ, xin lỗi cụ rất nhiều và xin lỗi cả gia đình em nữa, rằng là họ đã nói không đúng sự thật. Họ đã nói sai hết sự thật về cụ và lương tâm của họ đang rất cắn rứt. Họ có đến thắp hương cho cụ để xin lỗi trước bàn thờ và cả ngoài mộ nữa.

Thực ra việc họ phải khai như thế thì ai cũng hiểu thôi. Họ cũng chỉ nói với gia đình của em là họ bị ép buộc phải khai như thế, không thì người thân hay chính bản thân của họ sẽ gặp khó khăn trong trại, trong tù nên họ buộc phải khai sai sự thật như thế về cụ.”

Ảnh 5: năm 2017 ông Lê Đình Kình bị nhà nước lừa ra cánh đồng Sênh đánh gãy chân và khi ông xuất viện trở về được dân làng Đồng tâm mừng đón kính trọng như một lãnh tụ tinh thần

Gia đình luôn bị theo sát, sách nhiễu

Vì lên tiếng cho gia đình và những người dân Đồng Tâm khác đang bị bắt, chị Duyên luôn bị  an ninh giám sát, sách nhiễu:

Mấy bữa nay em bị công an xã ở khu vực mà em bán hàng cứ hỏi rất nhiều về hợp đồng nhà và hỏi em về việc đã báo cáo tạm trú tạm vắng chưa mà đã bán hàng, và cũng làm phiền chủ nhà của em rất nhiều.

Em nhắn chủ nhà nói với các anh ấy là không có quyền hỏi em có tạm trú tạm vắng hay không. Không có luật nào kêu em phải thực hiện việc đó vì em không có ở qua đêm, vậy thì làm sao cần tạm trú tạm vắng.

Rồi họ nói nếu như em còn lên tiếng về gia đình nữa là họ sẽ trục xuất em ra khỏi khu vực bán hàng, không cho em bán ở đó nữa.

Hiện tại, gia đình em có camera theo dõi 24/24 ở nhà đối diện. Tất cả mọi cử chỉ hành động của mình đã có an ninh chìm nổi theo dõi.

Thực ra, gia đình cũng đã quen với việc đó rồi nên cũng không thấy khó chịu lắm, biết là chúng sẽ phải theo dõi mọi cử chỉ hành động của mình trước và sau phiên xử rồi. Đó là chuyện như cơm bữa cho nên gia đình cũng không còn hoang mang như trước nữa.”

Vụ án Đồng Tâm với hai bản án tử hình đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Hôm 18/9/2020, một tuyên bố chính thức từ Brussels của Liên minh Châu Âu (EU) phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình ‘tàn nhẫn và vô nhân đạo’, kêu gọi Việt Nam tạm hoãn áp dụng án tử hình, và rằng “các báo cáo về những điều kiện và thủ tục tố tụng của phiên tòa làm dấy lên quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và công bằng của phiên tòa này“.

Ngay sau khi Tòa án Nhân dân TP Hà Nội tuyên án với 29 bị cáo Đồng Tâm trong phiên sơ thẩm ngày 14/9, Ân xá Quốc tế (Amnesty) và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cũng lên tiếng bày tỏ quan điểm về sự việc.

Trong một văn bản gửi cho BBC News Tiếng Việt, tổ chức Ân xá Quốc tế và tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã ra thông cáo nhận định rằng “Đây là một bản án vô nhân đạo sau một phiên tòa bất công trắng trợn“.

Ảnh 6: Tài liệu mang tên “BÁO CÁO ĐỒNG TÂM” vừa được công bố hôm 25-9 với 11 chương và phụ lục, báo cáo (song ngữ Anh-Việt) với hai tác giả Phạm Đoan Trang và Will Nguyễn. Bản báo cáo này là một dạng sách “chỉ dẫn” để độc giả có thể tìm hiểu về vụ Đồng Tâm một cách nhanh chóng và đầy đủ.

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Luật đảng là “bố tướng” – Luật nước để “lót nồi”

>>> Nguyễn Phú Trọng và ĐCS VN “thất bại” – Nhân tài bỏ nước ra đi

>>> Báo cáo Đồng Tâm

Mỹ ra “cảnh báo khẩn” cho công dân khi tới VN

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023