Trump và Biden sẽ chiến nhau tại tòa?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=YxUYuPbgpJc

Vì diễn tiến và kết quả bầu cử Mỹ hiện đang chưa rõ ràng, điều đáng nói là cự phó tổng thống Joe biden luôn dẫn trước đương kiêm tổng thống Donald Trump và tiến rất sát với đích 270 phiếu đại cử tri. Tuy nhiên, nếu mọi việc suông sẻ thì ứng cử viên Joe Biden cũng chỉ kiếm được tối đa là 270 phiếu chứ không thể hơn. Con số rất sít sao, chỉ cần một cú sẩy chân là lập tức tổng thống Trump lật ngược thế cờ ngay. Nơi quyết định thắng bại kỳ này giữa 2 ứng cử viên là bang Arizona. Nơi đây ai thắng thì người đó sẽ là thổng thống nước Mỹ. Và hai phía đang dành giật chiến thắng ở bang này làm kết quả bầu cử cho đến nay vẫn chưa công bố.

Bang Arizona vốn ngã về ứng viên Joe Biden từ nhiều ngày trước, nhưng lực lượng giám sát bầu cử phía Donald Trump đang tìm kiếm kẽ hở trong kết quả đếm phiếu của bang này để quyết giành lại 11 phiếu đại cử tri để cho Trump thắng cử.

Ban đầu ứng cử viên Joe Biden có 264  phiếu đại cử tri

Kết quả kiểm phiếu ở bang Arizona bang đầu là có lợi cho Joe Biden nhưng sau đó kết quả đồng loạt rút lại biến ứng cử  viên Joe Biden từ thế thắng sang thế giằng co. Và chắc chắn hiện nay ông Joe Biden và e kíp tranh cử của ông như ngồi trên đống lửa. Rõ ràng là chiến thắng đã nằm trong tầm tay nhưng Joe Biden đã bị Donald Trump giật lại. Điều này được ví như cầu thủ Donald Trump đã ghi bàn ở phút bù giờ để dẫn trận đấu tới 2 hiệp phụ và nhờ có thời gian kéo dài đó mà phía Trump sẽ tìm cách chiến thắng. Qua cuộc vận động tranh cử và cách tìm chiến thắng trong tình thế hiểm nghèo như thế này, người ta mới thấy sức chiến đấu của ứng cử viên Donald Trump là quá dẻo dai, liệu rằng Joe Biden có thể chiến thắng?

Sau đó ứng cử viên Joe Biden chỉ còn 253  phiếu đại cử tri

Trước một đối thủ quá quyết liện như Donald Trump thì đối thủ Joe Biden không dễ gì có được chiến thắng dù rằng là đang giữ lợi thế rất lớn. Hiện nay ở tối cao Pháp viện có số thẩm phán than cộng hòa là 6 người trong 9 thẩm phán là một lợi thế nếu Trump kiện.  

Liệu có gian lận trong công tác bỏ phiếu?

Theo nguyên tắc phía thất thế luôn tố phía thắng thế là gian lận. Vì nếu không vì lý do gian lận thì không thể nào buộc các đơn vị bầu cử bang Arizona phải kiểm phiếu lại cả. Cơ quan mà quyết định có kiểm tra lại phiếu hay không chính là tòa án chứ không phải tổng thống. Vậy nếu thấy có gian lận thì trách nhiệm của phía tổng thống Trump phải thu phập bằng chứng và đệ đơn kiện. Và tất nhiên bây giờ Trump và Biden dắt nhau ra tòa để giành lấy quyền lợi cho mình. Với tình hình như hiện nay thì hết 90% là Trump sẽ đưa Biden ra tòa để tranh chấp. Tuy nhiên khi được tòa chấp thuận đơn kiện thì việc phán quyết của tòa là có kiểm phiếu lại hay không? Nếu không kiểm phiếu lại xem như phía tổng thống Donald Trump thua cuộc, còn nếu kiểm phiếu lại thì không có nghĩa là phía Donald Trump thắng, mà thắng hay không nó phụ thuộc vào lần kiểm phiếu lần 2. Nếu kiểm phiếu lần 2 mà vẫn không nghiêng về phía Trump thì Trump cũng thua. Nói tóm lại, nếu có kiện thì cửa thắng dành cho Trump vẫn không cao bằng cửa bằng cửa thắng của Joe Biden.

Thực ra để có được ghế tổng thống Mỹ, đôi khi một ứng cử viên nào đó bất chấp mà gian lận. Nhưng dù là gian lận thì ứng cử viên tổng thống cũng không có quyền thao túng kết quả bầu cử như ở những nước độc tài. Những lời cáo buộc của bên này nhắm vào bên kia chỉ là cuộc chiến truyền thông chứ không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Để có sức mạnh pháp lý thì phía Trump phải thu thập đủ chứng cứ rồi thưa kiện. Và lúc đó những luật sư hai bên sẽ lao vào nhau, phía buộc và phía kia thì gỡ tội, và phán quyết cuối cũng vẫn là hội đồng thẩm phán của tòa án. Nếu không có phán quyết có kết luận của tòa án thì những lời cáo buộc trên tuyền thông đều là vô giá trị.

Liệu có cuộc chiến pháp lý Joe Biden chống lại Trump không?

Hiện nay Trump đang ở thế thua thì chỉ có cuộc chiến pháp lý của phía Trump chống lại Joe Biden chứ chưa thấy có cuộc chiến ở phía ngược lại. Việc Joe Biden có chống lại Donald Trump hay không nó phụ thuộc vào kết quả phán quyết và kết quả kiểm phiếu. Nếu giả sử như có quyết định kiểm phiếu lại, mà khi kiểm lại Trump thắng thì lúc này ông Joe Biden chắc chắn không thể ngồi yên chấp nhận mà ông cũng sẽ kiện ngược lại. Trong quá khứ chỉ có người thua cuộc kiện người ở thế thắng và kết quả đếm lại vẫn thua, đó là trường hợp cuộc tranh cử giữa 2 đối thủ Al Gore và George W. Bush năm 2000. Năm đó, bang Florida là nơi xảy ra tranh chấp, nếu ai chiến thắng ở bang này thì người đó sẽ trở thành tổng thứ 43 của Hoa Kỳ. Arizona mà nhiều người đã nghĩ đến kịch bản hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden có thể lặp lại tình huống lịch sử liên quan đến cuộc bầu cử kịch tính vào năm 2000 giữa ứng viên George W. Bush và ứng viên Al Gore. Theo dữ liệu của hãng tin Reuters, trong quá khứ, chỉ có một cuộc bầu cử tổng thống trước đây của Mỹ có kết quả do Tòa án tối cao quyết định. Đó là cuộc tranh cử năm 2000 giữa George W. Bush của Đảng Cộng hòa và Al Gore của Đảng Dân chủ.

Cả hai người này lúc đó đang so kè quyết liệt tại bang Florida khi ứng cử viên George W. Bush (con) chỉ nhỉnh hơn đối thủ vài trăm phiếu. Tòa Florida yêu cầu kiểm đếm lại phiếu bầu, tuy nhiên Tòa tối cao liên bang đã ra phán quyết cấm việc kiểm đếm lại. Điều này giúp ông George W. Bush giành trọn 29 phiếu đại cử tri của bang Florida, nâng tổng số phiếu đại cử tri của ông lên 271 phiếu – hơn đúng 1 phiếu so với yêu cầu. Ông Al Gore lúc đó đã giành được 266 phiếu đại cử tri và có nhiều hơn số phiếu phổ thông so với đối thủ. Khi đó ở bang Florida xảy ra cuộc rược đuổi phiếu bầu ngạt thở. 1 giờ sáng ngày 8 tháng 11 năm 2000 số phiếu phổ thông của Bush hơn Al Gore là 100 ngàn phiếu. Đến 4 giờ 30 sáng cùng ngày Al Gore chỉ còn thua Bush 2000 phiếu. Và cuối kết thúc cuộc kiểm phiếu, Al Gore chỉ còn thua Bush đúng 200 phiếu. Không chịu thua, Al Gore kiện lên tòa án tối cao bang Florida cho kiểm lại 61 ngàn phiếu bị nghi ngờ gian lận trên khắp bang. Kết quả kiểm phiếu lại, Al Gore thua Bush là 300 phiếu chứ không phải 200 và kết quả này có lợi cho Bush. Cuối cùng Al Gore đệ đơn lên tòa án bang Florida đòi kiểm lại hết 6 triệu phiếu phổ thông. Điều này được tòa án bang đồng ý nhưng tòa án liên bang bác bỏ. Kết quả là George W. Bush chiến thắng ở bang Florida và giành được chức tổng thống Hoa Kỳ.

Năm nay lại xảy ra hiện tượng phiếu sít soát nhau sau 20 năm. Liệu rằng năm nay ứng cử viên đảng Cộng Hòa Donald Trump thắng một lần nữa như cách đây 20 năm không? Rõ ràng hiện nay cửa thắng của Trump không cao bằng cửa thắng của Bush trước đây được vì đơn giản số phiếu cử tri phổ thông kỳ này chênh lệch nhiều hơn con số cách đây 20 năm. Tuy nhiên chưa kết thúc cuộc bầu cử thì không có gì là chắc chắn cả.

Tại sao đương kim tổng thống Trump lại bị rơi vào tình thế khó khan này?

Đương kim tổng thống Trump

Tất cả những khó khan hiện nay cũng là bởi vì căn bệnh cúm Vũ Hán. Trước khi dịch cúm diễn ra, uy tín của tổng thống Trump lên rất cao nhờ chính sách thuế và việc làm cho người Mỹ, cùng với những đòn mạnh đánh vào đối thủ Tàu. Tuy nhiên người tính không bằng trời tính, cơn đại dich ập đến, tổng thống Trump phản ứng có phần chậm trễ đã dẫn tới kết quả là nước Mỹ bị dịch nặng nhất kéo theo đó là khủng hoảng kinh tế trầm trọng làm cho thất nghiêp tăng vọt lên 13%. Chưa hết, dịch bệnh làm cho nước Mỹ có số người tử vong dẫn đầu thế giới. Và đó là lý do tại sao uy tín của tổng thống Trump xuống không phanh để bây giờ ông phải ở cửa dưới so với đối thủ Joe Biden. Tuy nhiên trong cuộc bầu cử ngày 3-11 ấy, có lúc tưởng như Trump chiến thắng nhưng sau cùng lại thất thế dần, rất đáng tiếc cho ông. Lúc đó ngay sau khi kết thúc ngày bầu cử, ông Donald Trump đã tuyên bố “chiến thắng“, đồng thời cảnh báo sẽ có hành động kêu gọi pháp lý để điều tra xem có gian lận bầu cử hay không.

Trước đó, trong một sự kiện tổ chức tại Nhà Trắng vào ngày 23-9, Tổng thống Donald Trump từng dự đoán rằng: “Tôi nghĩ cuộc bầu cử năm nay sẽ kết thúc tại Tòa tối cao. Đó là lý do vì sao chúng ta cần phải nhanh chóng có 9 thẩm phán“. Việc thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời cách đó không lâu đã khiến Tòa tối cao Mỹ chỉ còn 8 người nên không thể ra phán quyết áp đảo trong các trường hợp hệ trọng và gây tranh cãi. Khi ấy, Tổng thống Donald Trump, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham, chủ tịch Ủy ban Tư pháp thượng viện, sẽ không tổ chức phiên điều trần ứng viên thẩm phán Tòa tối cao do ông đề cử nhưng nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định quá trình bổ nhiệm và phê chuẩn sẽ rất nhanh chóng.

Để phản ứng lại, Đảng Dân chủ đã chỉ trích việc chính quyền của Trump muốn nhanh chóng bổ nhiệm thẩm phán tối cao trước ngày bầu cử 3/11 . Họ lo lắng phe Cộng hòa sẽ không bỏ qua cơ hội đưa một thẩm phán bảo thủ vào Tòa tối cao và làm lệch cán cân bảo thủ – tự do tại cơ quan này. Cuối cùng, Thượng viện Mỹ ngày 26/10 đã chính thức phê chuẩn bà Amy Coney Barrett làm thẩm phản Tòa án Tối cao, một chiến thắng mang tính bước ngoặt nhưng cũng gây tranh cãi cho Tổng thống Donald Trump trước thềm bầu cử. Đây là một lợi thế cho tổng thống Trump nếu xảy ra việc kiện cáo về phiếu bầu. Tuy nhiên dù phe cộng hòa chiếm đến 6 trong 9 thẩm phán ở tối cao pháp viện thì vấn đề chiến thắng phụ thuộc rất nhiều vào những chứng cứ thuyết phục. Nếu tổng thống Trump không đưa ra bằng chứng thuyết phục thì khó mà đánh bại đối thủ Joe Biden. Rất có thể, Donald Trump là một trong ít các tổng thống chỉ làm có 1 nhiệm kỳ, điều này chắc chắn sẽ làm buồn lòng những người yêu Trump.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Háo hức bầu cử Mỹ – Tệ hại Đảng Ba Đình

>>> Tổng thống Mỹ đã làm “Ý Đảng gần lại lòng dân VN”?

>>> Người Việt chia rẽ vì bầu cử Mỹ

CÓ THẬT NGƯỜI VIỆT NAM LO CHO NƯỚC MỸ HƠN NƯỚC VIỆT?

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023