Truyền thông Nhật đưa tin cảnh sát tỉnh Saitama cho biết họ đã bắt 3 cựu thực tập sinh kỹ năng Việt Nam liên quan đến vụ trộm hàng trăm quả lê trị giá khoảng 273.000 yên (2.600 USD).
Cảnh sát vào ngày 2/12 khám xét một căn hộ ở Isesaki, tỉnh Gunma, liên quan đến vụ trộm từ vài tháng trước và bắt giữ ba người Việt vì tình nghi ở quá hạn thị thực, vi phạm Luật Xuất Nhập cảnh và Luật Công nhận Người tị nạn.
Mỗi năm có hàng ngàn người Việt sang Nhật lao động với kỹ năng giản đơn theo chương trình tuyển dụng cho “thực tập sinh kỹ năng“.
Những người bị bắt trong vụ việc mới xảy ra này nói với cảnh sát rằng họ ”cần tiền để trả nợ do đi vay để trang trải cho việc sang làm việc ở Nhật Bản”.
”Họ cũng nói rằng họ không thể trở về nước vì hết tiền,” bài của Báo Asahi dẫn các nguồn tin.
Bài này cho biết tổng cộng 742 quả lê đã bị trộm vào tháng 8 và tháng 9 từ một vườn cây ăn quả ở Kamikawa, tỉnh Saitama.
Được biết cảnh sát theo dõi mối liên hệ giữa những người đến căn hộ này và những cá nhân vứt bỏ xe máy gần nơi xảy ra vụ trộm lê.
Cảnh sát vào ngày 4 và 5 tháng 9 đã tìm thấy ba lô đựng 182 quả lê và xe bị bỏ có biển số từ một tỉnh khác là Ibaraki.
Tin cho hay cảnh sát tỉnh Saitama đã nhận được thông báo về việc trái cây bị mất trộm từ tháng Tám với tổng số khoảng 5.500 quả lê trị giá khoảng 1.38 triệu yên (khoảng 13.000 USD).
Hàng nghìn trái lê và đào cũng bị đánh cắp từ các tỉnh Gunma và Tochigi chưa kể gia súc, như lợn và gà cũng bị trộm tại các trang trại ở các tỉnh đó.
Trong tháng 10, cảnh sát Nhật bắt giữ một số người Việt tại tỉnh Gunma từng là thực tập sinh vì nghi vi phạm luật Xuất Nhập cảnh và sau đó điều tra về các vụ trộm cắp gia súc, mổ gia súc trái phép tại nhà.
Khoảng 720 con lợn, 140 con gà và khoảng 9000 trái cây như lê và nho đã bị trộm tại tỉnh Gunma vào năm nay.
Vào cuối tháng 10 có vụ bắt giữ 10 nghi phạm buôn thuốc lắc vào Nhật và vụ ba nghi phạm vào nhà dân lấy cắp 10,6 triệu yên (2.3 tỉ VND).
Số liệu của Tổng cục cảnh sát Nhật vào năm 2018 cho thấy số vụ án hình sự do thủ phạm người Việt là 5.140 vụ, đứng đầu và chiếm hơn 30% tổng số vụ án do người nước ngoài tại Nhật, trong khi người Việt chỉ chiếm chừng 12.1% cộng đồng người nước ngoài.
Hiện có khoảng hơn 400 ngàn người Việt sinh sống và làm việc, học tập tại Nhật Bản.
‘Túng quẫn và bế tắc’
Báo Pháp luật TPHCM ngày 8/11 đưa tin “Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản có công điện gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an… về việc người Việt liên quan đến các vụ trộm gia súc, gia cầm được truyền thông Nhật Bản đưa tin“.
Bài báo mô tả nguyên nhân của việc công dân Việt Nam vi phạm pháp luật có chiều hướng tăng nhanh thời gian qua tại Nhật ”có một phần do hiện có rất nhiều công dân Việt Nam đang bị mắc kẹt tại Nhật Bản trong thời gian dài do không thể trở về nước khiến cuộc sống rơi vào túng quẫn và bế tắc.
“Vì vậy, chúng tôi mong Chính phủ quan tâm, đẩy nhanh việc tăng cường các chuyến bay giải cứu và sớm nối lại các chuyến bay thương mại để đưa công dân về nước, tránh để công dân ta phải vi phạm pháp luật do bị đẩy vào tình thế túng quẫn…,” báo này dẫn nội dung công điện từ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Kênh NHK của Nhật Bản vào ngày 14/11 có phóng sự nói về cảnh ngộ của sinh viên Việt Nam tại Nhật trong bối cảnh bị mắc kẹt không về nước được vì nhiều lý do trong đó có cả dịch bệnh, có ít việc hoặc mất việc làm thêm.
Phóng sự nói Đại sứ quán Việt Nam cho biết hiện có hơn 20.000 công dân Việt Nam đợi về nước nhưng sinh viên lại không thuộc diện được ưu tiên hàng đầu.
Nguồn tin riêng của BBC Tiếng Việt cho biết hiện có khoảng 30.000 công dân Việt Nam tại Nhật có nhu cầu về nước vì các lý do khác nhau.
Các “chuyến bay thương mại” thuộc dạng “trọn gói” (cả vé và chi phí ăn ở, cách ly, xét nghiệm) để đưa người Việt về nước theo nhu cầu đã được lên lịch cho tháng 12 và tháng 1/2021.
Tuy nhiên các chuyến bay này hiện có nguy cơ bị hủy theo sau chỉ đạo từ Chính phủ Việt Nam ‘tạm dừng các chuyến bay thương mại từ nước ngoài’ vì diễn biến các ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng tại Tp HCM trong những ngày qua.
Cảnh sát Nhật bắt ‘siêu chôm đồ’ Việt Nam
Cảnh sát Nhật điều tra vụ phụ nữ Việt ăn cắp đồ tại nhiều tiệm thuốc trị giá hơn 250 ngàn đôla.
Một phụ nữ Việt Nam, bị bắt hồi tháng Chín vì nghi ngờ trộm cắp, đã chôm đồ trị giá khoảng 28 triệu yên (256.000 đô la) tại nhiều tiệm thuốc ở Tokyo và chín tỉnh khác trong năm qua, cảnh sát Nhật được hãng tin Kyodo đưa tin hôm thứ Ba 17/12.
Cảnh sát nghi Nguyễn Thị Phương Uyên, 21 tuổi, lấy khoảng 8.300 đồ mỹ phẩm và các mặt hàng khác trong 161 vụ trộm cắp kể từ tháng 10 năm ngoái.
Họ tin rằng nghi phạm, sống ở phường Katsushika tại Tokyo, có thể có nhiều đồng phạm trợ giúp.
Nghi phạm nữ này đã bị bắt vào ngày 17/09/2019 vì nghi ngờ lấy cắp 30 món đồ trị giá khoảng 80.000 yên từ một nhà thuốc ở Fujinomiya, tỉnh Shizuoka ở miền trung Nhật Bản vào ngày 20/11/2018.
Cảnh sát nói nghi phạm này chủ yếu lấy cắp đồ tại các tiệm thuốc thuộc cùng một chuỗi cửa hàng.
Hồi tháng 10 năm nay, cảnh sát tỉnh Nara cho biết đã bắt giữ 7 công dân Việt Nam vì tội ăn cắp thực phẩm chức năng và mỹ phẩm và sau đó bán lại tại Việt Nam.
Theo cảnh sát, băng nhóm này do một người đàn ông 37 tuổi cầm đầu đã lấy cắp các mặt hàng từ các nhà thuốc và cửa hàng bán đồ thể thao trong ít nhất 18 tỉnh trong 247 vụ từ tháng 1/2015 đến tháng 2/2019, Báo Sankei đưa tin. Tổng giá trị các sản phẩm bị lấy cắp ước tính là 24,5 triệu yên (223.000 đôla).
Cảnh sát cho biết bảy nghi phạm đã đến Nhật Bản theo diện sinh viên hoặc hoặc là một phần của chương trình đào tạo cho lao động nước ngoài.
Cảnh sát khi đó nói họ đang điều tra cách mà các mặt hàng bị đánh cắp được bán lại ở Việt Nam. Trùm băng nhóm này được cảnh sát dẫn lời nói rằng ông muốn có tiền để sinh sống.
Hãng tin Kyodo hồi tháng 4/2018 dẫn số liệu của Cảnh sát Nhật Bản nói trong năm 2017 người Việt đứng đầu về số vụ phạm pháp ở Nhật Bản.
Cảnh sát ghi nhận 5.140 vụ phạm tội của công dân Việt Nam năm 2017, chiếm hơn 30% tổng số vụ tại Nhật Bản và lần đầu tiên đứng đầu trong số các quốc gia có cư dân cư trú tại đây. Con số này tăng mạnh so với 3.177 trường hợp của năm 2016.
Việc ăn cắp là hành vi phổ biến nhất trong các vụ phạm pháp trong đó nhiều nhất là chôm đồ tại cửa hàng, thứ đến là ăn trộm nhà dân, đánh nhau, buôn bán, trồng cây cần sa trong nhà và cư trú, lao động bất hợp pháp.
Trong số người Việt phạm tội có số không nhỏ là du học sinh và thực tập sinh (lao động hợp đồng).
Đối với du học sinh và thực tập sinh, nếu phạm tội ở mức độ nhẹ sẽ bị cảnh cáo và phạt hành chính tuy nhiên nếu phạm tội ở mức độ nghiêm trọng như trộm cắp, gây rối trật tự,…có thể bị buộc thôi học, chấm dứt hợp đồng và trục xuất về nước.
Hiện có khoảng trên 350.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Vũ Kiều Trinh người dẫn chương trình của VTV: Kẻ cắp Siêu Thị ở Thụy Điển, Anh Quốc, lại là người nói về Văn hóa dân tộc của Đài VTV – là tiêu đề bài viết của tác giả Trần Đức Thắng về sự việc này.
Giáo sư Ngô Bảo Châu từng nói rằng:” nếu có hình ảnh nào làm nhục Việt Nam tốt nhất thì chính là hình ảnh cô Kiều Trinh trên TV.
Mỗi lần xem chương trình “Văn hóa dân tộc”, của Đài truyền hình Việt Nam VTV, tôi lại cảm thấy nhức mắt. Bởi vì người phụ trách chương trình ấy luôn xuất hiện với cái vẻ mỹ miều, cặp mắt sắc xảo, và giọng nói rất đanh. Đó chính là Kiều Trinh. Dân mạng không còn lạ gì Kiều Trinh là con gái nguyên Uỷ viên trung ương đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam Vũ Văn Hiến. Cô sinh năm 1975, nguyên phóng viên văn hóa Ban thời sự.
Năm 2001, Kiều Trinh được cử sang Thụy Điển 3 tuần. Ngay tuần đầu, ngày 11-2-2001, cô đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị. Lúc đầu cô nàng chối bai bải, nhưng khi mở băng ghi hình thì phải cúi đầu nhận tội. Cô nàng đã ăn cắp ở Orebro, Kaimar số mỹ phẩm trị giá 400 đô la. Số tiền đó không lớn, nhưng ở Thụy Điển người ta trị ăn cắp, tham nhũng rất nghiêm, nên theo luật Kiều Trinh phải ngồi tù.
Vì Kiều Trinh là con của Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam, nên Đại sứ quán Việt Nam ở Thụy Điển phải ra taỵ. Và sau một tuần bị giam, ngày 16-2-2001, cô nàng được tha, sau khi có giấy của bác sỹ xác nhận nhận Kiều Trinh bị bệnh tâm thần từ Việt Nam gửi sang. Ngày 18-2-2001, Kiều Trinh bị trục xuất về nước. Đón cô ở sân bay, diễn viên điện ảnh Trần Lực đã tặng một cái tát, chấm dứt quan hệ vợ chồng từ đó.
Ông Vũ Văn Hiến chả hề hấn gì sau sự kiện đó, vẫn đủ tiêu chuẩn vào Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam,và tiếp tục làm Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam. Cô con gái Kiều Trinh vẫn làm phóng viên của VTV.
Năm 2006, Kiều Trinh được sang nước Anh công tác. Bệnh tâm thần lại tái phát và cô nàng đã thó chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop. Một lần nữa ông Hiến lại phải cứu con gái bằng việc nhờ Đại sứ quán can thiệp và tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần lại đưa ra sử dụng!
Năm 2009, Kiều Trinh được kết nạp đảng và được đề bạt làm Trưởng phòng văn hóa dân tộc Ban thời sự. Thật mỉa mai khi có những nhà báo chống tham nhũng tiêu cực , chỉ vì phạm một vài lỗi kỹ thuật nhỏ, thỉ phải vào tù, hoặc bị tước thẻ nhà báo, còn kẻ cắp con gái ông Ủy viên trung ương đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam lại được đề bạt.
Từ bấy đến nay, một nghi án vẫn chưa có lời giải: Kiều Trinh bị tâm thần hay kẻ cắp?
Dư luận cho rằng, có lẽ ông bác sỹ nào đó được ăn, hoặc bị ép mới ký giấy chứng nhận bệnh tâm thần cho Kiều Trinh, vì nhìn hình ảnh chải chuốt óng mượt, và nghe cô nói sắc lẻm trên TV thì không ai nghĩ bị tâm thần cả. Mà nếu bị bệnh tâm thần thì đưa vào bệnh viện, chứ sao lại đưa lên làm MC trên TV?
Vậy chắc chắn là kẻ cắp!
Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác nhau, phong tục tập quán mỗi nơi một vẻ rất phong phú, đa dạng, nhưng tuyệt nhiên không hề có nền văn hóa và phong tục tập quán ăn cắp. Ăn cắp, ăn trộm, ở đâu cũng ghét, cũng khinh. Dù đói ăn vụng, túng làm liều mọi người vẫn chê cười chứ đừng nói tiểu thư con quan như Kiều Trinh. Vậy mà cô nàng không biết ngượng cứ xuất hiện trên TV nói văn hóa, đạo đức? Phải chăng quý vị muốn truyền bá cho dân thứ văn hóa ăn cắp và nghệ thuật chạy tội?
Nên nhớ, hình ảnh cô Kiều Trinh không thể bôi xóa được trong hồ sơ của cảnh sát Thụy Điển, Anh quốc, và nó đã được phơi ra cho nhân dân nước họ biết rồi. Họ sẽ nghĩ gì, khi ở Việt Nam, kẻ cắp lên mặt dạy đạo đức người lương thiện?
Nói như giáo sư Ngô Bảo Châu, nếu có hình ảnh nào làm nhục Việt Nam tốt nhất thì chính là hình ảnh cô Kiều Trinh trên TV.”
Tác giả Trần Đức Thắng đưa ra kết luận.
Trung Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bộ trưởng giao thông Nguyễn Văn Thể và trách nhiệm trong vụ Út ‘trọc’
>>> Liệu Bộ Công An gây có ra tay với gia đình bà Hồ Thị Kim Thoa?
>>> Bất lực trước nạn tham nhũng ở Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng dẫn Bao Công thời đại mới
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT