Trong cuộc họp với ban chỉ đạo Trung Ương về phòng chống tham nhũng, chính ông Nguyễn Phú Trọng đã chú ý vụ án sai phạm đất đại tại Sabeco có liên quan đến người bỏ trốn ra nước ngoài đó là bà Hồ Thị Kim Thoa. Về vụ án này, Bộ Công An đang thụ lí nhưng người đứng trên cao chỉ đạo không ai khác chính là ông Nguyễn Phú Trọng. Vụ án bà Hồ Thị Kim Thoa có liên quan đến sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng một tay chân thân tín của ông Nguyễn Tấn Dũng thời còn làm thủ tướng. Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh là một bộ ăn ý, nhưng ông Trọng vẫn không khai thác được gì những sai phạm của 3 Dũng từ Thăng và Thanh. Không khai thác mối này được thì khai thác đầu mối khác, đấy là đầu mối từ sai phạm ở Bộ Công Thương dưới thời Vũ Huy Hoàng. Vũ Huy Hoàng thì đã bị bắt và còn chờ bắt thêm Hồ Thị Kim Thoa để hoàn thành một bộ hồ sơ về sai phạm này, biết đâu phát sinh tình tiết dẫn đến nhà Nguyễn Tấn Dũng?
Vấn đề hiện nay rất cấp bách, Nguyễn Thanh Nghị con trai ông Nguyễn Tấn Dũng đã chuẩn bị bước đệm để vào ghế bộ trưởng Bộ Xây Dựng vào đại hội 13 sắp tới bằng việc Nguyễn Xuân Phúc thuyên chuyển Nguyễn Thanh Nghị về ghế thứ trưởng bộ này. Lần này trở lại ghế thứ trưởng là công tác chuẩn bị nắm bộ này của phe Nguyễn Tấn Dũng. Ông Nguyễn Tấn Dũng đang cố lèo lái trưởng nam của ông tiến thân theo lộ trình mà Trịnh Đình Dũng đã trải qua, tức từ bộ trưởng Bộ Xây Dựng rồi tiến lên phó thủ tưởng và bám ở chính phủ.
Vấn đề tiến thân của Nguyễn Thanh Nghị hiện nay phụ thuộc vào uy tín của cha ông tức là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bắt được Hồ Thị Kim Thoa về quy án, thì thế nào hồ sơ về sai phạm của Bộ Công Thương dưới thời Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ được hoàn chỉnh và đó là công cụ hạ bệ phe Nguyễn Tấn Dũng trong kỳ đại hội 13 này.
Vì sao ông Nguyễn Phú Trọng áp lực Bộ Công An truy nã đỏ bà Hồ Thị Kim Thoa?
Truy nã đỏ là mức khẩn, dưới áp lực của ông Nguyễn Phú Trọng thì Bộ Công An đang chịu áp lực rất lớn. Tô Lâm phải chỉ đạo tăng cường lực lượng đông đảo vào cuộc để lo vấn đề này. Đặc biệt là sự phối hợp giữa Bộ Ngoại Giao, Bộ Công An và Interpol để phát lệnh truy nã và bắt Hồ Thị Kim Thoa về quy án.
Tại cuộc họp báo ngày 02/12 ông thiếu tướng Tô Ân Xô chánh văn phòng Bộ Công An đã nói rằng “Nếu cứ để người vi phạm pháp luật bỏ trốn ra nước ngoài mà không bắt về quy án được thì tội phạm nhờn mặt, cho nên phải bắt cho được bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương. Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế cũng đã truy nã đỏ đối với bị can Hồ Thị Kim Thoa. Văn phòng cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định truy nã toàn quốc vào ngày 4/9 đối với cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa”.
Như vậy là lưới đã bủa ra, truy nã trong nước cũng giăng ra và truy nã quốc tế cũng bủa vây bà Hồ Thị Kim Thoa. Xem ra bà Hồ Thị Kim Thoa khó mà thoát được nanh vuốt của ông Nguyễn Phú Trọng, người mà đã cho bắt cóc thành công Trịnh Xuân Thanh tại Berlin cách đây hơn 2 năm.
Bà Hồ Thị Kim Thoa có vai trò chủ chốt trong vụ án lô đất “vàng” 2-4-6 Hai Bà Trưng rơi vào tay tư nhân, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 2.700 tỉ đồng. Cùng với ông cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, bà Thoa bị cáo buộc tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí“.
Bà Thoa đã thấy trước cửa tù, vì hơn ai hết bà Thoa biết rõ hành vi vi phạm của mình, cho nên bỏ trốn ra nước ngoài qua cửa khẩu Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. Điều này chứng tỏ, bà Thoa đã chuẩn bị “cơ ngơi” cho mình trước ở nước ngoài để hạ cánh. Nhưng có an toàn hay không lại là chuyện khác.
Liệu có tay trong ở Bộ Công An báo trước bà Thoa bỏ trốn?
Theo ông Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học – Bộ Công an, thì hàng loạt cựu quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp lớn bỏ trốn trước khi bị khởi tố, là một dấu hiệu cho thấy, ngay trong Bộ Công An luôn có người quen của các nhóm lợi ích lớn. Những người bỏ trốn ra nước ngoài trước lệnh truy nã có thể kể đến như Cựu Phó Chủ Tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, Cựu tổng giám đốc dự án xơ sợi Đình Vũ – Vũ Đình Duy, ông chủ Nhật Cường Mobile Bùi Quang Huy… cho thấy ngay trong Bộ Công An có lỗ hổng, nhiều người làm nội gián để báo cho những bị can này chạy trước.
Ông Lê Văn Cương nói tiếp “Sau hàng loạt những vụ bỏ trốn như vậy, người dân đưa ra nghi ngờ là đúng thôi. Như vậy, cơ quan nhà nước phải kiểm tra, đánh giá, làm rõ và trả lời công khai minh bạch cho người dân biết, vụ bỏ trốn đó có ai chống lưng không, nếu không thì do sơ hở ở khâu nào. Chắc chắn có sơ hở rồi, nếu không sơ hở thì sao đối tượng trốn được. Cũng giống như căn nhà của chúng ta, bị các đối tượng đào tường khoét vách chui vào mỗi tối, thì chắn chắn phải có sơ hở ở cửa ra vào, hay cửa sổ gì đó. Nếu hàng rào cửa ngõ cẩn thận, có hệ thống cảnh báo nghiêm ngặt thì các đối tượng làm sao đột nhập vào nhà chúng ta được. Để các đối tượng bỏ trốn như vậy, hệ thống của chúng ta có bất cập, sơ hở, điều này không có gì phải bàn cãi”
Ông thiếu tướng nói tiếp “Bộ Công An cần phải họp bàn phải tìm ra nguyên nhân, để từ đó đưa ra giải pha’p thiết thực, hiệu quả. Đáng lẽ sau vụ Trịnh Xuân Thanh sẽ không có vụ Bùi Quang Huy bỏ trốn, rồi sau vụ Bùi Quang Huy thì sẽ không có vụ Hồ Thị Kim Thoa bỏ trốn”
Như nậy thì đã rõ, bộ công an tuy đông nhưng rất lỏng lẻo, bất kỳ một quan chức nào cũng có thể khui ra những tin tức mật trước giờ phá án để cao chạy xa bay. Cho đến nay cũng mới chỉ có một trường hợp nội gián bị phát hiện, đó là Phạm Quang Dũng cựu cán bộ cảnh sát điều tra bộ Công An C03 làm cho Nguyễn Đức Chung. Còn người làm cho Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Bùi Quang Huy và Hồ Thị Kim Thoa là ai Bộ Công An cũng không thể nào tìm ra.
Bộ Công An mất bò mới lo làm chuồng
Hiện tại, Bộ Công An dưới sự chủ trì của thiếu tướng Tô Ân Xô đã họp cơ quan cảnh sát điều tra kiểm điểm sau khi bà Thoa Hồ Thị Kim Thoa bỏ trốn thành công. Vẫn là rà soát, vẫn là rút kinh nghiệm, nhưng tay trong thì vẫn chưa thể nào phát hiện ra, có lẽ nhờ rút kinh nghiệm mà bộ công an đã khám phá thành công vụ trộm tài liệu điều tra Nguyễn Đức Chung của cựu nhân viên cục cảnh sát điều tra Bộ Công An C03 – Phạm Quang Dũng.
Việc khắc phục yếu điểm này của Bộ Công An được nhiều người cho rằng, Bộ Công An đợi đến khi mất bò mới lo làm chuồng. Việc sơ hở của Bộ Công An đã làm ông Nguyễn Phú Trọng vuột đi nhiều con mồi mà ông tưởng như đã nằm gọn trong tầm tay. Đây là khuyết điểm rất lớn của ông Tô Lâm, không biết vào kỳ đại hội 13 này ông Tô Lâm có còn giữ được sự tín nhiệm của ông Nguyễn Phú Trọng hay không.
Nhiệm vụ tóm được bà Hồ Thị Kim Thoa trong vòng 3 tháng trước đại hội 13 có thể nói đó là nhiệm vụ bất khả thi đối với ông Tô Lâm và Tô Ân Xô. Lời giới thiệu của Nguyễn Phú Trọng vào vị trí tứ trụ triều đình cho Tô Lâm là một cơ hội lớn, khả năng thành công rất cao. Áp lực các vụ án mà ông Nguyễn Phú trọng đổ lên vai ông Tô Lâm không phải là nhỏ, nếu không làm xong thì khó mà có sự tưởng thưởng từ phía Nguyễn Phú Trọng. Nhiều vụ đã được Tô Lâm hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị đưa ra xét xử, nhưng với vụ Hồ Thị Kim Thoa thì đây quả là khúc xương khó nuốt.
Tô Lâm đã tận tụy giúp Nguyễn Phú Trọng trong 4 năm qua, đặc biệt là vụ Trịnh Xuan Thanh. Lúc đó ông Lâm chấp nhận tai tiếng bắt cóc và quỵt tiền máy bay phía Slovakia để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cho Nguyễn Phú trọng giao, nhưng nay thì xem ra nhiệm vụ tóm được Hồ Thị Kim Thoa có vẻ như là bất khả thi với Tô Lâm. Nắm Bộ Công An mà đợi mất bò mới lo làm chuồng thì có thể nói, ông Tô Lâm đã tự làm khổ mình. Giờ khắc phục không kịp nữa rồi.
Hồ Thị Kim Thoa thách thức cả Bộ Công An
Việc Trịnh Xuân Thanh để rơi vào tay Tô Lam chắc chắn là một bài học xương máu đối với Hồ Thị Kim Thoa. Trước đây, ông Trịnh Xuân Thanh đã đặt chân lên đất Đức tưởng như an toàn, thế là ông đã lên mạng xã hội thách thức Nguyễn Phú Trọng. Ông Thanh không biết rằng, đại sứ quán Việt Nam tại Đức hay tại bất kỳ các quốc gia nào khác đều là ổ gián điệp của chính quyền Hà Nội. Và thực tế, việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có sự giúp sức của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Berlin. Nếu lên mạng xã hội thách thức thì chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này” chính ông Trịnh Xuân Thanh đã vô tình dẫn đường người của Bộ Công An đến bắt ông.
Lần này bà Hồ Thị Kim Thoa trốn ở Pháp, bà đã im hơi lặng tiếng không hề lên tiếng bất cứ điều gì. Bên Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã hết cách, nào là kỷ luật, nào khai trừ khỏi đảng, nào thuyết phục gia đình kêu gọi bà Thoa ra đầu thú, nào phát lệnh truy nã đỏ nhưng tung tích bà Hồ Thị Kim Thoa cũng bặt vô âm tín.
Trong thế bất lực, ông thiếu tướng Tô Ân Xô nói rằng “Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có thư đề nghị gia đình, người thân động viên để bị can Hồ Thị Kim Thoa sớm về nước trình diện. Chưa biết hiện nay bà Thoa đang ở đâu, nếu biết thì đã bắt rồi. Bà Thoa không thể trốn mãi được, và với điều kiện thông tin hiện nay, tìm ra bà Thoa ở đâu là chuyện không có gì khó, vấn đề là thời gian. Phải bắt bà Thoa về quy án để bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật, đồng thời để cho tội phạm tham nhũng thấy đó mà làm gương”
Vâng! Ông Tô Ân Xô nói có vẻ như đe dọa nhưng trong lời nói ấy toát lên cảm giác bất lực. Hồ Thị Kim Thoa vừa là một doanh nhân có tiếng vừa là một chính trị gia có hạng chứ không vừa. Bà thừa biết tránh những sơ hở để Bộ Công An không phải tóm được mình.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bất lực trước nạn tham nhũng ở Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng dẫn Bao Công thời đại mới
>>> Bộ trưởng giao thông Nguyễn Văn Thể và trách nhiệm trong vụ Út ‘trọc’
>>> Đảng vắt kiệt sức dân – Thuế xe công nghệ tăng gấp 3 lần
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT