Tân Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đứng trước thuận lợi và thách thức gì?

Ngày 12/4/2021, tân Ngoại trưởng Việt Nam, ông Bùi Thanh Sơn (sinh năm 1962) đã chính thức tiếp nhận ghế lãnh đạo bộ này từ người tiền nhiệm.

Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN, Phạm Bình Minh giữ chức Phó Thủ tướng nhưng bàn giao lại vị trí Bộ trưởng Ngoại giao cho ông Sơn trong một hội nghị ở Hà Nội.

Ảnh: Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam trong cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Hà Nội vào thời điểm ngày 13/01/2017.

Bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 13/04 cũng từ Hà Nội về sự kiện này, Tiến sỹ Trần Công Trục, chuyên gia pháp lý và luật biển nói:

Trước hết, về cảm tưởng cá nhân, dù tôi không có nhiều dịp trực tiếp làm việc với ông Bùi Thanh Sơn, nhưng qua theo dõi, tôi thấy ông Bùi Thanh Sơn là một lãnh đạo trong ngành ngoại giao rất có trình độ, năng nổ, hòa đồng với mọi người và có nhiều kinh nghiệm ngoại giao.

Nên tôi rất mừng, rất phấn khởi vì ngành ngoại giao Việt Nam có một tân Bộ trưởng như thế, để tiếp tục tốt sự nghiệp của các vị lãnh đạo tiền nhiệm ở Bộ Ngoại giao Việt Nam, mà trong đó gần nhất là cựu Bộ trưởng Phạm Bình Minh.

Nhân dịp này, tôi cũng xin được nói thêm là tôi đánh giá rất cao vai trò của cựu Bộ trưởng ngoại giao, đồng thời là Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh trong công tác đối ngoại ở các nhiệm kỳ vừa rồi.

Ông Minh đã có những đóng góp rất lớn vào ngành ngoại giao Việt Nam và góp phần làm cho vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao đáng kể, đặc biệt với bạn bè của Việt Nam ở các nước phương Tây như là Hoa Kỳ, Anh, các nước Tây Âu, đây là một gương mặt rất sáng, đã thu phục tất cả giới ngoại giao, cũng như công chúng quan tâm ở các nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực ở châu Âu.

Thứ hai nữa, về phương diện bảo vệ chủ quyền quốc gia, vấn đề biên giới trên bộ, trên biển, theo tôi theo dõi và được biết, đây là một cựu lãnh đạo rất sâu sát, rất quan tâm và biết khai thác, sử dụng các chuyên gia, cũng như những người có tâm huyết, có trình độ trong công việc này.

Tôi nghĩ rằng, ông Phạm Bình Minh đã có những đóng góp hết sức quan trọng và tích cực.”

Thách đố là ‘rất lớn’

Bình luận về đâu có thể là thách đố lớn đang chờ đợi tân Ngoại trưởng Việt Nam Bùi Thanh Sơn và nhiệm kỳ của ông, Tiến sỹ Trần Công Trục nói:

Một trong những nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao Việt Nam là tham gia bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông trong bối cảnh hiện nay và tới đây.

Đây là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng theo tôi đang trở nên ngày một nặng nề hơn đối với ngành ngoại giao Việt Nam và thực sự là một thách đố với tân Bộ trưởng trong bối cảnh mới.

Ảnh: Tân Ngoại trưởng VN Bùi Thanh Sơn (phải) tặng hoa cho người tiền nhiệm, ông Phạm Bình Minh tại hội nghị bàn giao công tác của ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 12/4/2021.

Thế giới hiện vẫn chưa hết lao đao vì Covid-19, kinh tế thế giới bất ổn gây áp lực từ nội bộ với nhiều nước, nhiều khối, trong khi đó ở khu vực, các siêu cường, đại cường cạnh tranh ngày một mạnh mẽ, quyết liệt, không nhân nhượng, đặc biệt ở khu vực biển Hoa Đông, biển Đông.

Cùng thời gian Việt Nam có cuộc chuyển giao quyền lực ở chính phủ và Phủ Chủ tịch, Trung Quốc tăng cường các hoạt động trên Biển Đông.

Trang CNN hôm 13/03 mô tả sự xuất hiện của các đội tàu bán dân sự của Trung Quốc là “một thứ hải quân mà nhiều nước nghĩ là không tồn tại“.

Học giả Anh, Bill Hayton, trong một bình luận gửi cho BBC News Tiếng Việt cho rằng “Asean đang trở nên ngày càng thiếu hiệu năng trong các việc…của chính mình như Myanmar” và có nguy cơ bị các bên tác động, giải quyết vấn đề “hoàn toàn bên ngoài khuôn khổ của tổ chức này“.

Theo TS Trần Công Trục, các chuyện như Biển Đông sẽ được tân bộ trưởng ngoại giao VN chú ý cao:

Trong bối cảnh này, việc bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam càng không đơn giản, và tôi nghĩ rằng chắc chắn ông Bùi Thanh Sơn, với cương vị tân Bộ trưởng ngoại giao, cần tiếp tục quan tâm cao vấn đề này.

Đặc biệt, tôi nghĩ cần chăm sóc tốt hơn đội ngũ cán bộ, chuyên gia phụ trách lĩnh vực liên quan các vấn đề biên giới đất liền, hải đảo, tiếp tục có sự hợp tác với giới chuyên gia và cán bộ trực tiếp làm công việc này, cũng như hợp tác với các ngành khác, để làm tròn và làm tốt trách nhiệm mà Tổ quốc và nhân dân giao phó.

Đồng thời, cần tiếp tục giúp Việt Nam có sự hợp tác hiệu quả với các quốc gia, các khối, tổ chức, định chế trên thế giới và ở khu vực trong việc ngăn chặn kịp thời sự bành trướng của các thế lực bất chấp luật pháp quốc tế, nhằm bảo vệ tối đa các quyền và lợi ích của quốc gia.”

Nhưng thuận lợi cũng ‘không nhỏ’

Mặc dù thách đố là không nhỏ như trên đã nói, nhưng theo Tiến sỹ Trần Công Trục, tân Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn cũng đang có được thuận lợi quan trọng:

Nhìn vào hàng ngũ lãnh đạo làm các cương vị, công tác đối ngoại hiện nay như giới quan sát ghi nhận, vào lúc nhậm chức trong chức vụ mới, tân Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng thấy là trong Bộ Chính trị vẫn có sự tham gia Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, một cựu lãnh đạo nhiều kinh nghiệm của bộ, chuyên gia đối ngoại hàng đầu của ngành, trong khi bên nhánh Ngoại giao của đảng, thì một đồng nghiệp của ông Sơn là cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung vừa mới được ban lãnh đạo đảng cử giữ chức tân Trưởng Ban đối ngoại của đảng.

Tôi cho rằng, ông Bùi Thanh Sơn sẽ có rất nhiều sự hỗ trợ, sự hợp tác giúp đỡ từ đảng CSVN, từ Bộ Chính trị, từ ban Đối ngoại trung ương đảng, từ Chính phủ v.v…, cũng như từ các ngành và đoàn thể khác, nhất là từ những đồng nghiệp, cựu đồng nghiệp lãnh đạo thời gian qua vừa sát cánh làm việc trong cùng một bộ, như vậy sẽ có được những sự thuận lợi rất nhiều.

Và đây cũng là một cơ sở, điều kiện kỹ thuật và tinh thần rất quan trọng để ông Bùi Thanh Sơn với tư cách tân Bộ trưởng Ngoại giao sẽ làm tròn trách nhiệm của mình, đặc biệt trong việc triển khai trên mặt trận đấu tranh ngoại giao, kiên quyết, khôn khéo bảo vệ những quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển đông nói riêng, trong biên giới trên biển, trên đất liền nói chung.

Nhân đây, tôi cũng xin nhấn mạnh là những thế lực nhiều tham vọng mà lâu nay bất chấp luật pháp quốc tế ở khu vực, có thể tới đây sẽ đẩy cao các chiến thuật, thủ đoạn của họ nhằm thực thi cho được các chiến lược, yêu sách phi lý của họ về chủ quyền ở khu vực.

Những thủ đoạn này không chỉ hạn chế ở ngoại giao ‘Chiến lang’ hiếu chiến, hay các chiến thuật ‘Vùng xám’ thâm độc, mà tới đây họ còn có thể áp dụng nhiều thủ đoạn khác tinh vi, táo tợn hơn, cho nên ngành ngoại giao của Việt Nam, trong tư vấn chính sách, sách lược cho đảng, nhà nước, và nhân dân, cần có những sự chuẩn bị và đối sách đón đầu chủ động, kiên quyết, nhưng khôn khéo mà vẫn hiệu quả, sáng tạo để kịp thời ứng phó.”

Biển Đông: TQ gây căng thẳng ở Bãi Ba Đầu, VN phản ứng chưa đủ mạnh?

Việc Trung Quốc cho nhiều tàu cá, mà truyền thông Việt Nam cũng như giới chức Philippines gọi là “dân quân biển“, đậu trong thời gian dài tại Bãi Ba Đầu được đánh giá là bước đi nguy hiểm với chủ quyền của Việt Nam.

Đáp lại động thái của Trung Quốc, Philippines đã có những phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ, được truyền thông quốc tế nói đến rộng rãi. Trong khi đó, chính quyền Việt Nam có vẻ kín tiếng hơn.

Các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần chủ động và công khai hơn các phản ứng của mình.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, chuyên gia Nguyễn Thế Phương từ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông – một dự án nghiên cứu độc lập tại Việt Nam đánh giá:

Nếu lật lại các sự kiện trong lịch sử, như việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974 hay thảm sát Gạc Ma năm 1988 đều phải dựa vào yếu tố thời cơ. Năm 1974 là nhân lúc Việt Nam Cộng hòa đang gặp khó khăn trong chiến tranh, và quá trình xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Mỹ.”

Đối với Thảm sát Gạc Ma năm 1988, Việt Nam khi đó gặp khó khăn rất lớn cả về đối nội và đối ngoại. Chính sách Đổi Mới mới thực hiện được có 2 năm, chưa thể phát huy được tác dụng, và khủng hoảng kinh tế và xã hội vì thế chưa thể được giải quyết. Việt Nam lúc bấy giờ đang gặp bao vây cấm vận, sức ép rất lớn từ tất cả các quốc gia liên quan tới vấn đề Campuchia (Trung Quốc, Mỹ, phương Tây, các nước Đông Nam Á) khiến cho nguồn lực trong an ninh quốc phòng bị hạn chế.”

Bên cạnh đó, quan hệ với Liên Xô trên danh nghĩa là đồng minh hiệp ước, nhưng bản thân Liên Xô khi đó cũng đã lâm vào khủng hoảng và Moscow cũng đang trong quá trình điều chỉnh quan hệ với Mỹ (và Trung Quốc), dẫn đến trợ giúp về mặt thực tế của Liên Xô bị hạn chế rất lớn.”, chuyên gia Thế Phương phân tích.

Ông Phương nói rằng sự kiện Gạc Ma năm 1988 chính là bài học mà Việt Nam luôn nhắc đi nhắc lại khi đề cập tới lựa chọn chính sách hiện nay, tác động rất lớn tới việc hình thành tư duy “tái cân bằng” của Việt Nam hiện tại.

Theo chuyên gia của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, có nhiều lo ngại cho rằng Trung Quốc cũng đang chờ thời cơ tương tự để kiểm soát thêm các thực thể ở Trường Sa. Ông nói tham vọng của Trung Quốc ở Trường Sa là lớn hơn rất nhiều so với chỉ 7 thực thể mà họ đã chiếm đóng và cải tạo như hiện tại.

Hôm 6/4, Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên nói rằng “bãi đá Ngưu Ách và các vùng biển lân cận luôn là nơi tác nghiệp quan trọng và nơi tránh gió của tàu cá Trung Quốc, các tàu cá Trung Quốc tác nghiệp và tránh gió tại đó là hợp lý và hợp pháp…”. Ngưu Ách là tên mà Trung Quốc dùng để gọi Bãi Ba Đầu.

Dù Trung Quốc luôn nói rằng tàu cá của họ chỉ tránh gió, nhưng truyền thông Việt Nam và giới chức Philippines cho rằng đây là các tàu “dân quân biển” và việc tàu đậu nhiều ngày ở đây là có ý đồ tăng cường sự hiện diện, tiến dần tới chiếm đóng trên thực tế. Phía chính quyền Philippines đã liên tục lên tiếng phản đối và điều phương tiện ra khu vực này. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã chính thức phản đối.

Việc Việt Nam chậm trễ trong phát ngôn gây ra bất lợi, ít nhất là về mặt truyền thông, khi báo đài và các học giả quốc tế đề cập tới vấn đề này dựa trên thông tin và hình ảnh được phía Philippines đưa ra. Điều này vô tình làm xói mòn nỗ lực khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở cụm Sinh Tồn nói chung và Ba Đầu nói riêng,” chuyên gia Nguyễn Thế Phương đánh giá.

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Không “gãi ngứa” được Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Nên lại trút giận lên Lê Chí Thành?

>>> Để vượt Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính tạo “đế chế riêng” như thế nào?

>>> Tin hot: Một tướng quân đội nổi tiếng với biệt danh “Phê Tê Bốc” đã cấm khẩu

Để vượt N.P Trọng, Phạm Minh Chính tạo “đế chế riêng” như thế nào?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023