Đồng hương Bến Tre choảng nhau to? Nguyễn Thành Phong bị đo ván?

Link Video: https://youtu.be/2ZSv6dviuvU

Ghế phó bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về nguyên tắc là cao hơn ghế chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, tuy nhiên về quyền lợi kinh tế thì chức phó bí thư thường trực không ngon bằng. Mà làm chính trị nắm tiền nhiều cũng là một cách để xây dựng sức mạnh mà tiến lên. Nguyễn Tấn Dũng cũng dùng cách như vậy mà đã xây dựng thành đế chế hùng mạnh một thời lấn át cả quyền lực tổng bí thư. Chính vì thế chức chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố luôn được xem là vị trí số hai sau ghế tổng bí thư.

Việc thành phố Hồ Chí Minh có 2 phó bí thư thành ủy làm người ta bàn tán về việc một trong hai sẽ ra đi. Và chuyện Nguyễn Thành Phong sẽ phải ra đi được nhiều người đề cập từ nhiều tháng nay. Thực ra thì một rừng 2 co hổ bến tre là không bền. Trước đây, TP. HCM có 2 người Tây Ninh là Nguyễn Văn Nên và Trần Lưu Quang thì cuối cùng Trần Lưu Quang sẽ phải rời khỏi thành phố ra Hải Phòng. Và nay thì 2 Hổ Bến Tre cũng khó mà đứng vững.

Ông Nguyễn Phú Trọng không muốn 2 con hổ nhốt vào chung một lồng, nếu nhốt chung thì trước sau gì cung đấu nhau. Khi Phan Văn Mãi còn là bí thư tỉnh Bến Tre, ông Nguyễn Thành Phong ủng hộ Trung ương chọn Phan Văn Mãi thay cho Trần Lưu Quang, tuy nhiên khi Phan Văn Mãi về thành phố thì quyền lợi chính trị bị va chạm nên khó mà có chuyện hòa thuận được. Được biết, ông Phan Văn Mãi mới về thành phố chưa lâu mà muốn ngắm chiếc ghế chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố rất béo bở. Và tất nhiên cuộc đấu giữa 2 hổ tranh giành lãnh địa là khó tránh khỏi. Với Phan Văn Mãi thì chiếm ghế chủ tịch là mục đích trước mắt, và ông ta đã đạt được khi trung ương đã thuyên chuyển Nguyễn Thành Phong về Trung ương làm phó ban kinh tế trung ương, một chức danh hữu danh vô thực.

Phan Văn Mãi thành công

Ngày 24/8, báo chí nhà nước CS đồng loạt thông báo ông Phan Văn Mãi trở thành Tân Chủ tịch TP.HCM. Như vậy là từ khi được thuyên chuyển từ bến tre lên Thành Phố, ông Phan Văn Mãi chỉ mất có 2 tháng là đã chiếm được ghế chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố. Quá nhanh.

Từ tháng 1 năm nay, ông Phan Văn Mãi được giao chức phó bí thư thường trực Thành ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM – chính thức được HĐND TP.HCM khóa X bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM thay cho ông Nguyễn Thành Phong.

Sau khi có quyết định thuyên chuyển Nguyễn Thành Phong thì ngày 24/8, Hội đồng nhân dân TP.HCM tổ chức bầu chủ tịch UBND TP thay ông Nguyễn Thành Phong mang tính chiếu lệ, bởi trong trò bầu cử này, chỉ có một mình ông Phan Văn Mãi là ứng cử viên. Đây được xem như là sự bầu thủ tục vì tất cả Bộ Chính Trị đã quyết.

Nguyễn Thành Phong rời ghế

Ông Nguyễn Thành Phong được điều về trung ương để giữ chức phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương được xem như là một ình thức giam lỏng. Từ nhiều tháng trước ông Phan Văn Mãi tham gia vào ban chỉ đạo phòng chống dịch covid-19 trong đó có ông Nguyễn Thành Phong mục đích là để ông Mãi tiếp quản từ từ công việc của ông Nguyễn Thành Phong.

Hiện nay ông Phan Văn Mãi đang phải chiến đấu chống với đại dịch. Cơn đại dịch đang hoành hành dân TP. HCM và ông Nguyễn Thành Phong đã tỏ ra bất lực. Ông Phan Văn Mãi đã cam kết cung ứng đầy đủ hàng hóa cho người dân

Trưa 24-8, ngay sau khi miễn nhiệm ông Nguyễn Thành Phong, Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa X đã bầu ông Phan Văn Mãi – phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM – làm chủ tịch UBND TP.HCM, với 97,75% số đại biểu có mặt tán thành.

Như vậy, sau hơn hai tháng được Bộ Chính trị điều động và chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy và phân công giữ chức vụ phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, ông Mãi đã được bầu giữ chức chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Chức Chủ tịch UBND TP.HCM là chức vụ vừa có tiếng vừa có miếng. Làm chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố HCM là điều hành một nền kinh tế lớn nhất nước, đóng góp cho hơn 20% GDP cả nước. Ông Phan Văn Mãi sẽ có cơ hội tạo được dấu ấn lớn trong nền chính trị Việt Nam.

Lên như dìu gặp gió.

Ông Phan Văn Mãi là nhân vật mới nổi, việc được chuyển về thành phố Hồ Chí Minh làm cho nhiều người đặt câu hỏi về gốc gác của ông tân chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố lớn nhất nước này. Cũng giống như ông Võ Văn Thưởng, gốc gác ông Phan Văn Mãi là một câu hỏi to tướng. Trong nền chính trị độc tài CS, nếu gốc không lớn thì không thể có chuyện tiến thân nhanh như vậy được.

Ông Nguyễn Thành Phong là người được xem là thất bại trong công tác chống dịch. Khi nhậm chức chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, ông Phan Văn Mãi cũng cam kết sẽ đem hết tinh thần, sức lực, khả năng và thời gian để cùng tập thể UBND TP đoàn kết, sáng tạo, quyết liệt, huy động mọi nguồn lực trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Đấy là những lời sao rỗng, thực chất thì trong chính quyền này là phải có thân thế khủng chứ không phải là phấn đấu mà có được. Nếu là thân thế khủng thì dù sai phạm động trời vẫn tiến thân như thường, mà trường hợp ông Trần Tuấn Anh là ví dụ.

Ông Phan Văn Mãi đã ngồi vào ghế của ông Nguyễn Thành Phong

Ông Mãi cũng cam kết sẽ huy động mọi nguồn lực, thực hiện có kết quả các biện pháp phòng, chống dịch nhằm cải thiện tình hình, tiến đến kiểm soát dịch bệnh. Tập trung cao cho công tác điều trị, giảm tử vong; ổn định xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, nhất là người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn.

Ông hứa chỉ đạo ngay các cơ quan chức năng của TP khẩn trương hoàn thiện một kế hoạch thật cụ thể để TP ứng phó hiệu quả với dịch bệnh và khôi phục phát triển trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn kéo dài, gắn với kiên trì thực hiện mục tiêu nghị quyết Đảng bộ TP và nghị quyết HĐND TP nhiệm kỳ 2021-2025.

Ông Phan Văn Mãi có một thuận tiện là ông kế thừa di sản của Nguyễn Thành Phong để lại. Việc làm Nguyễn Thành Phong đã quá tệ nên ông Mãi sẽ có được thành tích tích cực hơn. Khi dịch đến đỉnh thì nó sẽ giảm.

Ông Phan Văn Mãi 48 tuổi, quê huyện Giồng Trôm, Bến Tre, phó bí thư thường trực Thành Ủy ở Sài Gòn, chính thức được bầu vào ghế chủ tịch thành phố này thay cho ông Nguyễn Thành Phong.

Sáng 24 Tháng Tám, Hội Đồng Nhân Dân ở Sài Gòn đã khai mạc kỳ họp “Chuyên đề lần thứ 2” theo chỉ đạo của Bộ Chính Trị CSVN, diễn ra trong bối cảnh Sài Gòn vừa bước vào hai tuần “siết chặt giãn cách xã hội,” bằng thiết quân luật từ 23 Tháng Tám đến 6 Tháng Chín, sau gần 90 ngày kể từ khi phát hiện ổ dịch trong cộng đồng và trải qua nhiều đợt “giãn cách xã hội” qua nhiều cấp độ, tăng cường.

Ông Phan Văn Mãi có trình độ cử nhân tiếng Anh, cử nhân kinh tế, thạc sĩ quản lý kinh tế, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ công tác Đoàn, từng trải qua các chức vụ: Bí thư Tỉnh Đoàn Bến Tre, bí thư Trung Ương Đoàn, bí thư thường trực Trung Ương Đoàn, chủ tịch Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, phó bí thư Tỉnh Ủy Bến Tre, phó bí thư thường trực Tỉnh Ủy Bến Tre, bí thư Tỉnh Ủy Bến Tre, chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Bến Tre.

Phan Văn Mãi đã quật ngã Nguyễn Thành Phong?

Ngày 1 Tháng Sáu, 2021, ông Phan Văn Mãi được Bộ Chính Trị điều động và chỉ định tham gia Ban Chấp Hành, Ban Thường Vụ Thành Ủy và phân công giữ chức vụ phó bí thư thường trực Thành Ủy ở Sài Gòn thay ông Trần Lưu Quang (được điều động giữ chức bí thư Thành Ủy Hải Phòng).

Đáng nói là khoảng một tuần trước ngày nhận ghế chủ tịch, ông Mãi gây tranh cãi khi phát động phong trào “Lấy sức dân chăm lo cho dân.”

Nguyễn Thành Phong đã thất bại trước một người Bến Tre khác

Tuy vậy, trên mạng xã hội dấy lên nhiều ý kiến chỉ trích giới lãnh đạo Sài Gòn chỉ biết “nói suông” về khó khăn của dân chúng trong đại dịch và diễn giải ý của vị phó bí thư là “người dân hãy tự chăm lo cho nhau, thay vì trông đợi vào sự trợ giúp của chính quyền.”

Phan Văn Mãi ngồi vào chiếc ghế chủ tịch thì đủ biết ông ai thắng ai bại rồi. Thực ra chiến thắng của ông Phan Văn Mãi có bàn tay từ trung ương, đang muốn đưa Phan Văn Mãi sang chức chủ tịch để trống ghế phó bí thư thường trực thành ủy thành phố cho người khác. Còn người khác là ai thì vài ngày nữa sẽ rõ.

Minh Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Tướng Chung: một điển hình của nạn ‘tham nhũng quyền lực’

>>> Đằng sau vụ Trần Hùng, cựu Cục phó Cục Quản lý Thị trường, bị bắt giam…

>>> Liên tiếp xử phạt, bắt giam người chống đối kiểm dịch COVID-19

Khó ‘giải mã’ lý do thay vai trò ông Nguyễn Thành Phong?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023