Link Video: https://youtu.be/xnRv-6EtRtM
Bây giờ tham ô ngàn tỷ chứ trăm tỷ xem ra không đáng quan tâm. Ở Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng khủng. Ngàn tỷ là số tiền rất lớn, nó tương đương với 50 triệu đô la trở lên. Với số tiền tham ô như vậy, ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều không thể. Tham nhũng ở những quốc gia khác chỉ là vài trăm ngàn đô hoặc vài triệu đô là quá lớn, nhưng ở Việt Nam, tham nhũng như thế được gọi là “tham nhũng vặt”.
Lợi dụng thảm họa để trục lợi thì có lẽ không nơi nào bằng Việt Nam. Chỉ cần mấy tháng dịch, Vietnam Airlines đã thực hiện 2.000 chuyến bay giải cứu, trục lợi hàng ngàn tỷ đồng. Những con người làm nên điều này dường như họ không có lương tri. Họ ăn trên đầu trên cổ ngườ dân lúc họ khốn cùng nhất.
Vietnam Airlines là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải. Để được bay “giải cứu” thì Vietnam Airlines phải được bộ này ch phép. Và nhờ thế, Vietnam Airlines đã thực hiện gần 2000 chuyến bay để trục lợi. Mỗi chuyến bay họ thu lợi khoảng 2 tỷ đồng, vậy thì nhờ các “chuyến bay giải cứu” mà Vietnam Airlines đã thu lợi một số tiền rất lớn, đến 4.000 tỷ đồng.
Để có những chuyến bay “hút máu” này phải có sự ưu tiên của Bộ Giao Thông Vận tải và sự tiếp tay của các đại sứ quán để lùa khách hàng cho Vietnam Airlines trục lợi. Như vậy, để xảy ra tiêu cực này thì ông Nguyễn Văn Thể – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và ông Bùi Thanh Sơn – Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao.
Ngày 28/1, những bị can đầu tiên của vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) bị khởi tố, tạm giam là bà Nguyễn Thị Hương Lan (48 tuổi, Cục trưởng Lãnh sự); Đỗ Hoàng Tùng (42 tuổi, Cục phó); Lê Tuấn Anh (40 tuổi, Chánh văn phòng Cục Lãnh sự); Lưu Tuấn Dũng (35 tuổi, Phó phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự). Cả bốn bị điều tra tội Nhận hối lộ.
Hai tháng sau, bà Nguyễn Diệu Mơ (42 tuổi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại du lịch và Dịch vụ hàng không An Bình) bị bắt với cáo buộc Đưa hối lộ. Giữa tháng 4/2022, cơ quan điều tra bắt ông Tô Anh Dũng, 58 tuổi, Thứ trưởng Ngoại giao; Phạm Trung Kiên (chuyên viên Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế) và Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) để điều tra về tội Nhận hối lộ.
Vào ngày 14/4 liên quan đến vụ bê bối đưa, nhận hối lộ để thực hiện các chuyến bay giải cứu ông Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng, 58 tuổi, vừa bị bắt về tội “nhận hối lộ” cùng với hai bị can khác, gồm một nam chuyên viên 41 tuổi thuộc Bộ Y tế và một cựu nam cán bộ công an 43 tuổi từng làm việc ở Cục Quản lý Xuất nhập cảnh. Công an đã tiến hành khám xét nơi ở của cả 3 bị can nêu trên.
Vụ việc tại Cục Lãnh sự xảy ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 dẫn đến các nước đóng cửa biên giới với nhau từ đầu năm 2020. Do đó, các công dân Việt Nam phải bỏ ra chi phí cao gấp 5 đến 8 lần so với trước đại dịch để có thể bay về nước trên các chuyến bay do nhà nước Việt Nam đứng sau.
Vụ việc đã gây chấn động và căm phẫn trong dư luận Việt Nam về tình trạng có những kẻ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi từ người dân khốn khó. Đây là sai phạm có tổ chức, có sự thống nhất 2 bộ, bộ Giao thông Vận tải và Bộ Ngoại giao. Việc bắt bớ những người đứng đầu bộ không hề dễ.
Với 4000 tỷ tiền trục lợi, vậy câu hỏi đặt ra là liệu rằng ông Nguyễn Văn Thể và ông Bùi Thanh Sơn đều vô can? Làm sao vô can được khi mà sai phạm lên đến cấp thứ trưởng? Trong món lợi 4000 tỷ này không ai không nghĩ hai ông bộ trưởng này có ăn chia. Người ta chỉ không biết mỗi ông bỏ túi bao nhiêu mà thôi. Việc mỗi ông bỏ túi bao nhiêu là việc của cơ quan điều tra. Có lẽ pháp luật khó động tới 2 ông Bộ trưởng này vì 2 ông này đang có gốc rễ rất lớn. Người dân ai cũng chờ ông Trọng khui vụ này, liệu rằng ông có khui tới cấp Bộ trưởng hay không thì phải chờ.
Lê Hoàng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Sốc! Tô Lâm và Nguyễn Thanh Long lại dính “tội ác”. Tội gì?
Việt Á nổ tung”, Phan Văn Mãi vội phi tang tội chứng?