Em trai Phạm Nhật Vượng ra tù quậy tưng? Liệu Nguyễn Thanh Phượng có liên quan?

Link Video: https://youtu.be/XrYbg-bgrao

Vụ án Mobifone mua AVG, dính tới 2 cựu bộ trưởng là Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn. Thêm hai nhân vật quan trọng nữa cũng dính chàm, một người thoát nạn và một người vào tù. Nguyễn Thanh Phượng, con trai ông Nguyễn Tấn Dũng thoát nạn vì dụ được một đối tượng đứng tên công ty kiểm định AMAX thay mình. Vì hình nhân thế mạng đó mà Nguyễn Thanh Phượng đã thoát ngoạn mục. Còn em trai Phạm Nhật Vượng thì không may mắn như vậy. Phạm Nhật Vũ đã phải cùng Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son vào tù.

Chính vì thương vụ bất thành nên AVG bị Mobifone nhả về cho Phạm Nhật Vũ. Tuy nhiên, Phạm Nhật Vũ bị tuyên án 3 năm tù vào ngày 28/12/2019. Tuy nhiên, Phạm Nhật Vũ bị bắt từ ngày 13/4/2019 nên đến ngày 13/4/2022 thì Phạm Nhật Vũ đã mãn hạn tù.

Chính trò bắt tay với quan chức, bày trò nâng khống để chia chác tiền ngân sách làm 2 bộ trưởng vào tù nay Phạm Nhật Vũ lại đem AVG ra thực hiện thương vụ mua bán mới. Nói tến AVG là người ta nghĩ ngày đến cái tên Phạm Nhật Vũ, em trai của Phạm Nhật Vượng. Hiện nay dư luận xã hội dậy sóng vì có đơn vị mua lại AVG của em trai ông Phạm Nhật Vượng.

Hình: Em trai Phạm Nhật Vượng, ông Phạm Nhật Vũ

Trùng thời điểm thông tin AVG đã được chuyển nhượng sang đối tác mới xuất hiện, công ty này bổ nhiệm ông Vũ Minh Trí làm Tổng giám đốc AVG thay ông Mai Duy Long.

Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) mới đây đã có thay đổi về người ngồi ghế tổng giám đốc. Cụ thể, ông Vũ Minh Trí được bổ nhiệm là Tổng giám đốc AVG thay cho ông Mai Duy Long, đồng thời trở thành người đại diện theo pháp luật của công ty. Ông Trí sinh năm 1973, hiện là CEO của Asim Group, công ty mẹ của Asim Telecom.

Ông Vũ Minh Trí từng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các công ty công nghệ ở Việt Nam. Trước khi ngồi ghế “nóng” tại AVG, người đàn ông 49 tuổi này từng đại diện cho các công ty công nghệ toàn cầu tại Việt Nam như Yahoo!, Sony Ericsson, Qualcomm và Microsoft, sau đó là Nguyễn Hoàng Group và VNG.

Đáng chú ý, động thái trên trùng hợp với thời gian trên truyền thông xuất hiện thông tin AVG đã được chuyển nhượng sang đối tác mới. Tuy nhiên, theo ICTNews, thương vụ mua bán này vẫn “trong vòng bí mật“, công ty chưa đưa ra thông tin chính thức.

Cần nhắc lại thương vụ AVG được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, chính thức cung cấp dịch vụ từ ngày 11/11/2011 với thương hiệu Truyền hình An Viên. Đến tháng 1/2016, MobiFone mua lại 95% cổ phần của AVG, đổi tên dịch vụ Truyền hình An Viên thành Truyền hình MobiTV.

Hình: AVG lại bị bán, nhưng chủ nhân là ai thì còn bó mật

MobiFone đã chi 8.890 tỷ đồng để mua lại 344,66 triệu cổ phiếu, tương đương 95% cổ phần của AVG với mức giá mua đạt xấp xỉ 25.800 đồng/cổ phần. Tuy nhiên sau đó, thương vụ giữa MobiFone và AVG bất thành.

Sau khi nhận trở lại dịch vụ Truyền hình MobiTV, AVG đang có khoảng gần 1 triệu thuê bao truyền hình trả tiền. Bên cạnh đó, AVG cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng các kênh truyền hình địa phương và một số kênh xã hội hóa trên hai hệ thống truyền hình số mặt đất và truyền hình số vệ tinh.

Mọi hoạt động mua bán khi đó cũng bí mật. Thậm chí những công văn trao đổi giữa Trương Minh Tuấn và Tô Lâm về thương vụ mua AVG khi đó cũng được đóng dấu “mật” ngay từ đầu. Cho đến khi công khai trao tay AVG giữa Phạm Nhật Vũ và Mobifone thì sự thật mới được phanh phui.

Trong vụ mua bán trước, vai trò của Nguyễn Thanh Phượng là lập AMAX để định giá khống AVG. Tuy nhiên lần này có Nguyễn Thanh Phượng trong vai trò định giá hay không cũng là một câu hỏi to tướng.

Từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng mất hết quyền lực thì Nguyễn Thanh Phượng cũng ít ồn ào hơn trong các thương vụ kinh tế nhốm màu sắc chính trị. Tuy nhiên, ẩn mình không có nghĩa là không tham gia mà là tham gia với vai trò ẩn mình mà thôi. Với vụ Mobifone mua AVG, Nguyễn Thanh Phượng cũng ẩn mình và bình an vô sự. Vậy thì tại sao không “ẩn nình” để đánh quả lần nữa?

Hình: Nguyễn Thanh Phượng, liệu rằng bà phượng có lại tham gia thương vụ?

Nguyễn Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Dại đột! Nguyễn Thành Phong lại chui vào vết xe đổ Tất Thành Cang. Ngã nhào!

>>> Đỗ Xuân Tuyên hốt “đống thối” của Nguyễn Thanh Long để lại mà chân run vì sợ!

>>> Dính chùm! Nguyễn Thành Phong và Võ Văn Hoan nắm tay nhau nhảy vực

Bị ép nuốt “cục hận” 18 tháng, cơ hội đến, Lương Cường có dám quật Phan Văn Giang?