Hỗn loạn chuyện ngân hàng nợ, nguyên nhân từ đâu?

Link Video: https://youtu.be/81IEIVO152w

Kỳ 2: Công ty đòi nợ thuê kiểu xã hội đen – kẻ đứng sau là ai?

Trong bài kỳ 1 “Nợ xấu ngân hàng”, chúng tôi đã có đề cập qua về việc các ngân hàng bán các khoản nợ xấu, nợ quá hạn tiêu dùng của họ, nghĩa là những khoản vay tín chấp, cho các công ty mua bán nợ. Có lẽ, nhiều người không lạ gì những thủ đoạn của các công ty đòi nợ thuê này, họ hành xử thô lỗ như xã hội đen. Việc này đã gây bức xúc xã hội trong một thời gian dài, và đã được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội, nhưng đến nay vẫn không thay đổi gì.

Trong kỳ chất vấn tại Quốc hội ngày 8/6/2022, Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Thị Hồng đã khẳng định, các công ty tài chính không được quyền đòi nợ bằng các biện pháp đe doạ, gây rối… Bà Hồng cũng xác nhận, có việc phản ánh từ dư luận về tình trạng đòi nợ thuê bằng cách đe doạ, gọi điện quấy rối, xúc phạm… người không vay cũng bị gọi điện đòi nợ…

Về mặt luật pháp, công ty dịch vụ đòi nợ thuê đã bị cấm hoạt động từ ngày 1/1/2021, nhưng trên thực tế, loại hình này chưa thực sự chấm dứt mà đã biến tướng sang một dạng khác, đó là “công ty mua bán nợ”.

Vào đầu tháng 4/2021, chị T 36 tuổi, tạm trú Gò Vấp, TP. HCM tìm đến báo chí kêu cứu, vì chị và người thân bị đe doạ, bị khủng bố tinh thần. Trước đó, chị T có vay 180 triệu đồng của một ngân hàng, trả góp trong vòng 5 năm. Sau khi trả được 13 tháng thì chị T thất nghiệp nên không đóng được tiền trả góp 3 tháng liên tục. Cần nhớ, đây là thời điểm bùng phát của dịch bệnh Covid-19, một số khu vực đã bị phong toả theo từng đợt, và nhiều người thất nghiệp. Nhưng ngân hàng không hề nương tay, họ yêu cầu chị trả hết nợ và tất toán hợp đồng. Sau đó, một người xưng là nhân viên ngân hàng gọi cho chị, nói là ngân hàng đã bán khoản nợ của chị cho một công ty mua bán nợ và họ sẽ đòi nợ chị.

Hình: Bài trên trang Thư viện pháp luật về việc công ty đòi nợ thuê bị cấm hoạt động

Đến tháng 1/2021, có nhiều cuộc gọi đến số của chị T, xưng là nhân viên của Công ty cổ phần mua bán nợ S. ở TP. HCM, để đòi tiền. Họ gọi điện với những lời lẽ thô tục và đe doạ, như: “Hai ngày nữa mà mày không trả tiền thì lo mua hòm cho bà già mày đi”… Không chỉ thế, họ còn phát tờ rơi với nội dung bôi nhọ cả gia đình chị rải khắp khu vực nhà chị, và họ còn đến tận Bình Thuận, nơi chị gái chị đang dạy học để rải những tờ rơi nà, trong khi chị gái chị hoàn toàn không liên quan đến việc vay nợ này. Chị T cho biết, do dịch Covid khiến chị mất việc làm, mất khả năng chi trả chứ chị không hề có ý định trốn nợ. Qua tìm hiểu thì Công ty S. này trước đó là một công ty đòi nợ thuê.

Cũng vào tháng 4/2021, Công an TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã ra lệnh khởi tố, bắt tạm giam Phương Ngọc Dũng, 39 tuổi, Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên (TNHH MTV) mua bán nợ Kim Ngân về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Bà H 59 tuổi, ngụ Bình Phước, tố cáo việc bà bị nhân viên của Công ty Kim Ngân đòi nợ theo kiểu xã hội đen. Theo bà H trình bày, gia đình bà bị đe doạ, doạ giết, bị gây rối, bị chửi bới… vì một khoản nợ làm ăn của con trai bà. Nhóm đòi nợ này nhiều lần đến nhà bà và con trai bà đập cửa, gây náo loạn. Họ còn dùng loa kẹo kéo công suất lớn để la hét chửi bới… có khi họ kéo nhau đi đến tận 10 người.

Hình: Những kẻ đòi nợ thuê kiểu xã hội đen uy hiếp, đe dọa người dân

Điều đáng nói là, sau khi Giám đốc của công ty này bị bắt thì nhân viên công ty vẫn hoạt động. Nhân viên công ty này xác nhận, họ là công ty mua bán nợ, nhưng thực chất vẫn là đòi nợ thuê như trước, và phí người thuê phải trả cho họ là 50% số tiền đòi được.

Rõ ràng, theo luật, hành vi đòi nợ kiểu xã hội đen là phạm pháp. Khi đòi nợ, công ty mua bán nợ chỉ được quyền gửi thông báo đến con nợ, yêu cầu họ trả tiền. Nếu con nợ không trả thì họ gửi đơn khởi kiện lên toà án chứ không được đe doạ, thách thức…

Nhân viên của một công ty mua bán nợ nói rằng, sau khi xác định rõ lai lịch của con nợ, công ty họ sẽ cử nhân viên đi thẩm định, điều tra khả năng chi trả của con nợ, sau khi xét thấy con nợ có khả năng chi trả, công ty mới ký hợp đồng với khách. Việc thẩm định này được thực hiện hoàn toàn bí mật…

Vậy ai là người có kỹ năng và nghiệp vụ điều tra, đủ để điều tra bí mật đi về người khác?

Câu trả lời chính là công an. Chỉ có những người công an mới có nghiệp vụ điều tra và có các mối quan hệ cần thiết mới có thể thực hiện được nhiệm vụ này. Nhiều nguồn tin vẫn râm ran truyền tai nhau rằng, những công ty đòi nợ thuê này, thực chất là do các sếp ngành công an sau khi nghỉ hưu lập ra. Điều này cũng lý giải vì sao những công ty này lại ngang nhiên coi thường pháp luật và lộng hành thời gian dài như vậy nhưng không mấy tên bị công an sờ gáy, hoặc thậm chí có bị bắt thì cũng chỉ vài ngày là về.

Hình: một nhóm đòi nợ thuê bị bắt

Kim Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> “Bàn tay thép” của ông Trọng lên tiếng, ông Phan Đình Trạc muốn phang ai?

>>> Bài báo “Chứng khoán Tân Việt cam kết bồi thường rủi ro nếu xảy ra”, trò lừa mới của truyền thông Cộng sản

>>> Hỗn loạn chuyện nợ xấu ngân hàng, nguyên nhân từ đâu?

Sạt lở kinh hoàng ở Vĩnh Long, tai hoạ khắp miền Tây, thiên tai hay nhân tai?


Kasse animation 7.8.2023