Độc quyền áp giá điện nhưng cứ báo lỗ. Người dân hiện nay phải trả giá điện cho EVN bao gồm những khoản nào?
Thứ nhất, khoản mua điện của EVN từ các nhà máy; thứ hai, trả thuế, trả tiền công quản lý cho EVN, trả khoản lời cho EVN; và trả luôn khoản tiền mà các quan chức EVN thụt két để làm giàu.
Bài toán định giá điện sao cho EVN không lỗ là bài toán dễ chứ không khó, nhưng tại sao năm nào EVN năm nào cũng báo lỗ?
Có bạn đã phân tích với thoibao.de rằng, những khoản mà EVN phải chi gồm mua điện, chi phí cho bộ máy quản lý từ Chủ tịch đến công nhân, chi phí dự phòng rủi ro, chi phí đầu tư hệ thống tải điện mới vv.. là những chi phí hoàn toàn có thể liệt kê vào trong chi phí bán điện.
Tuy nhiên, chi phí EVN bị mất do các quan chức EVN giàu có bất thường là loại chi phí không thể liệt kê, chính vì thế, dù định giá bán điện cao bao nhiêu thì EVN cũng luôn lỗ. Khoản lỗ đó là do quan chức thụt két làm giàu mà ra.
Ngày 1/5/2023 tới, ông Dương Quang Thành sẽ nghỉ hưu ở tuổi 61. Trước khi đi, ông để lại một hố thua lỗ khổng lồ. Tuy nhiên, trước khi đi, ông Thành đã tìm ra lý do để tăng giá điện. Việc tăng giá điện sẽ khoan vào túi tiền doanh nghiệp và người dân, số tiền đó là để bù lại phần mất mát do tiền đã rò rỉ vào túi quan tham quá nhiều.
Quan chức Cộng sản có thói quen là trước khi rút lui thường hốt cú chót, lấy ví dụ như ông Chu Ngọc Anh, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, trước khi bị bắt, ông đã ký hàng loạt bổ nhiệm nhiều quan chức cấp sở, phòng của TP. Hà Nội trong ngày 2/6/2022. Theo giới thạo tin, đây là cách ông ta bán ghế, vét cú chót trước khi rời ghế Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành Phố và vào trại giam.
Ngày 31/3, Tổng Công ty Điện lực TP. HCM (EVNHCMC) đã tổ chức Lễ trao quyết định luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý cho Công ty Điện lực Hóc Môn. Ngay sau đó đã diễn ra Lễ ký kết Bản thỏa thuận giao nhiệm vụ năm 2023 giữa Hội đồng thành viên của EVNHCMC với người đứng đầu đơn vị trực thuộc. Không biết những chức vụ này có liên quan đến sự ra đi của ông Dương Quang Thành hay không?
EVN là Tổng Công ty điện lực Việt Nam, nó có nhiều công ty con và rất nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp trực thuộc trên toàn quốc. Nó như là một bộ máy chính quyền trong ngành điện, và quyền lực của ông Dương Quang Thành ở đây rất lớn. Thị trường mua bán chức tước trong doanh nghiệp này cũng là thị trường không nhỏ. Ông Dương Quang Quang còn 1 tháng nữa rời ghế, liệu có phong trào bổ nhiệm hàng loạt trong những ngày sắp tới hay không thì chờ xem?
Có thể nói, ông Dương Quang Thành hiện nay giàu không thua gì ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch một ngân hàng quốc doanh trước đây. Có người nói, sức mạnh tài chính của EVN cũng không thua gì BIDV mà ông Trần Bắc Hà từng là sếp cao nhất trong thời gian dài. Có thể vì quá giàu mà Dương Quang Thành không cần phải buôn quan bán tước để hốt cú chót, mà cũng có thể không.
Độc quyền nhà nước là một cách làm kinh doanh độc hại. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều báo cáo lỗ để yêu cầu Chính phủ tìm cách hỗ trợ họ. Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam chỉ có đào than lên rồi bán cũng lỗ. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PetroVietnam chỉ có hút dầu lên bán cũng lỗ. Như đã nói, họ bị lỗ vì khoản tiền rò rỉ từ tập đoàn sang túi lãnh đạo là quá lớn, nên dù cho đào than lên bán hay hút dầu lên bán họ vẫn lỗ. Họ lỗ là bởi lòng tham không đáy của các lãnh đạo tập đoàn.
Người dân Việt Nam khi nghe những ông lớn kêu lỗ thì đấy cũng là lúc mà Chính phủ sẽ tìm cách nào đó móc túi người dân để bù đắp vào. Với EVN là tăng giá điện, với các tập đoàn khác thì có thể là tăng thuế hay cách nào đấy. Nói chung là móc túi dân đen để đắp vào.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://nld.com.vn/kinh-te/bo-nhiem-giam-doc-cong-ty-dien-luc-hoc-mon-20230331172143329.htm
https://danviet.vn/evn-lo-hon-11-ty-usd-chac-chan-phai-tang-gia-dien-ban-le-20230331182644632.htm