Theo báo cáo tài chính nộp Ủy ban Chứng khoán Mỹ, VinFast lỗ lũy kế vào cuối quý 3/2022 là gần 112 nghìn tỷ đồng, tức gần 4,7 tỷ đô la. Lỗ ròng tính theo từng năm là gần 19 nghìn tỷ đồng (gần 800 triệu đô la) vào năm 2020; hơn 32 nghìn tỷ đồng (hơn 1,3 tỷ đô la) vào năm 2021; và hơn 34,5 nghìn tỷ đồng (hơn 1,4 tỷ đô la) trong 9 tháng đầu năm 2022.
Như vậy, lấy con số gần đây nhất là 9 tháng đầu năm 2022, VinFast lỗ 1,4 tỷ đô la Mỹ, tương đương mỗi ngày VinFast đốt 124 tỷ đồng. Điều đáng chú ý là tốc độ đốt tiền càng ngày càng tăng. Chỉ 9 tháng năm 2022 mà đã hơn 12 tháng năm 2021. Như vậy là xe điện đốt tiền còn khủng hơn xe xăng.
Trong tình hình nhà ở cao cấp dư thừa ế hàng, nhưng Vinhomes vẫn báo cáo lợi nhuận 132 tỷ đồng mỗi ngày. Báo cáo cho biết, lợi nhuận thấp hơn nhưng vẫn có lãi gộp 6.643 tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với quý I/2022. Không biết con số này có đúng hay không, hay là những con số ảo?
Ở các doanh nghiệp Việt Nam, hầu hết là có 2 hệ thống kế toán. Kế toán dùng để công bố đại chúng là những con số được chế cho đẹp, mục đích là tạo bức tranh màu sáng để thu hút nhà đầu tư. Có người gọi báo cáo tài chính này là loại báo cáo lùa gà. Còn báo cáo tài chính thật luôn luôn là bí mật, chỉ có những nhà quản lý cấp cao mới biết. Những báo cáo này nó cho biết sức khỏe thật của công ty, và đó là con số mà các giám đốc, các chủ tịch hội đồng quản trị biết để xử lý.
Có người cho rằng, kết quả báo cáo tài chính của Vinhomes được báo chí đăng lên là hệ thống kế toán lùa gà mà thôi. Bởi theo thông tin của người đang làm trong VinGroup cung cấp cho Thoibao, thì VinGroup đang đuối vốn, đặc biệt là tiền cho VinFast đốt. Trong khi đó, tình hình thực tế là Vinhomes không bán được nhiều hàng, không đẩy được lợi nhuận lên cao, mà ngược lại, hàng tồn kho Vinhomes còn rất nhiều, chưa biết tống đi đâu cho hết.
Báo cáo tài chính của VinFast nộp cho Ủy ban Chứng khoán nhà nước Mỹ là báo cáo thật. Bởi không ai có thể dối trá trước cơ quan lớn và luôn đòi hỏi sự minh bạch này. Cho nên, rất có thể con số Vinhomes kiếm 132 tỷ mỗi ngày chỉ là con số ảo, trong khi đó VinFast đốt tiền là đốt tiền thật.
Tình hình thua lỗ tăng khi VinFast chuyển từ xe xăng sang xe điện là một tín hiệu không tốt. Bởi với tình hình lỗ ít mà ông Vượng còn bỏ mảng xe xăng, thì không biết, với tình hình xám xịt của xe điện, ông Vượng có dám bỏ hay không?
Thực ra ông Vượng đã lỡ leo lên lưng cọp, không thể xuống được nữa. Nếu giải tán VinFast thì VinGroup lấy đâu ra số tiền 8,8 tỷ đô la để trả cho các chủ nợ của VinFast? Việc IPO trên thị trường chứng khoán Mỹ cho đến giờ cũng không thấy có gì khả quan. Rồi việc xây dựng nhà máy tại Mỹ bị hoãn lại 1 năm, cũng gây khó khăn nhiều cho VinFast. Xe nhập cảng vào Mỹ khó mà cạnh tranh được với xe sản xuất trong nước Mỹ.
Thời của bất động sản đã qua, nhiều chuyên gia đánh giá, đến hết năm 2024 chưa chắc gì thị trường bất động sản đã hồi phục. Xã hội đang trở nên nghèo hơn và người mua nhà phân khúc cao cấp ngày một ít dần. Hiện nay, nhiều đại gia bất động sản nhảy vào phân khúc nhà ở xã hội.
Không biết dự án nhà ở xã hội của ông Nguyễn Thanh Nghị có thành hay không, nhưng trước mắt, các doanh nghiệp khó khăn nhảy vào mảng này để kiếm ưu đãi của chính sách. Nguồn vốn 120 ngàn tỷ cho nhà ở xã hội chuẩn bị chi, đại gia nào cũng muốn kiếm chút ít từ gói này, để tồn tại trong lúc khó khăn.
VinFast là cái tên thể hiện sự tham vọng của Phạm Nhật Vượng. Và tham vọng này ngày càng cho thấy, nó đang quá tầm đối với ông tỷ phú số 1 Việt Nam – Phạm Nhật Vượng.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: