Hội nghị Trung ương 8: Vì sao Tổng Trọng sẽ chơi sát ván “một mất một còn” với Thủ tướng Chính?

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8 khóa 13 dự kiến sẽ khai mạc vào trung tuần tháng 10/2023. Với nội dung sẽ tập trung để bàn về công tác nhân sự cho Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIV, sẽ diễn ra vào đầu năm 2026.

Tin hành lang cho biết, khả năng rất cao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ chính thức nghỉ khi hết nhiệm kỳ Đại hội XIII, với lý do tuổi đã quá cao (82) và đã ngồi tới ba nhiệm kỳ Tổng Bí thư liên tiếp, các khóa XI, XII và XIII. Điều đó trái với quy định của Điều lệ Đảng.

Giới thạo tin cho biết, Tổng Trọng hoàn toàn không muốn nghỉ, vì lý do, trên cương vị Tổng Bí thư hơn chục năm, ông Trọng đã gây lắm thù và chuốc cũng lắm oán. Chuyện đó không chỉ ở Việt nam, mà chính trường ở các quốc gia độc tài toàn trị khác, đều có quy luật bất thành văn, “Cá ăn kiến rồi có ngày kiến ăn cá”.

Đó là lý do vì sao, hơn ai hết, Tổng Trọng hiện nay đang ở trong tâm trạng hết sức lo sợ. Đó là lý do vì sao, có những nguồn tin khả tín cho biết, ông Trọng cố gắng giữ quan hệ thật tốt với Bắc Kinh, với hy vọng, nếu có biến, Tổng Trọng sẽ tiếp bước ông Hoàng Văn Hoan, để sống nhờ những ngày cuối đời ở phương Bắc.

Vì lo sợ, nên vào những ngày tháng cuối cùng còn lại trên cương vị Tổng Bí thư, ông Trọng quyết tâm phải xây dựng được một ê-kíp lãnh đạo, toàn tâm, toàn ý với mình. Đó là một Bộ Chính trị với 2/3, hoặc cả 4/4 nhân vật tứ trụ của Đại hội XIV, phải là người của Trọng. Vì phải như thế, Tổng Trọng mới có thể ăn ngon, ngủ yên trong những ngày cuối đời.

Một cái gai trong mắt Trọng trước đây đã bị nhổ, đó là cựu Thủ tướng, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Bảy Phúc can tội không thèm dấu diếm tham vọng giành chiếc ghế Tổng Bí thư, từ trước, trong và sau Đại hội 13, bất kể Trọng nghỉ hay không nghỉ. Chính Bảy Phúc là kẻ đầu têu, kiên quyết không chấp nhận người kế cận ghế Tổng Bí thư trước Đại hội XIII là Trần Quốc Vượng. Đó là lý do vì sao Trọng quyết định cứ ngồi lì lại ghế Tổng Bí thư tại Đại hội XIII, không giao cho Bảy Phúc.

Thực ra, tham vọng trở thành Tổng Bí thư ở các lãnh đạo cao cấp, từ tầm ủy viên Bộ Chính trị trở lên, là điều cần khuyến khích. Bởi đã là chính khách, ai mà không có tham vọng vươn tới chiếc ghế quyền lực nhất. Đúng ra, lãnh đạo Việt Nam không ai không có tham vọng làm Tổng Bí thư, vì nếu không, nói như Giáo sư Ngô Bảo Châu thì, chỉ là bọn “không bị thần kinh thì cũng dở hơi”.

Vậy mà, Tổng Trọng coi tham vọng đó là đặc quyền của ông ta, sợ tới mức dọa bóng dọa gió những điều cực kỳ vô lý, “sẽ không đưa vào Trung ương những ai có tham vọng quyền lực cũng như tham nhũng”. Nói như thế, nghĩa là, ai muốn ngồi ghế Tổng Bí thư thì ngang bằng phạm tội tham nhũng mức án lên đến tử hình, hay chung thân?

Đó là lý do mạng xã hội đặt câu hỏi, “cái thằng sợ mất ghế nhất là Tổng Bí thư như ông Trọng, vậy thì có là đối tượng có “tham vọng quyền lực” hay không? Và nếu thế, người không đưa vào Trung ương đầu tiên phải là ông Trọng chứ còn ai nữa?”

Đến nay, mượn việc xin thôi chức Chủ tịch nước của Bảy Phúc, vì trách nhiệm chính trị, vì cấp dưới là hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam có biểu hiện sai phạm. Nên loại được Phúc rồi, thì Trọng cũng bớt chứ vẫn chưa hết lo.

Và bây giờ, cái gai thứ hai mà Trọng quyết tâm phải nhổ, và nhổ cho bằng được, không ai khác, chính là Thủ tướng Phạm Minh Chính. Khác với Bảy Phúc, từ trước tới nay, Thủ Chính không có biểu hiện nhòm ngó ghế của Tổng Bí thư. Vì Chính thừa biết, có thách thì Trọng cũng chẳng giữ nổi và ngồi tiếp ghế rồng. Với tuổi cao, sức yếu như hiện nay, có cho thì Trọng cũng chịu.

Vậy vì sao Tổng Trọng lại thù Thủ Chính và thù từ bao giờ?

Khác với những người tiền nhiệm, Thủ Chính vốn đi lên từ tướng tình báo Bộ Công an và có bề dày kinh nghiệm trong công tác tổ chức. Nên chiêu của Chính là chơi sách lược cản (trở). Nghĩa là, cứ đồng chí nào được Tổng Trọng nhắm để trở thành nhân vật kế nhiệm, lập tức, những nhân vật đó sẽ nhận được tin nhắn bóng gió, kiểu những sai phạm lộ ra là chết người. Như Chủ tịch Vương Huệ là một ví dụ.

Nhưng cái vết nhơ duy nhất của Thủ Chính là tội công khai “mây mưa” với Nguyễn Thị Thanh Nhàn, thời làm Bí thư Quảng Ninh. Ở Việt Nam các doanh nhân bắt tay làm ăn với các quan chức là điều phổ biến, thử hỏi có ai không tham nhũng? Không bắt tay thông thầu thì đâu ra chênh lệch, để đút lót tiền chục tỷ?

Theo giới thạo tin, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người của phe Bộ Quốc phòng, song lại là cái gai trong mắt phe Đảng, cần phải loại bỏ. Vì lý do miếng bánh tiền hoa hồng từ các hợp đồng mua vũ khí đã bị Chính và Nhàn, cùng với phe cánh trong quân đội hớt tay trên, khiến Lương Cường và Tổng Trọng mất ăn.

Chuyện còn dài, mời quý vị xem tiếp các phần sau sẽ rõ, cuộc chiến cung đình, trước trong và sau Hội nghị Trung ương 8 và nhân sự ban lãnh đạo của Đại hội XIV sẽ gồm những ai?./.

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023