Như vậy là, 23 ngày sau khi ông Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chết, thì ông Nguyễn Chí Vịnh cũng đi theo. Cái chết của ông Vịnh không làm mọi người bất ngờ. Bởi vì trước đó nhiều tháng, tin đồn ông Vịnh bị “bệnh lạ” tương tự như ông Lê Văn Thành đã lan truyền. Rồi sau đó, xuất hiện hình ảnh ông Vịnh trên VTV, với đầu trọc và nước da đen sạm, như người đang xạ trị.
Ông Nguyễn Chí Vịnh chết ở tuổi 65, độ tuổi được cho là còn trẻ, so với những quan chức về hưu. Theo thông tin được tuồn ra cho biết, thì ông Vịnh cũng đi Nhật xạ trị như ông Lê Văn Thành. Như vậy, cho tới nay, ông Vịnh là người thứ 3 đi Nhật xạ trị, sau ông Trần Đại Quang và ông Lê Văn Thành. Thông tin trên báo chí chính thống chỉ có một dòng ngắn gọn về nguyên nhân cái chết của ông Vịnh, là “đã từ trần vì bệnh hiểm nghèo”. Chỉ đơn giản như vậy.
Báo chí chính thống là báo chí bị kiểm soát, họ không thể tiết lộ căn bệnh thật của ông Vịnh. Chỉ có báo chí lề trái, nơi mà những người bên trong có thể tuồn tin ra, rồi tin tức từ đây lại bay ngược về trong nước, mới có được thông tin rõ ràng hơn về bệnh tình của ông Vịnh.
Giới thạo tin đồn rằng, ông Nguyễn Chí Vịnh bị bệnh do ông “biết quá nhiều”, đe dọa đến sinh mạng chính trị của ai đó, khiến họ không an tâm.
Làm tướng tình báo như ông Vịnh, khi còn quyền lực thì như ông vua không ngai, có thể thu thập đủ loại thông tin, rồi dựa vào đó mà đưa ra yêu sách với cấp trên, với những người bị nắm thóp. Thời ông Vịnh nắm Tổng cục 2, ông chia nhiệm vụ của Tổng cục 2 làm 7-3, tức 7 phần cho đối nội và 3 phần cho đối ngoại. Mà đối nội là gì? Là theo dõi các đồng chí ở Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, đến sát “chân giường” của mỗi người. Còn về đối ngoại thì Tổng cục 2 lép vế trước cơ quan tình báo của người láng giềng phương Bắc.
Từ thời Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Quốc phòng đã là nơi giành giật ảnh hưởng giữa ông Tổng Bí thư và ông Thủ tướng. Ông Trọng nắm chắc cơ quan tuyên huấn trong quân đội, tức là Tổng cục Chính trị, còn Thủ tướng thì nắm Tổng cục 2. Được biết, ông Vịnh không những gần gũi với ông Nguyễn Tấn Dũng mà còn thân thiết với ông Phạm Minh Chính, từ thời ông Chính là Thứ trưởng Bộ Công an. Ông Vịnh đã chọn phe rất rõ tràng.
Ở nhiệm kỳ 3 trên cương vị Tổng Bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng đã đưa quân đội nắm toàn bộ ngành tuyên giáo. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, là Thượng tướng, từng nắm chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Ông Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông kiêm Phó ban Tuyên giáo Nguyễn Mạnh Hùng, cũng là Thiếu tướng Quân đội. Mục đích của ông Trọng là kiểm soát những thông tin bất lợi có thể tuồn ra cho hệ thống báo chí. Tuy nhiên, nếu ông Trọng kiểm soát toàn bộ hệ thống báo chí, thì thông tin mật vẫn có cách để tung ra ngoài.
Tổng cục Chính trị và Tổng cục Tình báo của quân đội đang phò hai nhánh khác nhau. Lẽ ra, ai nắm nhánh Tổng cục Tình báo thì người đó sẽ mạnh. Nhưng từ đời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đây, và đời Phạm Minh Chính hiện nay, đều lép vế trước phe ông Tổng Bí thư. Nguyên nhân được cho là ông Tổng được bàn tay của tình báo phương Bắc hỗ trợ.
Khi còn có quyền lực, ông cựu Tổng cục 2 Nguyễn Chí Vịnh có khả năng tự bảo vệ mình. Khi hết quyền lực thì ông như đại bàng bị cắt cánh, không làm gì được, và vì thế ông bị làm thịt.
Những người biết quá nhiều bí mật của các đồng chí cấp cao, thì khi về vườn gặp rất nhiều nguy hiểm. Cái chết của ông Nguyễn Chí Vịnh là bài học xương máu cho ông Phạm Ngọc Hùng, Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục 2 hiện nay.
Các ông bị thịt trước đây, như Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang hay Lê Văn Thành, đều bị thịt khi tại chức. Tuy nhiên, ông Vịnh lại bị thịt khi đã hạ cánh. Cũng dễ hiểu, tướng tình báo khó thịt hơn, nên phải đợi khi hết quyền lực, đối thủ mới có thể ra tay.
Hiện nay ông Phạm Ngọc Hùng đang quá tuổi hưu (tuổi hưu của ông Hùng là ngày 3/9/2023), nhưng ông vẫn chưa chịu nhả ghế. Có lẽ, nếu ông nhả ghế, thì bản thân ông cũng không còn tự bảo vệ mình được nữa, như trường hợp của Nguyễn Chí Vịnh.
Ý Nhi – Thoibao.de