Việt Nam bắt hàng loạt lãnh đạo của các công ty đất hiếm, trong bối cảnh cạnh tranh với Trung Quốc

Link Video: https://youtu.be/1MfRpnA8YGc

Ngày 20/10, VOA có bài “Việt Nam bắt hàng loạt lãnh đạo ngành đất hiếm, gây lo ngại về kế hoạch cạnh tranh với Trung Quốc”.

VOA dẫn tin từ một hãng truyền thông quốc tế và truyền thông trong nước cho hay, Công an Việt Nam vừa bắt giữ 6 người, với cáo buộc vi phạm các quy định về khai thác mỏ, trong đó có chủ tịch của một công ty đi đầu trong nỗ lực xây dựng ngành công nghiệp đất hiếm, để có thể cạnh tranh với sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Trước đó, Việt Nam cho biết, đang có kế hoạch bán đấu giá các nhượng quyền khai thác đất hiếm mới vào cuối năm nay.

VOA cho biết, trong số những người bị bắt có lãnh đạo của ít nhất một công ty tham gia đấu thầu, là Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE).

Chủ tịch của VTRE, ông Lưu Anh Tuấn, đã bị buộc tội giả mạo biên lai thuế giá trị gia tang, khi mua bán đất hiếm với Tập đoàn Thái Dương, Công ty điều hành một mỏ ở tỉnh Yên Bái, miền Bắc Việt Nam.

Theo VOA, hồi đầu tháng này, ông Lưu Anh Tuấn cho báo giới Việt Nam biết về kế hoạch đấu giá khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất nước, là mỏ Đông Pao ở tỉnh Lai Châu. Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực tham gia vào chuỗi cung ứng đất hiếm, trong lúc các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ, đang muốn giảm bớt sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực này.

VTRE đã hợp tác với các công ty khai thác mỏ của Úc là Australian Strategic Materials (ASM) và Blackstone Minerals (đơn vị đàm phán đấu thầu các mỏ đất hiếm với Việt Nam). Các công ty này không có tên trong cuộc điều tra của cơ quan chức năng Việt Nam.

Vẫn theo VOA, Blackstone cho biết vào tháng 9 rằng, họ đã đồng ý hợp tác với VTRE để giành được quyền nhượng quyền tại mỏ Đông Pao, và sẽ đầu tư khoảng 100 triệu USD nếu giành được nhượng quyền.

Còn ASM đã ký thỏa thuận ràng buộc vào tháng 4 với VTRE, về việc mua 100 tấn đất hiếm đã qua chế biến trong năm nay, và cam kết đàm phán một thỏa thuận cung cấp dài hạn hơn.

Hình: Bài trên VOA

VOA dẫn ước tính của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm (loại khoáng sản đặc biệt dành cho việc sản xuất các sản phẩm công nghệ kỹ thuật cao) lớn thứ hai trên thế giới với 22 triệu tấn. Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm lớn nhất với 44 triệu tấn, đứng thứ ba là Brazil với 21 triệu tấn.

Tuy nhiên, phần lớn đất hiếm ở Việt Nam vẫn chưa được khai thác, đầu tư không được khuyến khích, vì giá thấp do Trung Quốc ấn định, và do nước này gần như độc quyền trên thị trường toàn cầu.

VOA cũng cho biết, ngoài ông Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch Tập đoàn Thái Dương – ông Đoàn Văn Huân – cũng bị bắt với cáo buộc kiếm 632 tỷ đồng (tương đương 25,80 triệu USD), từ việc bán trái phép quặng khai thác từ mỏ mà công ty ông điều hành ở tỉnh Yên Bái.

Trước đó, vào ngày 9/10, cảnh sát điều tra đã khám xét khẩn cấp 21 địa điểm khai thác, tập kết và kinh doanh đất hiếm ở Yên Bái, và đã tạm giữ 13.715 tấn quặng đất hiếm và hơn 1.400 tấn quặng sắt, báo Tiền Phong dẫn thông tin của Bộ Công an cho biết hôm 20/10.

VOA cho hay, phía công an nói ông Đoàn Văn Huấn và ông Nguyễn Văn Chính, Phó Tổng Giám đốc kiêm Kế toán trưởng của Tập đoàn Thái Dương đã tổ chức khai thác và tiêu thụ trái phép quặng đất hiếm, với tổng giá trị khoảng 632 tỷ đồng.

Tuyên bố của Chính phủ không nói rõ vì sao việc mua bán quặng đất hiếm của các lãnh đạo và công ty trên lại trở nên bất hợp pháp, nhưng một hãng tin quốc tế dẫn lời một người biết trực tiếp về vấn đề này, nói rằng, quặng thô ở mỏ Yên Bái đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, do chi phí tinh luyện trong nước đối với loại quặng này không có lãi.

Theo quy định của Việt Nam, việc xuất khẩu quặng bị hạn chế, vì Việt Nam muốn tăng cường khả năng tinh chế. Chính quyền gần đây cũng đã tăng cường trấn áp hoạt động khai thác đất hiếm bất hợp pháp từ các mỏ bị bỏ quên hoặc bỏ hoang.

Thu Phương

>>> Nga tuyển mộ một cựu chiến binh IS như thế nào

>>> Xách mai thúy được tha, tập mô tô thì tóm. Ngọc Trinh bị Tướng Nam biến thành “chân dài oan”!

>>> Hãng xe điện hấp hối, dùng thuốc ông Vượng, chuyển sang “từ trần”

>>> Quốc hội Việt Nam đã đánh mất vai trò cơ quan lập pháp theo hiến định như thế nào?

Vì sao công an bị dân ghét?

Kasse animation 7.8.2023